Báo cáo biện pháp Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 2

Nhận thức của học sinh lớp 2 hiệu quả nhất là con đường trực quan sinh động. Bởi vậy các phương tiện trực quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt là phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Trong những tiết học có đồ dùng trực quan đẹp, học sinh sẽ chú ý đến bài giảng hơn và kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn.

Đối với môn Tiếng Việt, tranh ảnh  đồ dùng dạy học Tiếng Việt còn rất hạn chế hoặc có thì lại bé, học sinh sẽ không quan sát rõ và sự tập trung cốt lõi của bài học còn hạn chế. Thế nhưng, những tranh ảnh, đồ dùng của môn Tiếng Việt được tôi áp dụng soạn giảng bằng giáo án điện tử, khi đưa lên màn hình trình chiếu với sự nhấn mạnh bằng cách hiệu ứng tranh thay đổi, chữ đổi màu hay gạch chân… thì mức độ tập trung của học sinh sẽ cao hơn đồng thời nắm bắt được cốt lõi của nội dung bài học hơn. 

Trong phương pháp dạy học hiện nay luôn coi trọng việc lấy học sinh làm trung tâm, người thầy chỉ đóng vai trò là người giúp các em đi đúng hướng, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì vậy mà việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến phần mềm và tích hợp phần mềm để soạn giáo án điện tử vào giảng dạy “môn Tiếng Việt  nói riêng và các môn học khác nói chung là cần thiết” 

doc 34 trang Đình Bảo 22/08/2023 7140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_giang_day.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 2

