Báo cáo biện pháp Rèn kĩ năng viết đúng chính tả trong môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 6

Chữ viết của học sinh hiện nay đang là một trong những vấn đề đáng quan tâm  của các nhà trường. Thực tế cho thấy đa số học sinh viết chữ xấu, sai lỗi chính tả nhiều làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của các em. Đã không ít thầy cô giáo phải thốt lên: “Học sinh bây giờ viết chữ tệ quá!”. Vì thế trong các kỳ thi, tỷ lệ môn Ngữ văn đạt yêu cầu thấp hơn một số môn học khác. Điều đó chứng tỏ yếu tố chữ viết có vai trò rất quan trọng và phần nào quyết định chất lượng học tập của các em. Đã có nhiều em nắm kiến thức tương đối tốt nhưng do chữ viết xấu, sai lỗi nhiều cho nên điểm không cao (thậm chí có khi không đạt yêu cầu) và vì thế  đã không ít trường hợp đáng tiếc xảy ra (các em đó không đủ điều kiện đạt danh hiệu học sinh giỏi hoặc học sinh tiên tiến).

Rồi thực tế ngoài xã hội, nhiều người có học vấn, có bằng cấp hẳn hoi nhưng vẫn còn trường hợp chữ viết xấu, khó đọc và sai lỗi chính tả rất nhiều. Từ thực tế đó, là người làm công việc dạy chữ, tôi thấy mình có một phần trách nhiệm. Mỗi khi chấm vở và chấm bài cho các em, tôi rất buồn, vì vậy tôi đã mạnh dạn đi vào vấn đề nan giải, đang là mối lo cho nhiều nhà trường và xã hội trong những năm gần đây. Tôi đã tiến hành tìm những biện pháp cụ thể, thích hợp để luyện chữ viết cho các em nhằm ngăn ngừa, uốn nắn và dần dần chấm dứt tình trạng viết chữ xấu và sai lỗi chính tả cho học sinh và bước đầu đã có hiệu quả.

doc 14 trang thuhoaiz7 20/12/2022 3240
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Rèn kĩ năng viết đúng chính tả trong môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_ren_ki_nang_viet_dung_chinh_ta_trong_mon_n.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Rèn kĩ năng viết đúng chính tả trong môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 6

