Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một

Môn tiếng Việt ở phổ thông vừa là bộ môn khoa học, vừa là phương tiện để nắm chắc kiến thức các môn học khác, là công cụ để giao tiếp và tư duy, để giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh. Ở bậc Tiểu học, môn tiếng Việt nhằm trang bị cho các em công cụ giao tiếp, rèn luyện cho các em những kỹ xảo sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động: nghe - nói - đọc - viết.

    Chữ viết là một hệ thống ký hiệu bằng đồ hình có chức năng cố định hoá ngôn ngữ âm thanh, thay cho lời nói – chữ viết là phương tiện giao tiếp quan trọng trong cuộc sống của chúng ta nói chung và trong học tập nói riêng. Nét chữ là biểu hiện của nết người, là phản ánh ý thức rèn luyện tư duy vào óc thẩm mĩ của người viết. Chữ viết có vai trò rất quan trọng đối với con người. Chính vì thế, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Chữ viết là một sự biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện các tính cận thận, tính kỷ luật và lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy đọc bài, đọc vở của mình”. Chữ viết cần phải đúng, đẹp. Chữ viết sai chính tả hiệu quả giao tiếp sẽ giảm, gây hiểu lầm trong giao tiếp và hậu quả khó lường trước được.

     Trẻ em đến tuổi đi học, thường bắt đầu quá trình học tập bằng việc học chữ. Trẻ biết chữ mới có phương tiện để học tiếng Việt và các môn học khác. Chính vì vậy các em phải được học chính tả.

docx 31 trang Đình Bảo 22/08/2023 1961
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_ren_viet_dung_chinh_ta_ch.docx

