Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh yếu lớp 3 học tốt môn Toán

         1. Thuận lợi: 

       - Học sinh cùng lứa tuổi, ngoan, đa số các em đều có ý thức học tập, đồ dùng học tập đầy đủ, phòng học đủ ánh sáng, các em được ăn nghỉ tại trường rất thuận lợi cho việc học của các em.

        - Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, sự quan tâm của các đồng chỉ chỉ đạo chuyên môn đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn giúp giáo viên được chia sẻ những kinh nghiệm rèn học sinh yếu mà tôi đã học tập được nhiều phương pháp rèn học sinh yếu có hiệu quả.

            2. Khó khăn: 

        - Do địa bàn xã rộng, một số em còn ở xa nên đi lại vất vả ảnh hưởng đến việc học tập của các em.

       - Đa số các em là con nông dân nên việc hỗ trợ các em về mặt kiến thức còn hạn chế. Một số gia đình bố mẹ đi làm xa gửi con cho ông bà nên ông bà không sát sao kèm cặp cho các em.

       - Một số gia đình chưa quan tâm nên các em còn quên sách vở, đồ dùng học tập, các em không chịu học bài cũ ở nhà.

doc 19 trang Đình Bảo 22/08/2023 3560
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh yếu lớp 3 học tốt môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_yeu_lop_3_h.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh yếu lớp 3 học tốt môn Toán

