Báo cáo biện pháp Áp dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào môn sinh học 6
+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
- Áp dụng phương pháp dạy học mới: Phương pháp bàn tay nặn bột - phương pháp dạy học đã được sử dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới, đem lại hiệu quả cao trong việc phát triển năng lực học sinh.
- Động viên khích lệ học sinh tham gia các hoạt động học tập tích cực, tự giác, chủ động. Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực quan sát, năng lực thực hành thí nghiệm,... của học sinh.
+ Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sau khi dự lớp tập huấn và nghiên cứu các tài liệu viết về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tôi thấy trong số các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thì dạy học theo Phương pháp bàn tay nặn bột là phương pháp được áp dụng ở các nước phát triển trên thế giới và có thể vận dụng vào giảng dạy ở Việt Nam. Do cơ sở vật chất của phần đông các nhà trườngở Việt Nam còn thiếu thốn nên dạy học theo PPBTNBphải tùy vào từng bài cụ thể để áp dụng. Qua nghiên cứu, tôi thấy những bài liên quan đến kiến thức hình thái và phân loại môn Sinh học 6 nếu áp dụng PPBTNB sẽ phát triển được năng lực học sinh. Bởi vậy sáng kiến của tôi dùng để áp dụng dạy các bài liên quan đến kiến thức hình thái, phân loại môn Sinh học 6.
+ Giá trị, hiệu quả của sáng kiến:
- Đối với học sinh:
Động viên khích lệ học sinh tham gia các hoạt động học tập tích cực, tự giác, sáng tạo, chủ động. Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực vận dụng, năng lực sáng tạo của học sinh, góp phần hình thành lớp người năng động, sáng tạotrong công việc.
- Đối với giáo viên:
Cung cấp một cách ngắn gọn, dễ hiểu cho giáo viên về khái niệm, nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Giới thiệu cho giáo viên một trong những phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột. Trên cơ sở đó cung cấp cho giáo viên tư liệu viết về những đặc trưng cơ bản và quy trình dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột để giáo viên áp dụng vào thức tế giảng dạy.
Minh họa cho giáo viên bài soạn dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh bằng phương pháp bàn tay nặn bột. Từ đó giáo viên tham khảo và có thể vận dụng vào giảng dạy.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_ap_dung_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien.docx
- Áp dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào môn sinh học 6.pdf
Nội dung text: Báo cáo biện pháp Áp dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào môn sinh học 6
- TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. Trên cơ sở nhận thức về định hướng đổi mới giáo dục của Nhà nước, về tầm quan trọng của dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tôi đã viết sáng kiến “Áp dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào môn sinh học 6” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện được định hướng đổi mới giáo dục theo quan điểm đường lối chỉ đạo của Nhà nước. 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến. - Điều kiện: + Mẫu vật thật. + Máy tính, máy chiếu. + Phiếu học tập. - Thời gian: Năm học 2016-2017. - Đối tượng: Các bài liên quan đến kiến thức hình thái, phân loại môn Sinh học 6. 3. Nội dung sáng kiến. + Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: - Áp dụng phương pháp dạy học mới: Phương pháp bàn tay nặn bột - phương pháp dạy học đã được sử dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới, đem lại hiệu quả cao trong việc phát triển năng lực học sinh. - Động viên khích lệ học sinh tham gia các hoạt động học tập tích cực, tự giác, chủ động. Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực quan sát, năng lực thực hành thí nghiệm, của học sinh. + Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sau khi dự lớp tập huấn và nghiên cứu các tài liệu viết về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tôi thấy trong số các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thì dạy học theo Phương pháp bàn tay nặn bột là phương pháp được áp dụng ở các nước phát triển trên thế giới và có thể vận dụng vào giảng dạy ở Việt Nam. Do cơ sở vật chất của phần đông các nhà trường ở Việt Nam còn thiếu thốn nên dạy học theo PPBTNB phải tùy vào từng bài cụ thể để áp dụng. Qua nghiên cứu, tôi thấy những bài liên quan đến kiến thức hình thái và phân loại môn Sinh học 6 nếu áp dụng PPBTNB sẽ
- MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 1.1. Xuất phát từ định hướng đổi mới giáo dục của Nhà nước. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. 1.2.Xuất phát từ vai trò dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào thực tiễn. - Giúp học sinh nâng cao năng lực tự học: biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập để thu thập và xử lý thông tin. Thông qua đó rèn cho học sinh thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quá hóa, để dần hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của các em. - Giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề: phân tích được các tình huống trong học tập, tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề, tìm tòi nghiên cứu giải quyết vấn đề. - Giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác thông qua các hoạt động nhóm trong học tập. - Giúp học sinh phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong học tập: truy cập mạng Internet để thu thập thông tin, xử lí thông tin 1.3. Xuất phát từ các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm hướng tới những năng lực chung cốt lõi và chuyên biệt của môn học Để hình thành và phát triển năng lực học sinh, cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau, đặc biệt cần tổ chức các hoạt động học tập gắn liền với thực tiễn để kích thích và hoạt động hóa người học. Một số phương pháp có nhiều ưu thế trong việc hình thành và phát triển năng lực học sinh trong dạy học Sinh học thường là dạy học dựa trên tìm tòi,
- - Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho dạy và học theo hướng đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của người học mặc dù đã được trang bị và chú trọng đầu tư, song chưa đáp ứng được hết cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Cụ thể: Hiện nay, bàn ghế lớp học được bố trí theo dãy, nối tiếp nhau, không thuận lợi cho việc tổ chức học theo nhóm; phòng học học bộ môn và phòng thí nghiệm chưa đủ chuẩn để thuận lợi cho việc giảng dạy các bộ môn khoa học. Trang thiết bị chưa đầy đủ, còn thiếu các phương tiện hỗ trợ hoạt động báo cáo, thảo luận của học sinh như máy tính, máy chiếu vật thể, máy chiếu bản trong ; tài liệu bổ trợ cho hoạt động tìm tòi - khám phá Dụng cụ thí nghiệm còn chưa đồng bộ và độ chính xác không cao nên rất khó khi học sinh tự làm thí nghiệm. b) Chương trình sách giáo khoa Hiện nay, cấu trúc, chương trình sách giáo khoa bố trí theo bài, không theo chủ đề có tính hệ thống; một số kiến thức của bài dạy còn dài dòng và có nhiều phần chưa phù hợp dạy theo phương pháp BTNB Học sinh thường lệ thuộc vào nội dung có sẵn trong sách giáo khoa, hạn chế đến việc tìm tòi, tự bộc lộ quan điểm, ý kiến cá nhân. c) Về đội ngũ giáo viên Với phương pháp BTNB, để có thể cung cấp những kiến thức toàn diện và kỹ năng thực hành mới cho học sinh sẽ mất rất nhiều thời gian, đòi hỏi giáo viên cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo, dự kiến nhiều tình huống cần giải quyết Nếu không sẽ ảnh hưởng đến thời lượng của toàn tiết học và các môn học khác. Áp dụng phương pháp BTNB, nếu kiến thức khoa học, năng lực giáo viên hạn chế sẽ bỡ ngỡ, lúng túng khi xử lý tình huống giảng dạy (nhất là tình huống mở đầu), trong việc trả lời, giải đáp các câu hỏi, thắc mắc của học sinh nêu ra d) Về học sinh - Số học sinh trên một lớp quá đông nên việc tổ chức học tập theo nhóm rất khó khăn. Điều này cũng gây khó khăn trong tổ chức các hoạt động thực tế cho học sinh. - Chất lượng học sinh còn thấp, khả năng tiếp thu của nhiều học sinh còn hạn chế, thụ động. Trình độ của học sinh không đồng đều, khó tiếp cận với phương pháp giảng dạy mới. Một bộ phận học sinh có ý thức học tập chưa tốt,
- lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực quan sát, năng lực thực hành thí nghiệm của học sinh. Nâng cao năng lực tự đánh giá và đánh giá của học sinh kết hợp với việc đánh giá của giáo viên. Để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của giải pháp, năm học 2016 – 2017 tôi chọn hai lớp: lớp 6A (40 học sinh), lớp 6C (44 học sinh) có lực học tương đối đồng đều làm lớp thực nghiệm và đối chứng. Lớp đối chứng 6C: Thực hiện các giải pháp cũ trong dạy học các bài ở các chương: Chương II: Rễ: Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ; Bài 12: Biến dạng của rễ; Chương III: Thân: Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân; Bài 18: Biến dạng của thân; Chương IV: Lá: Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá; Bài25: Biến dạng của lá. Để xác định hiệu quả của các giải pháp cũ sau mỗi chương, tôi đều cho học sinh làm bài kiểm tra khảo sát nhưng không báo trước cho HS chuẩn bị. Kiến thức trong đề kiểm tra sau mỗi chương là nội dung 2 bài trong mỗi chương đã nêu ở trên. Trong đề khảo sát thể hiện rõ 4 cấp độ nhận thức của học sinh: nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp thấp, vận dụng cấp cao, bám sát với chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Số điểm dành cho câu hỏi nhận biết, thông hiểu chiếm tỉ lệ 60%; số điểm dành cho câu hỏi vận dụng cấp thấp, vận dụng cấp cao chiếm tỉ lệ 40%. Điểm bài kiểm tra (tính theo thang điểm 10) chia làm 4 loại: + Loại Giỏi: Từ 8 điểm trở lên + Loại Khá: Từ 6.5 đến < 8 điểm + Loại Trung bình: Từ 5 đến < 6.5 điểm + Loại Yếu: < 5 điểm.
- có ý nghĩa. Khi thực hiện hoạt động này, người ta phải vận dụng kiến thức, kĩ năng sẵn có, sử dụng các kĩ năng bản thân một cách chủ động và trách nhiệm”. 4.1.2. Khái niệm, nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh - Dạy học theo định hướng năng lực không chỉ dừng ở hướng tới mục tiêu dạy học hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ tích cực ở học sinh mà còn hướng tới mục tiêu xa hơn đó là phát triển khả năng thực hiện các hành động có ý nghĩa đối với người học. - Dạy học theo định hướng phát triển năng lực tạo một môi trường, bối cảnh cụ thể để học sinh được thực hiện các hoạt động vận dụng kiến thức, sử dụng kĩ năng và thể hiện thái độ của mình. - Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực được thể hiện trong các thành tố của quá trình dạy học như sau: + Mục tiêu dạy học: Về kiến thức: Ngoại mục tiêu về nhận biết tái hiện kiến thức cần có những mục tiêu vận dụng kiến thức trong các tình huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế. Về kĩ năng: Có thêm những mục tiêu rèn luyện các kĩ năng thực hiện hoạt động đa dạng. + Phương pháp dạy học: Ngoài cách dạy học thuyết trình cung cấp kiến thức cần tổ chức hoạt động dạy học thông qua trải nghiệm, giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn. + Nội dung dạy học: Cần xây dựng các hoạt động, chủ đề, nhiệm vụ đa dạng gắn với thực tiễn. + Kiểm tra, đánh giá: Bản chất đánh giá năng lực cũng phải thông qua đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của học sinh. * Một số phương pháp có nhiều ưu thế trong việc hình thành và phát triển năng lực học sinh trong dạy học Sinh học là: Dạy học dựa trên Tìm tòi - Khám phá (DHKP), dạy học dự án, dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột, dạy học giải quyết vấn đề, Ở Việt Nam dạy học giải quyết vấn đề đã được giáo viên áp dụng rộng rãi, nhưng dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột là phương pháp mới còn bỡ ngỡ đối với nhiều giáo viên. Để giáo dục của đất nước phát triển hội nhập với thế giới thì giáo viên phải mạnh dạn áp dụng phương pháp mới vào giảng