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một

  1. “ Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một” A. PHẦN MỞ ĐẦU Môn tiếng Việt ở phổ thông vừa là bộ môn khoa học, vừa là phương tiện để nắm chắc kiến thức các môn học khác, là công cụ để giao tiếp và tư duy, để giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh. Ở bậc Tiểu học, môn tiếng Việt nhằm trang bị cho các em công cụ giao tiếp, rèn luyện cho các em những kỹ xảo sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động: nghe - nói - đọc - viết. Chữ viết là một hệ thống ký hiệu bằng đồ hình có chức năng cố định hoá ngôn ngữ âm thanh, thay cho lời nói – chữ viết là phương tiện giao tiếp quan trọng trong cuộc sống của chúng ta nói chung và trong học tập nói riêng. Nét chữ là biểu hiện của nết người, là phản ánh ý thức rèn luyện tư duy vào óc thẩm mĩ của người viết. Chữ viết có vai trò rất quan trọng đối với con người. Chính vì thế, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Chữ viết là một sự biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện các tính cận thận, tính kỷ luật và lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy đọc bài, đọc vở của mình”. Chữ viết cần phải đúng, đẹp. Chữ viết sai chính tả hiệu quả giao tiếp sẽ giảm, gây hiểu lầm trong giao tiếp và hậu quả khó lường trước được. Trẻ em đến tuổi đi học, thường bắt đầu quá trình học tập bằng việc học chữ. Trẻ biết chữ mới có phương tiện để học tiếng Việt và các môn học khác. Chính vì vậy các em phải được học chính tả. I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết, mỗi một dân tộc, mỗi quốc gia đều có một ngôn ngữ riêng, một tiếng nói riêng. Tiếng Việt là ngôn ngữ được thống nhất trên toàn đất nước ta. Để giữ gìn và phát triển vốn chữ viết của tiếng Việt thì nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngôn ngữ cả một quốc gia trong một giai đoạn xã hội – lịch sử nhất định, là nơi thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo ở mỗi cấp học, bậc học. Trong đó dạy chính tả ở Tiểu học là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng của môn tiếng Việt trong nhà trường. Thông qua việc học chính tả mà các em nắm được quy tắc chính tả và hình thành những kỹ năng, kỹ xảo về chính tả. Từ đó, nâng cao dần tình cảm quý trọng tiếng mẹ đẻ và nền văn học dân tộc. Trong những năm gần đây, phong trào vở sạch chữ đẹp đã và đang được mọi người quan tâm và gặt hái được những thành tích đáng kể. được tất cả giáo viên và học sinh chú trọng tham gia nhiệt tình với quyết tâm cao. Bên cạnh đó còn được các bậc phụ huynh, các cấp các ngành quan tâm, 1
  2. “ Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một” Một” đã được thực hiện ở lớp 1A, tôi trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy năm học 2017-2018. Mà đề tài này còn có thể áp dụng tất cả các lớp khối 1 trong trường Tiểu học. B.NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận Học sinh Tiểu học chủ yếu ở độ tuổi từ 6 - 11 tuổi. Ở độ tuổi này các em còn ngây thơ trong trắng hay bắt chước. Như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nhi đồng là hoa Thiếu niên là quả. Hoa như thế nào thì quả như thế đó”. Do vậy tuổi của các em là tuổi sống bằng tình cảm. Nếu như không biết giáo dục các em ngay từ buổi đầu thì quả là điều thiếu sót lớn. Học sinh lớp 1, ngay từ những ngày đầu tiên đi học ở trường Tiểu học còn nhiều bỡ ngỡ, rụt rè. Việc giúp các em làm quen với chữ viết thật là khó khăn, bởi đôi tay cầm bút còn vụng về lóng ngóng. Là giáo viên dạy lớp 1, tôi luôn trăn trở suy nghĩ một câu hỏi: Ở lớp 1 có nên tiến hành dạy các em viết đẹp ngay không? Qua việc giảng dạy sau mỗi tiết học môn chính tả, tôi nhận thấy rằng đối với học sinh lớp 1 nếu cùng một lúc mà đòi hỏi các em vừa viết đúng, viết đẹp ngay là một điều khó có thể thực hiện được. Do vậy, đối với giáo viên cần có sự dạy dỗ công phu, nhiệt tình, tập trung xây dựng biện pháp rèn chữ viết cho phù hợp với lứa tuổi, để các em tiếp thu được một cách vững chắc. Chúng ta kết hợp với gia đình để được sự kèm cặp sát sao của phụ huynh học sinh. Vậy để rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, trước tiên cần xây dựng được nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng. Đó là cơ sở để viết chữ đẹp và cũng chính là yếu tố có tính quyết định việc rèn chữ viết đẹp của các em trong quá trình học tập. II. Đối tượng nghiên cứu: Năm học 2017-2018, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1A. So với lứa tuổi học sinh Tiểu học thì ở lứa tuổi lớp 1 còn rất nhỏ, tiếp thu kiến thức còn hạn chế. Lớp 1A có 26 học sinh trong đó có 11 em nữ và 15 em nam. Các em nhìn chung đều có ý thức học tập tốt, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, gia đình quan tâm. đó là thuận lợi để tôi áp dụng sáng kiến của mình. III.Khảo sát thực tế: Qua thực tế giảng dạy lớp 1, tìm hiểu học sinh tôi thấy: -Học sinh lớp 1 viết chính tả nhìn chung đảm bảo tốc độ viết chữ theo quy định. - Có một số học sinh viết bài sạch sẽ, trình bày đẹp. chất lượng về vở sạch 3
  3. “ Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một” + Bài viết vở của học sinh: * Như ví dụ trên tôi đưa ra, với những giáo viên chưa giảng dạy ở lớp 1 thì thấy buồn cười và có thể cho là vô lí không bao giờ xảy ra. Nhưng đối với giáo viên đã và đang trực tiếp giảng dạy lớp 1 thì sẽ thấy ngay đó là thực tế. + Qua điều tra bài viết đầu tiên bài “ Trường em” của các em tôi thu được kết quả như sau: Về lỗi chính tả và độ cao: Tổng số Viết đúng Viết đúng Viết đúng độ cao, Viết sai cả họcsinh chính tả và chính tả, sai sai lỗi chính tả. độ cao và lỗi độ cao. độ cao. chính tả. SL % SL % SL % SL % 26 3 11,5 7 27,0 12 46,2 4 15,3 Về cách trình bày: Tổng số Trình bày Trình bày đúng, Trình bày sai học sinh đúng, đẹp nhưng chưa đẹp SL % SL % SL % 26 4 15,3 8 30,8 14 53,9 *Nguyên nhân của thực trạng. 5
