Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác về rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2

       Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học có thể hiểu là tìm con đường ngắn nhất để đạt chất lượng và hiệu quả dạy học cao. Đặc biệt đối với bậc Tiểu học - Bậc quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh, trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên, xã hội, phát triển năng lực, phát huy những tình cảm thói quen và những đức tính tốt đẹp của học sinh thì việc đổi mới phương pháp dạy học là điều tất yếu và cần thiết. Mục tiêu này dạt được thông qua việc dạy - học các môn và thực hiện có định hướng theo yêu cầu giáo dục.  

          Ở Bậc Tiểu học, cùng với các môn học khác,Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong ch­ương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Dạy tốt phân môn Tập đọc không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác. Thông qua môn Tập đọc rèn cho các em kĩ năng đọc như­: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, diễn cảm  để học sinh có những hiểu biết về kiến thức văn học, ngôn ngữ và ng­ược lại. Đầu tiên trẻ phải học đọc sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp các em lĩnh hội đ­ược ngôn ngữ, dùng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Nó là điều kiện để cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cho cả đời. Phân môn Tập đọc còn trau dồi cho học sinh kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống giáo dục tình cảm, thầm mĩ… Tập đọc là môn khởi đầu, đồng thời cũng là công cụ học tập không chỉ trong nhà tr­ường mà còn trong cuộc sống nói chung. Tr­ước hết môn tập đọc giúp cho học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, ngắt giọng, nhấn giọng , đọc diễn cảm một bài văn, khổ thơ làm tiền đề cho  việc tìm hiểu bài. Các quá trình đó có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Qua việc đọc, học sinh chiếm lĩnh được tri thức văn hóa của dân tộc, tiếp thu nền văn minh của loài ng­ười thông qua sách vở, biết đánh giá cuộc sống xã hội, t­ư duy. Qua hoạt động học, tình cảm thẩm mĩ của các em được nâng cao lên tầm hiểu biết để nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức của các em có chiều sâu hơn. Đọc đúng, đọc hay cũng là kĩ năng của ngôn ngữ văn học. Qua đó có tác dụng tình cảm, đạo đức cao đẹp cho ngư­ời học sinh. Đồng thời phát huy óc sáng tạo và khả năng tư­ duy nh­ư quá trình phân tích tổng hợp cho các em.

doc 34 trang thuhoaiz7 20/12/2022 3440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác về rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_ve_ren_k.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác về rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 2

  1. Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c vÒ rÌn kÜ n¨ng ®äc cho häc sinh líp 2 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 2 I. Lý do chọn đề tài 2 1. Xuất phát từ yêu cầu dạy học phân môn 2 2. Xuất phát từ thực tế dạy học 3 3. Xuất phát từ nhu cầu nâng cao nghiệp vụ chuyên môn 4 II. Mục đích nghiên cứu 4 III. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 IV. Đối tượng nghiên cứu 5 B. PHẦN NỘI DUNG 7 I. Nội dung dạy đọc trong chương trình tập đọc lớp 2 7 1. Mục tiêu của việc rèn đọc trong giờ Tập đọc 7 2. Nội dung phân môn tập đọc lớp 2 9 3. Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 11 II. Thực trạng của việc dạy học phân môn Tập đọc lớp 2 14 III. Một số giải pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 18 C. PHẦN KẾT LUẬN 30 D. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 - 1/34-