  1. “Một số biện pháp giúp học sinh yếu lớp 3 học tốt môn Toán” PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Qua nhiều năm giảng dạy ở bậc Tiểu học tôi nhận thấy Toán là một môn học rất quan trọng đối với các em học sinh. Môn toán giúp các em phát triển tư duy, có kỹ năng tính toán tốt. Nếu học tốt môn toán còn giúp các em học tốt được các môn học khác. Trong thực tế hiện nay đòi hỏi phải nâng cao chất lượng học tập cho học sinh nhất là bậc Tiểu học bởi vì bậc Tiểu học là bậc học nền móng. Trong một lớp học đại trà có nhiều đối tượng học sinh, có những học sinh tiếp thu bài rất tốt nhưng cũng có những học sinh tiếp thu bài rất chậm thậm chí là không hiểu được bài khi cô giảng trên lớp, không thuộc được những bảng cộng, trừ, nhân, chia. Vậy làm thế nào để giúp các em học sinh yếu kém tiếp thu được bài học tốt hơn, có hứng thú học tập đó là nỗi băn khoăn trăn trở của tôi. Với lòng yêu nghề mến trẻ và qua kinh nghiệm kèm học sinh yếu đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh yếu lớp 3 học tốt môn Toán”. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích: - Thông qua việc giảng dạy và nghiên cứu đề tài tôi chỉ có mong muốn là giúp các em học sinh yếu biết cách học và nắm được cách làm các dạng toán lớp 3. - Tạo hứng thú học tập cho em học sinh yếu. 2. Nhiệm vụ: - Tìm ra các biện pháp dạy học giúp học sinh yếu hiểu được bài và thích học môn Toán hơn. - Tìm và áp dụng đúng những phương pháp phù hợp với từng nội dung bài học giúp các em nắm được kiến thức một cách dễ dàng hơn. - Lập kế hoạch ngay từ khi nhận học sinh ôn tập hè phân loại học sinh để có hướng kèm cặp các em ngay từ đầu. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Thực hiện trong chương trình phân môn Toán lớp 3. - Đối tượng nghiên cứu là học sinh yếu môn toán lớp 3. IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI - Năm học 2017 – 2018. - Từ khi nhận học sinh ôn tập hè: Khảo sát thực tế học sinh của lớp sau đó thực hiện các nội dung của đề tài. 1/19
  2. “Một số biện pháp giúp học sinh yếu lớp 3 học tốt môn Toán” cho các em học sinh yếu, làm thế nào để các em lĩnh hội được kiến thức toán lớp 3 và nhớ lâu hơn đó là lí do thôi thúc tôi lựa chọn đề tài này. II. Những thuận lợi và khó khăn: 1. Thuận lợi: - Học sinh cùng lứa tuổi, ngoan, đa số các em đều có ý thức học tập, đồ dùng học tập đầy đủ, phòng học đủ ánh sáng, các em được ăn nghỉ tại trường rất thuận lợi cho việc học của các em. - Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, sự quan tâm của các đồng chỉ chỉ đạo chuyên môn đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn giúp giáo viên được chia sẻ những kinh nghiệm rèn học sinh yếu mà tôi đã học tập được nhiều phương pháp rèn học sinh yếu có hiệu quả. 2. Khó khăn: - Do địa bàn xã rộng, một số em còn ở xa nên đi lại vất vả ảnh hưởng đến việc học tập của các em. - Đa số các em là con nông dân nên việc hỗ trợ các em về mặt kiến thức còn hạn chế. Một số gia đình bố mẹ đi làm xa gửi con cho ông bà nên ông bà không sát sao kèm cặp cho các em. - Một số gia đình chưa quan tâm nên các em còn quên sách vở, đồ dùng học tập, các em không chịu học bài cũ ở nhà. III. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài: 1. Khảo sát thực tế: - Sau khi nhận lớp để ôn tập hè tôi tiến hành kiểm tra ngay kiến thức lớp 2 của các em để phân loại học sinh tôi nhận thấy qua hai tháng hè nhiều em đã quên kiến thức của lớp 2 như các bảng cộng, trừ, nhân, chia, các quy tắc tìm thành phần chưa biết, toán có lời văn nhiều em không nhớ. Cụ thể số liệu điều tra như sau: Lớp 3ª5 HTT % HT % CHT % 35 HS 2 6% 25 71% 8 23% Với kết quả khảo sát như trên đã thôi thúc tôi làm thế nào để giúp học sinh yếu học tốt môn toán hơn. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài này. IV. Những biện pháp thực hiện 1. Những biện pháp chung: Biện pháp 1: Tìm hiếu nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém để có kế hoạch phụ đạo theo từng đối tượng. 3/19
  3. “Một số biện pháp giúp học sinh yếu lớp 3 học tốt môn Toán” - Ôn các bảng nhân, chia từ bảng 2 đến bảng 5. - Ôn về độ dài đường gấp khúc, nhận dạng hình tam giác, hình tứ giác, hình vuông, tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. b) Đọc, viết, so sánh các số đến 100 000. - Nắm được các hàng từ hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. - Đọc, viết, so sánh các số có đến 5 chữ số. - Nhận biết được giá trị theo vị trí các số. - Biết xác định số liền trước, số liền sau. - Biết đọc viết các phần bằng nhau của đơn vị như 1 , 1 , 1 , 2 3 4 c) Phép cộng, phép trừ: - Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100 000. - Cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, - Biết tìm số bị trừ, số trừ, số hạng. d) Phép nhân và phép chia: - Ôn các bảng nhân, chia 2, 3, 4, 5. - Thuộc các bảng nhân, chia 6, 7, 8, 9. - Nhân các số có 2, 3, 4, 5 chữ số với số có một chữ số có nhớ đến 2 lần. - Chia các số có 2, 3, 4, 5 chữ số cho số có một chữ số. - Thực hiện được phép chia có dư. - Vận dụng tìm được số bị chia, số chia, thừa số. - Tính được giá trị biểu thức số đến hai phép tính; tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc. e) Biết đọc, viết chữ số La Mã từ I đến XXI. g) Đại lượng và đo đại lượng: - Thuộc bảng đơn vị đo độ dài. - Biết được mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền nhau. - Biết đổi đơn vị đo, làm tính có đơn vị đo độ dài. - Đọc, viết, làm tính với đơn vị đo khối lượng, biết đổi đơn vị đo khối lượng. - Thuộc các đơn vị đo thời gian và đổi được đơn vị đo thời gian. - Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút. - Biết mệnh giá một số tờ tiền Việt Nam và đổi tiền với trường hợp đơn giản. 5/19