  4. “ Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một” c. Bên cạnh đó một nguyên nhân không nhỏ có ảnh hưởng đến việc viết sai chính tả của học sinh là do phụ huynh thiếu quan tâm sửa lỗi cho các em. - Ở nhà khi các em nói sai, nói ngọng thường là phụ huynh bỏ qua, chỉ có số ít là phụ huynh sửa sai cho con em mình. -Một số phụ huynh đi làm xa để mặc con em ở nhà. -Bản thân một số phụ huynh còn nói sai, viết sai chính tả. Cụ thể khi trao đổi trực tiếp với giáo viên hay trao đổi với giáo viên chủ nhiệm qua sổ liên lạc. Vậy khi học sinh nói sai, viết sai không được sửa, và khi nhìn thấy phụ huynh viết sai thì các em thường cho đó là đúng, đâu có biết như vậy là sai. Chỉ có phần ít các em biết phát hiện đúng – sai, do đó các em cứ theo cái sai đó dẫn đến các em sẽ nói sai, viết sai. d.Nguyên nhân xã hội: Còn nhiều người nói không chuẩn, do ảnh hưởng tiếng địa phương và thói quen e.Một số nguyên nhân khác Học sinh lớp 1 không có một tiết học nào để làm quen với cách viết các cỡ chữ nhỏ trước khi bắt tay vào viết chính tả mà học sinh chỉ được giáo viên giới thiệu chữ viết thường, chữ viết hoa qua Bài 28 - Tiếng Việt 1 – tập 1. Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng chất lượng môn chính tả của học sinh lớp 1. Trước thực trạng như vậy, tôi không thể không suy nghĩ: “ Phải làm gì để thay đổi thực trạng và “ Nâng cao chất lượng dạy – học phân môn chính tả của học sinh lớp 1?” Trước vấn đề trên, tôi đã tìm hiểu, suy nghĩ kết hợp với sự tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp, cuối cùng tôi xin đưa ra ý kiến của mình về “ Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một” mà tôi đã thực hiện và cảm thấy có hiệu quả. IV.Các biện pháp thực hiện: 1.Giúp học sinh hiểu nghĩa từ – ghi nhớ từ. Là giáo viên giảng dạy lớp 1, tôi luôn chú trọng yếu tố này. ngay từ các bài học vần, tôi luôn giải nghĩa từ khoá từ áp dụng trong các bài học vần qua tranh ảnh mô hình, lời giải thích giúp học sinh hiểu nghĩa từ, hiểu câu. Đồng thời tôi đưa từ, câu văn vào văn cảnh cụ thể để học sinh dễ dàng hiểu từ, hiểu câu và hiểu sâu hơn ( Phần luyện nói, đoạn ứng dụng ), từ đó có cách đọc đúng, viết đúng. Bài viết chính tả phần lớn là viết lại một phần nội dung bài tập đọc đã học. 7
  5. “ Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một” đúng đẹp theo mẫu. b.Giới thiệu chữ viết thường cỡ nhỏ: Sau khi học sinh đã được làm quen, thực hành viết các chữ cái, học sinh đã nắm được cấu tạo con chữ, độ cao, độ rộng của từng con chữ cũng như kĩ thuật viết từng con chữ cỡ vừa. Khi chuyển sang phần vần, từ tuần 15, trong những giờ luyện tiếng Việt, tôi “giới thiệu” với học sinh các con chữ trong vần hôm đó ôn luyện theo cỡ chữ nhỏ theo hình thức “đưa chữ mẫu viết theo cỡ chữ nhỏ để giới thiệu” với mục đích chủ yếu để học sinh có sự nhận biết ban đầu về độ cao, độ rộng của từng con chữ theo cỡ chữ nhỏ. VD : Luyện đọc bài 69: ăt- ât ( tiếng việt 1-tập 1 ). trong bài này tôi giới thiệu cho học sinh con chữ “ă. â”, viết theo cỡ chữ nhỏ có độ cao 1 đơn vị, con chữ “t” cao 1,5 đơn vị. Trong một số tiết luyện tiếng Việt sau, khi có vần chứa các con chữ đó theo cỡ chữ nhỏ thì học sinh sẽ biết ngay. Làm như vậy, học sinh vừa nắm chắc cấu tạo vần, vừa được làm quen với chữ viết thường cỡ nhỏ trong vần đó. Lưu ý : Giáo viên thực hành phần này cần lưu ý giúp học sinh phân biệt rõ chữ thường cỡ vừa với chữ thường cỡ nhỏ để tránh nhầm lẫn khi viết bài học vần. Để thực hiện tốt việc này đòi hỏi người giáo viên phải khéo léo trong cách giới thiệu và điều quan trọng hơn giáo viên phải nắm chắc mẫu chữ viết thường và viết hoa (theo cỡ chữ nhỏ): + Nếu kể chiều cao của con chữ thấp nhất không kể các dấu phụ trên các con chữ ấy ( như các chữ a, ă, â, c, e, ê ) là đơn vị chiều cao của chữ và lấy dòng kẻ dưới cùng của khuông kẻ vở làm dòng chuẩn thì các chữ viết thường có các độ cao là vị trí trên khuông kẻ như sau: - 1 đơn vị : a, ă, â, c, e, ê, m, o, ơ, u, ư, v, x. - 1,25 đơn vị : r, s. 9
  6. “ Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Một” Việc trình bày bài chính tả của học sinh ở những bài đầu khó khăn. Học sinh không biết cách trình bày như thế nào cho đúng chứ chưa nói gì trình bày cho đẹp, từ cách ghi tên bài viết rồi đến trình bày nội dung bài viết. Chúng ta đã biết, học sinh Tiểu học, đặc biệt là đối với học sinh lớp 1 các em luôn luôn bắt chước và thậm chí bắt chước một cách máy móc do các em không hiểu bản chất của vấn đề, ví dụ về hiện tượng học sinh mắc lỗi cách trình bày xuống dòng như tôi đã trình bày ở phần thực trạng. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Ở đây tôi xin được trình bày cách làm mà tôi đã thực hiện và thấy có hiệu quả : *Cách ghi thứ, ngày - tháng - ghi tên môn – ghi tên bài viết Tôi luôn luôn chú ý đến cách trinh bày bảng của mình, đặc biệt trong giờ chính tả. Khi hướng dẫn học sinh viết vở, tôi đưa ra quy định chung cho học sinh của lớp mình như sau: + Cách ghi thứ - ngày - tháng: chữ “Thứ” cách lề vở 1 ô + Cách ghi tên phân môn: “Chính tả” cách lề 4 ô + Cách ghi tên bài: -Tên bài có 2 chữ cách lề 4 ô -Tên bài có 3,4 chữ cách lề 3 ô -Tên bài có 5,6 chữ cách lề 2 ô -Tên bài có 7,8 chữ cách lề 1 ô Cách ghi tên bài không phải là đến khi viết chính tả, giáo viên mới giới thiệu cho học sinh. Với tôi, ngay trong các bài học vần, trong các môn học 11