  2. Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c vÒ rÌn kÜ n¨ng ®äc cho häc sinh líp 2 cho học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, ngắt giọng, nhấn giọng , đọc diễn cảm một bài văn, khổ thơ làm tiền đề cho việc tìm hiểu bài. Các quá trình đó có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Qua việc đọc, học sinh chiếm lĩnh được tri thức văn hóa của dân tộc, tiếp thu nền văn minh của loài người thông qua sách vở, biết đánh giá cuộc sống xã hội, tư duy. Qua hoạt động học, tình cảm thẩm mĩ của các em được nâng cao lên tầm hiểu biết để nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức của các em có chiều sâu hơn. Đọc đúng, đọc hay cũng là kĩ năng của ngôn ngữ văn học. Qua đó có tác dụng tình cảm, đạo đức cao đẹp cho người học sinh. Đồng thời phát huy óc sáng tạo và khả năng tư duy như quá trình phân tích tổng hợp cho các em. 2. Xuất phát từ thực tế dạy học : Qua nghiên cứu thực tế tôi thấy rằng chất lượng dạy Tập đọc ở Tiểu học chưa cao nguyên nhân là do nhiều lượng kiến thức giáo viên còn áp đặt, nặng nề, truyền đạt còn quen sử dụng phương pháp truyền thống, ít gợi ý để học sinh khám phá, tìm hiểu.Khả năng đọc của một số giáo viên còn hạn chế, có những cách hiểu và cách giải dẫn đến hiệu quả đạt được trong giờ Tập đọc chưa cao. Thực tế ở các trường Tiểu học hiện nay việc học tập theo phương pháp giảng giải. Giáo viên còn dựa trên hướng thích chưa đúng về các bài đọc ở Tiểu học. Học sinh còn thụ động, giờ học khô khan. Giáo viên dựa trên hướng dẫn của sách giáo khoa bằng phương thức giáo viên hỏi - học sinh trả lời. Chính vì vậy mà đã bộc lộ được nhiều nhược điểm trong việc quản lí lớp cũng như khả năng kích thích hứng thú học tập của học sinh tham gia tìm hiểu, xây dựng bài. Đặc biệt là việc rèn - 3/34-
  3. Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c vÒ rÌn kÜ n¨ng ®äc cho häc sinh líp 2 3. Tìm ra những vướng mắc trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học đối với giáo viên và học sinh ,biện pháp phòng ngừa nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt trong nhà trường. 4. Tạo điều kiện cho giáo viên tự đặt mình vào tình huống dạy học Tiếng Việt để suy nghĩ , đề xuất cách giải quyết từ đó hình thành kĩ năng nghề nghiệp cho việc dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học. 5. Nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : Để đạt được mục đích nghiên cứu, người thực hiện làm sáng kiến phải : 1. Tìm hiểu tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học. 2. Tìm hiểu ý nghĩa, tác dụng của rèn kĩ năng đọc cho học sinh. 3. Tìm hiểu, rà soát chương trình SGK về nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 4. Nghiên cứu Chuẩn kiến thức kĩ năng về dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. 5. Nghiên cứu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1. Học sinh khối lớp 2, cụ thể là lớp 2 do tôi chủ nhiệm 2. Các phương pháp chỉ đạo của Ban giám hiệu. 3. Tập thể giáo viên khối 2. - 5/34-
  4. Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c vÒ rÌn kÜ n¨ng ®äc cho häc sinh líp 2 B. PHẦN NỘI DUNG I. Nội dung dạy đọc trong chương trình dạy Tập đọc lớp 2: 1. Mục tiêu của việc rèn đọc trong giờ Tập đọc: a. Tập đọc là gì ? Phân môn Tập đọc ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực này được thể hiện thống nhất trong 4 hoạt động tương ứng với chúng là 4 chức năng: nghe, nói, đọc, viết. Như vậy, đọc là một hoạt động ngôn ngữ là quá trình chuyển dạng thức viết sang lới nói có âm thanh và thông hiểu chúng. Đọc không chỉ là công việc giải quyết một bộ mã (gồm 2 phần) chữ viết và âm thanh nghĩa là nó không phải chỉ là sự đánh vần lên