  1. Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin được đưa vào tất cả các lĩnh vực. Cùng với sự đi lên của xã hội, ngành giáo dục cũng đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Đưa công nghệ thông tin ứng dụng vào giảng dạy, học tập làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp dạy và học. Hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học. Xem công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học. Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ giáo dục và Sở giáo dục, nhận thức được rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã tích cực học tập và đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy trong năm học 2017 - 2018. Nhận thức được vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tôi đã đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiều môn học. Đặc biệt là môn Tiếng Việt, tôi đã thiết kế được nhiều giáo án điện tử để đưa vào giảng dạy. Qua quá trình soạn giáo án và giảng dạy, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm. Vì vậy tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 2.” II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích: * Giáo viên: - Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt. - Tìm ra biện pháp khắc phục các tồn tại, khó khăn trong quá trình giảng dạy, điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh. - Tự học nâng cao trình độ tin học, nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT. * Học sinh: - Hình thành kĩ năng học cho học sinh, phát triển tư duy sáng tạo. 1/ 28
  2. Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 B. NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Nhận thức của học sinh lớp 2 hiệu quả nhất là con đường trực quan sinh động. Bởi vậy các phương tiện trực quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt là phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Trong những tiết học có đồ dùng trực quan đẹp, học sinh sẽ chú ý đến bài giảng hơn và kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn. Đối với môn Tiếng Việt, tranh ảnh đồ dùng dạy học Tiếng Việt còn rất hạn chế hoặc có thì lại bé, học sinh sẽ không quan sát rõ và sự tập trung cốt lõi của bài học còn hạn chế. Thế nhưng, những tranh ảnh, đồ dùng của môn Tiếng Việt được tôi áp dụng soạn giảng bằng giáo án điện tử, khi đưa lên màn hình trình chiếu với sự nhấn mạnh bằng cách hiệu ứng tranh thay đổi, chữ đổi màu hay gạch chân thì mức độ tập trung của học sinh sẽ cao hơn đồng thời nắm bắt được cốt lõi của nội dung bài học hơn. Trong phương pháp dạy học hiện nay luôn coi trọng việc lấy học sinh làm trung tâm, người thầy chỉ đóng vai trò là người giúp các em đi đúng hướng, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì vậy mà việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến phần mềm và tích hợp phần mềm để soạn giáo án điện tử vào giảng dạy “môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung là cần thiết” 1. Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một phương pháp khá tích cực, đặc biệt là đối với môn Tiếng Việt. Qua các bài giảng đã truyền thụ đến học sinh, tôi nhận thấy ở các em niềm say mê và hứng thú học tập. Hình ảnh trực quan sinh động, cụ thể giúp học sinh nhớ bài lâu hơn, giờ dạy của giáo viên nhẹ 3/ 28
  3. Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 khích giáo viên giảng dạy bằng phương tiện công nghệ thông tin để giúp học sinh hứng thú học tập trước phương pháp mới. Sau khi giảng dạy trên lớp, bài giảng của giáo viên được lưu giữ vào kho bài giảng của nhà trường, tạo điều kiện cho giáo viên có thể tham khảo, sửa đổi hoặc bổ sung giáo án sau phần rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn, giảng dạy ở nhiều năm tiếp theo. + Khó khăn: Nhiều giáo viên trình độ tin học, kỹ năng sử dụng máy tính và các phương tiện hỗ trợ còn hạn chế. Giáo viên Tiểu học được trang bị kiến thức dạy rất nhiều môn học nên điều kiện nghiên cứu chuyên sâu về một môn học nào đó còn hạn chế. Sách giáo khoa mới dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin. Phương pháp dạy học truyền thống đã chiếm lĩnh một thời gian dài. Nó đi sâu vào tiềm thức và thói quen dạy học của người giáo viên. Vì vậy để đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy là cả một quá trình đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, say mê, tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi học hỏi, sáng tạo trong quá trình dạy học. Thực tế, khi làm một bài giảng điện tử phải bỏ rất nhiều thời gian công sức tìm tài liệu, nghiên cứu phương pháp sao cho có một bài giảng hay thu hút học sinh học tập nên phần lớn giáo viên còn ngại. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đặc biệt là phục vụ cho việc dạy tin học và ứng dụng CNTT của nhà trường còn nhiều hạn chế. Điều này chưa thật sự phát huy hết khả năng của việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy. b. Học sinh: Về phía học sinh, có những thuận lợi và khó khăn nhất định.Các em học sinh Lớp 2 còn chưa có ý thức nhiều trong việc học tập. Vì thế đa số các em còn chưa có phương pháp học tập, thích chơi đùa, thích nghe kể chuyện, vừa học vừa chơi. * Thuận lợi: - Đối với học sinh tiểu học, khi được tiếp nhận công nghệ thông tin trong tiết học các em thấy thích thú, hưng phấn học tập vì tranh ảnh to, màu sắc đẹp, 5/ 28