  4. “Một số biện pháp giúp học sinh yếu lớp 3 học tốt môn Toán” NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Tìm hiếu nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém để có kế hoạch phụ đạo theo từng đối tượng. Ngay từ khi nhận học sinh ôn tập hè tôi đã có kế hoạch phân loại học sinh theo mức độ. Buổi học đầu tiên tôi làm quen học sinh và cho các em ôn tập lại kiến thức cơ bản của lớp 2, yêu cầu các em về nhà ôn lại kiến thức. Sau hai buổi học tôi đã phát hiện được một số em yếu của lớp. Sang buổi học thứ ba là tôi cho các em kiểm tra khảo sát để phân loại học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. Cho các em kiểm tra chéo các bảng cộng, trừ, nhân, chia, quy tắc tìm thành phần chưa biết báo cáo giáo viên. Sau hai buổi học cộng với bài khảo sát và các em kiểm tra chéo nhau tôi biết được các em còn yếu ở dạng nào để có biện pháp cụ thể kèm cặp. Trong thời gian giảng dạy tôi lại tìm hiểu tiếp một số nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu (ví dụ do các em ham chơi lười học, do hoàn cảnh gia đình khó khăn không ai quan tâm đến việc học của các em, do nhận thức kém để có biện pháp với từng em như sau: * Đối với những học sinh lười học, ham chơi không chịu học bài và làm bài tập tôi sắp xếp chỗ ngồi cho các em gần giáo viên, gần các bạn chăm học, chăm làm. Tôi thường xuyên gần gũi các em, quan tâm kiểm tra sát sao về kiến thức và bài tập cô giao thêm. Kể cho các em nghe những câu chuyện có tác hại từ việc ham chơi và những tấm gương từ học sinh yếu mà tiến bộ nhờ chăm học. * Đối với những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì các em đã học chậm rồi càng chậm hơn nếu chưa được sự quan tâm kịp thời của cô. Bởi vì gia đình khó khăn thì sự quan tâm của gia đình với các em là rất khó như đồ dùng học tập nhiều khi các em còn thiếu. Bố mẹ các em còn phải mưu sinh không có thời gian quan tâm đến việc học của các em. Chính vì vậy tôi lại phải gọi riêng các em ra để phân tích cho các em thấy điều kiện gia đình khó khăn như vậy, bố mẹ các em rất vất vả kiếm tiền để nuôi các em ăn học cho nên các em càng phải cố gắng chăm học, chăm làm để có kiến thức sau này có nghề ổn định sẽ không vất vả như vậy nữa. Ngoài ra tôi còn sắm cho các em một số đồ dùng học tập để động viên khi các em có sự tiến bộ. * Đối với những học sinh học yếu do nhận thức kém thì tôi lại phải kèm cặp thường xuyên. Vì nhận thức chậm cho nên các em lại sợ học, lười học, học trước quên sau. Chính vì vậy tôi dành nhiều thời gian để kèm các em hơn. 7/19
  5. “Một số biện pháp giúp học sinh yếu lớp 3 học tốt môn Toán” nữa, cho các em thời gian vui chơi giải trí hoặc có phần thưởng để các em cố gắng hơn. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh yếu tìm hiểu bài ở nhà. Cuối mỗi buổi học tôi đều dành thời gian dặn riêng học sinh yếu hoặc hướng dẫn các em tìm hiểu bài mới ở nhà. Vì các em được đọc, được tìm hiểu bài trước ở nhà thì đến lớp các em sẽ hiểu bài nhanh hơn. Giờ truy bài tôi nhờ bạn ngồi cùng bàn kiểm tra xem các bạn có chuẩn bị bài không, thỉnh thoảng tôi trực tiếp kiểm tra việc chuẩn bị bài của các em. Tôi khen những học sinh chăm chỉ để làm gương. Nếu hôm nào bài khó tôi dành thời gian hướng dẫn kĩ hơn. Ví dụ dạy bài: “Góc vuông, góc không vuông”. Nếu để tự các em đọc thì sẽ không hiểu được nên tôi hướng dẫn kĩ hơn. - Tôi yêu cầu các em quan sát tìm hiểu mục “Tìm hiểu bài” xem thế nào được gọi là góc vuông, góc không vuông bằng cách quan sát mặt đồng hồ có hai kim tạo thành góc vuông, góc không vuông. Hướng dẫn các em dùng ê ke vuông góc đo để nhận biết góc vuông, góc không vuông. Chỉ cho các em thấy đỉnh, cạnh tạo thành góc, yêu cầu các em chỉ và đọc lại đỉnh và cạnh các góc vuông, góc không vuông. Tối đến các em thực hành lại nhờ sự chỉ dẫn của phụ huynh hôm sau khi tìm hiểu bài các em sẽ dễ hiểu hơn. Từ việc tìm hiểu kĩ bài mời các em sẽ vận dụng vào làm bài tập tốt hơn. Bài tập 1: Các em đọc kĩ yêu cầu bài tập rồi thực hành đo đánh dấu góc vuông (phần a), vẽ được góc vuông (phần b). Bài tập 2: Xác định kĩ yêu cầu bài tập, dùng ê ke đo xem góc nào là góc vuông, góc không vuông rồi nêu tên đỉnh và cạnh các góc vuông, góc không vuông. Bài tập 3: Các em cũng dùng ê ke đo tất cả các góc có trong hình để xác định đúng góc vuông, góc không vuông. Bài tập 4: Các em cũng dùng ê ke đo xác định số góc vuông rồi khoanh vào đáp án đúng. Vậy ở tiết này các em phải biết cách đo góc vuông, góc không vuông, biết được đỉnh và cạnh tạo thành góc vuông và góc không vuông cho nên tôi phải hướng dẫn kĩ thì các em mới thực hành và nhận biết được. Tôi lưu ý học sinh muốn đọc cặp cạnh tạo thành góc vuông hay góc không vuông thì ta đọc từ đỉnh và đỉnh đó được đọc 2 lần (ví dụ góc vuông đỉnh A, cạnh AB, AC). 9/19