thành tiếng theo đúng như kí hiệu chữ viết, mà còn là quá trình nhận thức, để có kĩ năng thông hiểu những gì đọc được. Trên thực tế nhiều khi người ta đã không hiểu khái niệm đọc một cách đầy đủ. Nhiều chỗ, người ta chỉ nói đến đọc như nói việc sử dụng bộ mã chữ âm còn việc chuyền từ âm sang nghĩa đã không được chú ý đúng mực. b. Ý nghĩa của việc đọc: Phần lớn những tri thức, kinh nghiệm của đời sống những thành tựu văn hoá khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu được nền văn minh của loài người. Không thể sống một cuộc sống bình thường, không thể làm chủ trong xã hội hiện đại. Ngược lại, biết đọc con người có thể dễ dàng tiếp thu nền văn minh của nhân loại. Vì thế, học có những hiểu biết, có khả năng chế ngự một phương tiện văn học cơ bản giúp cho họ giao tiếp với thế giới bên - 7/34-
  5. Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c vÒ rÌn kÜ n¨ng ®äc cho häc sinh líp 2 ngữ và tư duy cho các em, giáo dục tư tưởng tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ cho các em. Đọc là giáo dục lòng ham đọc sách hình thành phong cách và thói quen làm việc với sách của học sinh. Nói cách khác thông qua việc dạy đọc phải giúp cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có lợi cho các em trong cuộc đời, phải làm cho các em thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. Ngoài việc dạy đọc còn có nhiệm vụ khác như: - Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, về đời sống và kiến thức về văn học cho học sinh. - Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh. - Giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh. - Giúp học sinh biết đọc để giao tiếp và giải trí. 2. Nội dung phân môn Tập đọc lớp 2 : a. Nội dung dạy Tập đọc lớp 2. Quá trình tìm hiểu nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tôi nhận thấy hầu hết các bài tập đọc đều là tác phẩm hoặc đoạn trích của những văn bản có giá trị nghệ thuật. Mỗi bài đã được các nhà viết sách lựa chọn nhằm cung cấp cho học sinh một kiến thức nhất định. Về nội dung của các bài Tập đọc lớp 2 xoay quanh 6 chủ đề lớn: Nhà trường: 8 tuần - 24 tiết Gia đình: 6 tuần -18 tiết - 9/34-
  6. Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c vÒ rÌn kÜ n¨ng ®äc cho häc sinh líp 2 mảng thơ và văn vần bài đồng dao: ( Vè chim ) rất hấp dẫn, làm bật ra rất nhanh tính nết của mỗi loài, vừa hợp với sức đọc ( do câu ngắn ) vừa mang nhịp học mà vui, vui mà học. Những bài Tập đọc đó rất gần gũi, gắn bó với cuộc sống xung quanh các em. Tạo cho các em có một niềm vui, hứng thú đọc và tìm hiểu bài. Trong các bài Tập đọc việc sử dụng các biện pháp tu từ So sánh, Nhân hoá ngắn gọn, dễ hiểu tạo nên hình ảnh ngôn ngữ. Vì vậy nhờ sự phân loại các dạng bài Tập đọc đã góp phần giúp người giáo viên xác định được đặc trưng riêng của từng giọng điệu để hướng dẫn học sinh đọc tốt, đọc hay và nâng cao chất lượng cảm thụ cho học sinh bằng chính giọng đọc. Về thể thơ trữ tình chiếm vị trí đa số. Các bài thơ được trích dẫn từ hình ảnh nhạc điệu quen thuộc, thiên về giáo dục tình cảm, đạo đức, yêu quê hương đất nước, gia đình, trường học, làng xóm. Giúp học sinh nâng cao kĩ năng cảm xúc thẩm mĩ, kích thích các em đọc đúng, đọc hay để khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương. 3. Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2: Trong thực tế mỗi bài Tập đọc đều có hai phần lớn: Luyện đọc và tìm hiểu nội dung. Hai phần này có thể tiến hành cùng mọt lúc hoặc đan xen vào nhau hoặc cũng có thể dạy tách theo hai phần. Tuỳ theo từng bài mà giáo viên lựa chọn, dù dạy như thế nào thì hai phần này luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau, cần tìm hiểu bài giúp học sinh hiểu kĩ nội dung, nghệ thuật của bài từ đó các em đọc đúng, biết đọc ngắt giọng, nhấn giọng để thể hiện nội dung của bài, thể hiện những hiểu biết của mình xung quanh bài đọc. Vì vậy việc rèn đọc trong bài Tập đọc rất quan trọng, góp phần làm giàu vốn kiến thức ngôn ngữ vào đời sống và kiến thức văn học - 11/34-