  4. Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 CHƯƠNG II NHỮNG BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 I. NHỮNG YÊU CẦU CẦN THIẾT KHI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Giáo án điện tử đến nay đã được nhiều giáo viên đón nhận một cách tích cực, bởi nó tạo ra một không khí học tập sôi nổi, thu hút sự chú ý của học sinh, học sinh thực sự làm chủ trong tiết học. Khi dạy bằng giáo án điện tử giáo viên đỡ vất vả hơn nhiều. Thay bằng các thao tác gắn đồ dùng lên bảng, giáo viên chỉ cần click chuột là có. Thực ra, muốn click chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cũng phải chịu bỏ công tìm hiểu, làm quen với cách giảng bài mới này. Cụ thể, người thầy cần phải: - Có một số kiến thức về sử dụng máy tính. - Biết cách truy cập Internet. - Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, cắt các file âm thanh. - Biết cách sử dụng projector. Thứ hai, từ những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên bảng đen làm thế nào để chúng trở thành các giáo án điện tử được trình bày trên màn chiếu? Hình ảnh minh họa đưa vào bài giảng, thao tác cơ bản nhất đòi hỏi người thầy phải nắm được là cách thiết lập các hiệu ứng để làm cho bài giảng sinh động, mang lại không khí học tập, giảng dạy mới mẻ. Các hiệu ứng này là gì? Đó chính là các hoạt ảnh của các đối tượng (văn bản, hình ảnh ) được thiết lập có thứ tự. Dòng chữ xuất hiện trước, sau; hiệu ứng xuất hiện từ dưới lên, khi từ trên xuống dưới; thời gian xuất hiện nhanh hay chậm cho phù hợp với tâm lí nhận thức của học sinh. Chẳng hạn trong giờ học khi tổ chức trò chơi, giáo viên cho học sinh đoán kết quả trước, sau đó mới hiển thị kết quả trên màn hình nhằm tăng khả năng tư duy của học sinh. Ngoài ra, đặc điểm này giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian viết nội dung lên bảng, nội dung hiển thị làm cho thời gian giảng bài nhiều hơn, các em học sinh hiểu bài sâu hơn. Ngoài ra, giáo viên còn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: - Lựa chọn phần mềm dạy học cho phù hợp với mục đích, yêu cầu bài dạy - Đảm bảo tính an toàn về: điện, thính giác, thị giác 7/ 28
  5. Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 2. Thời lượng Thời lượng dành cho môn Tiếng Việt khá nhiều. Mỗi tuần học có: 2 tiết tập đọc, 2 tiết chính tả, 1 tiết luyện từ và câu, 1 tiết tập viết, 1 tiết kể chuyện và 1 tiết tập làm văn. CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN I. Những biện pháp chung ( 5 biện pháp) 1. Biện pháp 1: Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt 2. Biện pháp 2: Chú trọng việc dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong giờ học. 3. Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng bài soạn và bài dạy của giáo viên 4. Biện pháp 4: Tăng cường việc tổ chức trò chơi học tập trong giờ học Tiếng Việt 5. Biện pháp 5: Tổ chức các cuộc thi qua môn Tiếng Việt II. BIỆN PHÁP TỪNG PHẦN 1. Biện pháp 1: Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt Đổi mới phương pháp dạy học là quá trình chuyển từ giáo dục truyền thụ một chiều, học tập thụ động. Chủ yếu là ghi nhớ kiến thức để đối phó với thi cử sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng đến hình thành năng lực tự học cho HS dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Đổi mới các hình thức dạy học, làm cho việc học tập của HS trở nên lí thú, gắn với thực tiễn cuộc sống; kết hợp dạy cá nhân với dạy theo nhóm nhỏ, tăng cường sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau. Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên cần nắm chắc nội dung chương trình đổi mới sách giáo khoa Tiếng Việt năm 2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phân dạng các bài học theo nội dung để có phương pháp dạy học phù hợp với từng loại bài cụ thể. 1.1. Phân môn Tập đọc - Phân môn tập đọc học sinh được luyện đọc cả bài văn hay bài thơ theo câu, theo đoạn và cả bài, mang tính chất tổng hợp hơn về cả kiến thức và kĩ năng 9/ 28
  6. Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 bài mẫu, phân tích cách trình bày bài. Từ đó học tập được cách trình bài và cố gắng viết đẹp như bài mẫu. * Cụ thể: Ở tuần 14: Chép bài: Câu chuyện bó đũa Câu chuyện bó đũa Người cha liền bảo: - Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. Theo Ngụ ngôn Việt Nam - Kết quả: Học sinh nắm rõ cách trình bày bài viết, viết nhanh, viết đúng, viết đẹp, đạt được mục tiêu của tiết học. 1.3. Phân môn Kể chuyện Mỗi tuần có 1 tiết dành cho phân môn Kể chuyện. Sau bài tập đọc, có một câu chuyện được gắn với câu chuyện mà học sinh được đọc trong bài tập đọc. Ở lớp 2 , kĩ năng kể của học sinh còn nhiều hạn chế . Tiết kể chuyện học sinh chỉ biết nghe mà Ýt em biết kể lại c©u chuyện. Vì vậy mà sử dụng giáo án điện tử tôi sẽ đưa được rất nhiều tranh ảnh của nội dung câu chuyện. Các em rất hứng thú nghe kể và nắm được nội dung câu chuyện. Có nhiều em chỉ sau 1, 2 lần kể và qua tranh minh họa là có thể kể lại được truyện. Ví dụ: Tuần 25: Câu chuyện: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 11/ 28