  7. Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c vÒ rÌn kÜ n¨ng ®äc cho häc sinh líp 2 các em đọc ngắt hơi, nghỉ hơi đúng chỗ. Có thể trực quan bằng cách nghe giọng đọc hay của học sinh trong lớp. * Phương pháp đàm thoại: Phương pháp này phù hợp với tâm lí trẻ nhỏ . Các em thích hoạt động ( hoạt động lời nói) giáo viên đưa ra một hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài để học sinh trả lời tìm ra cái hay của tác phẩm. Muốn đọc ngắt giọng, nhấn giọng dẫn đến đọc diễn cảm trước tiên phải đọc tốt( đọc lưu loát, rõ ràng) và cảm thụ tốt bài văn bằng những câu hỏi đàm thoại để hiểu phương pháp luyện đọc. Phương pháp này đựợc dùng chủ yếu trong giờ Tập đọc dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh luyện đọc nhiều lần. Phương pháp dùng phiếu bài tập có thể thấy ngay lỗi mà học sinh thường mắc qua việc yêu cầu học sinh đọc đúng một đoạn văn, thơ ngắn với những âm thanh, vần dễ lẫn. Tóm lại để giờ học đạt hiệu quả cao thì người giáo viên phải sử dụng linh hoạt các phương pháp trên một cách hợp lý sao cho giờ học không bị ngắt quãng, gián đoạn. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chứ hướng dẫn các em tìm ra cách đọc, luôn lấy học sinh làm trung tâm. Yêu cầu về kiến thức kĩ năng học sinh cần đạt được sau khi học phân môn Tập đọc: - Tập đọc là một môn học mang tính chất tổng hợp, vì ngoài nhiệm vụ dạy đọc nó còn có nhiệm vụ trau rồi kiến thức về Tiếng Việt. Cho nên sau khi học phân môn Tập đọc.- Yêu cầu học sinh cần đạt được là: - Rèn kĩ năng đọc ( đọc đúng, đọc diễn cảm) - Biết ngắt giọng, nhấn giọng. - Cảm thụ tốt bài văn. - 13/34-
  8. Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c vÒ rÌn kÜ n¨ng ®äc cho häc sinh líp 2 của các em học sinh tiểu học đó là “ Học mà chơi, chơi mà học”, các em khi học rất dễ nhớ nhưng cũng rất nhanh quên. - Thực trạng dạy học Tập đọc của các trường Tiểu học : *Về phía giáo viên: Qua điều tra chúng tôi thấy rằng giáo viên chưa hiểu khái niệm “ Đọc” một cách đầy đủ, khi dạy chưa bám sát vào mục đích, yêu cầu của từng bài. Do vậy họ chưa đạt được mục tiêu của một giờ tập đọc. Có những người cho rằng dạy tập đọc là chủ yếu dạy cho các em đọc to, rõ ràng là được. Phương pháp dạy tập đọc của giáo viên có dạy theo đoạn, có các kiểu câu hỏi khác nhau song hình thức luyện đọc chỉ đơn thuần là đọc. Việc sử dụng đò dùng còn hạn chế , giáo viên còn dạy “chay” chưa coi những phương tiện trực quan là cần thiết trong việc luyện đọc.Vì thế việc đọc đúng, đọc hay của học sinh còn hạn chế. *Về phía học sinh: Qua khảo sát, điều tra tôi thấy kĩ năng đọc đúng, hay của học sinh còn yếu. Học sinh học bài một cách thụ động, các em học một cách bắt buộc, chỉ có những học sinh khá, giỏi mới cố gắng đọc cho hay song vẫn chưa đạt yêu cầu. Khi đọc một số văn bản các em không ngắt nghỉ hơi đúng chỗ nên các em không nắm được điều gì là cốt yếu trong văn bản. điều này sẽ gây khó khăn trong việc hình thành kĩ năng giao tiếp. Tôi đã dự giờ của đồng chí cùng khối lớp với tôi mục đích tìm hiểu phương pháp giảng dạy, các bước lên lớp, phong trào luyện đọc của học sinh. Qua dự giờ tôi thấy: - Trong giờ học đồng chí chỉ dạy cho học sinh biết đọc chưa thực sự coi trọng việc hình thành kĩ năng đọc ngắt giọng, nhấn giọng dẫn đến đọc hay, đọc diễn cảm cho trẻ. - 15/34-