  1. - PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Chữ viết của học sinh hiện nay đang là một trong những vấn đề đáng quan tâm của các nhà trường. Thực tế cho thấy đa số học sinh viết chữ xấu, sai lỗi chính tả nhiều làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của các em. Đã không ít thầy cô giáo phải thốt lên: “Học sinh bây giờ viết chữ tệ quá!”. Vì thế trong các kỳ thi, tỷ lệ môn Ngữ văn đạt yêu cầu thấp hơn một số môn học khác. Điều đó chứng tỏ yếu tố chữ viết có vai trò rất quan trọng và phần nào quyết định chất lượng học tập của các em. Đã có nhiều em nắm kiến thức tương đối tốt nhưng do chữ viết xấu, sai lỗi nhiều cho nên điểm không cao (thậm chí có khi không đạt yêu cầu) và vì thế đã không ít trường hợp đáng tiếc xảy ra (các em đó không đủ điều kiện đạt danh hiệu học sinh giỏi hoặc học sinh tiên tiến). Rồi thực tế ngoài xã hội, nhiều người có học vấn, có bằng cấp hẳn hoi nhưng vẫn còn trường hợp chữ viết xấu, khó đọc và sai lỗi chính tả rất nhiều. Từ thực tế đó, là người làm công việc dạy chữ, tôi thấy mình có một phần trách nhiệm. Mỗi khi chấm vở và chấm bài cho các em, tôi rất buồn, vì vậy tôi đã mạnh dạn đi vào vấn đề nan giải, đang là mối lo cho nhiều nhà trường và xã hội trong những năm gần đây. Tôi đã tiến hành tìm những biện pháp cụ thể, thích hợp để luyện chữ viết cho các em nhằm ngăn ngừa, uốn nắn và dần dần chấm dứt tình trạng viết chữ xấu và sai lỗi chính tả cho học sinh và bước đầu đã có hiệu quả. 2. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu tìm ra đề tài: “Rèn kĩ năng viết đúng chính tả trong môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 6” để: - Tìm ra phương pháp bồi dưỡng khả năng viết đúng chính tả cho học sinh. - Tìm ra biện pháp phù hợp về nội dung và hình thức luyện viết chữ cho học sinh trường THCS Lệ Chi. - Từ đó học sinh viết đúng chuẩn chính tả và viết chữ sạch đẹp hơn. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: - Khách thể nghiên cứu: Quá trình rèn luyện chính tả cho học sinh trường THCS Lệ Chi. - Đối tượng nghiên cứu: Luyện rèn viết đúng chính tả trong môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 6 Trường THCS Lệ Chi trong và ngoài giờ lên lớp. 4. Giả thiết khoa học: Nếu áp dụng việc rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 6 thì sẽ giúp học sinh có được chữ viết đạt chuẩn chính tả, đẹp hơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn nói riêng và các môn học khác nói chung. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu thực tế chữ viết của học sinh, áp dụng đề tài đối với học sinh lớp 6 trường THCS Lệ Chi. - Đề xuất một số biện pháp giáo dục mới trong giờ dạy học môn Ngữ Văn, đặc biệt là phần Tiếng Việt- Rèn luyện chính tả. 6. Phương pháp nghiên cứu: 1
  2. - PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận: Vấn đề chính tả bao giờ cũng là vấn đề đặt nền móng đầu tiên của mỗi thứ tiếng. Đó là việc đòi hỏi đối với mỗi thứ tiếng khi đã phát triển tới trình độ thống nhất của toàn dân tộc. Chính tả là việc tiêu chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngôn ngữ. Mà đã là tiêu chuẩn thì không được sử dụng cũng như viết một cách tùy tiện. Các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết là rất quan trọng đối với bộ môn Ngữ Văn. Rèn nét chữ cho học sinh không chỉ là công việc ngày một ngày hai, cũng không phải một thầy cô giáo dạy môn Ngữ văn rèn luyện sẽ có thể thành công cho các em. Mà đó là một quá trình nỗ lực tự bản thân học sinh cố gắng rèn luyện, có người hướng dẫn cùng với các giáo viên dạy môn Ngữ Văn, sự giám sát nhắc nhở của các thầy cô giáo bộ môn cùng phối hợp với phụ huynh của học sinh mới tạo nên thành công. Tục ngữ xưa đã nói: “Nét chữ nết người”, công việc rèn nét chữ cho các em không phải kết quả thu được là vở sạch chữ đẹp mà còn rèn luyện đức tính kiên trì, nhẫn nại, trình bày khoa học, sạch đẹp, không bỏ cuộc giữa chừng. Đó là đức tình mà mỗi con người muốn thành công không thể không có. Hơn thế nữa, một học sinh khi ra ra ngoài xã hội, làm bất cứ một công việc gì cũng cần đến viết lách. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi công nghệ thông tin phát triển không ngừng, các em có thể nói rằng chữ xấu thì có thể đánh máy, song không thể có bản đánh máy đúng nếu như các em không hiểu thể thức cùng các quy tắc chính tả. Bởi vậy, tôi mạnh dạn đi sâu vào vấn đề có thể xem là vấn nạn không chỉ ở trong chốn học đường mà còn ở ngoài xã hội. Về việc sai lỗi chính tả, chúng ta không khó bắt gặp các biển quảng cáo, các bản tin, các phương tiện thông tin đại chúng có chỗ dùng sai lỗi chính tả. Vậy nên muốn hạn chế điều đó thì mỗi người cần phải được rèn rũa ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng: Như chúng ta đã biết, chữ viết của con người được hình thành trong quá trình lâu dài dưới sự giảng dạy của thầy cô trong nhà trường và sự rèn luyện của bản thân học sinh. Vì thế muốn khắc phục, uốn nắn và sửa chữa chữ viết cho học sinh phải kiên trì và chịu khó của cả hai phía: Người dạy và người học. Để khắc phục được tình trạng chữ viết xấu, sai lỗi chính tả, chúng ta không thể có kết quả ngay được. Hơn thế nữa, muốn sửa được chữ viết cho các em, người giáo viên cần phải tìm nguyên nhân của chữ viết xấu, sai lỗi chính tả. Trên cơ sở đó, theo tôi có thể tạm thời chia thành các lỗi sau: 1. Chữ viết cẩu thả, tuỳ tiện: - Chữ viết mất nét: Các em viết chua hoàn thiện một chữ hoặc một từ: những chữ thường gặp như: g, r, l, h, o, m - Chữ viết chưa phân biệt rõ ràng như chữ (n) với chữ (u) hoặc chữ (h) với chữ (l) - Cẩu thả trong việc sử dụng các thanh điệu, dấu câu đặt không đúng chỗ hoặc bỏ không đánh dấu: sử dụng thanh huyền, thanh sắc không rõ ràng. 2. Sai qui tắc chính tả: 3
  3. - Nhóm Số lượng (học sinh) Tỉ lệ (%) 1 10 27,7 2 16 44,6 3 10 27,7 3.2. Phương hướng, cách thức thực hiện: Qua việc phân loại học sinh để có biện pháp phù hợp với từng đối tượng. Đồng thời nhận xét chung về chữ viết của từng em và ghi vào sổ ghi chép của giáo viên. Qua đó, giáo viên có cách uốn nắn một cách cụ thể và phù hợp với từng đối tượng. Dựa vào vở luyện viết, tôi hướng dẫn học sinh cách luyện viết theo từng tuần và yêu cầu học sinh chuẩn bị thêm một vở ô-li để luyện văn và luyện viết nhằm giúp các em vừa ôn luyện lại kiến thức đã học, vừa luyện chữ viết. Các vở này tôi kiểm tra một tháng một lần gồm hai bài (trong vở ô-li, tôi đã ra đề về nhà cho các em làm). Đối với học sinh ở nhóm 1 không chỉ dừng lại ở mức độ rèn chữ viết mà còn chú ý đến nội dung, chất lượng của bài viết. Đối với số học sinh ở nhóm 2, tôi cho thêm một tháng một bài luyện viết và tập trung các em học một buổi trong một tháng để uốn nắn, sửa chữa chữ viết tỉ mỉ hơn đối vơí nhóm 1. Riêng nhóm 3: mỗi tuần, tôi cho thêm một bài viết chính tả về nhà để học sinh rèn luyện thêm để sửa chữa tỉ mỉ hơn với nhóm 1 và 2. Đồng thời tôi đề nghị phụ huynh học sinh cần theo dõi hàng ngày về việc học tập của các em ở nhà để có các biện pháp kịp thời uốn nắn các em. 4. Các biện pháp thực hiện cụ thể: 4.1. Giới thiệu kiểu chữ: Trong tuần thứ nhất của tháng đầu tiên, tôi giảng giải lại cho các em nắm được kiểu chữ, dáng chữ cách viết thường, cách viết hoa và viết in. Mặc dù các em đã được học nhiều nhưng khi nghe vấn đề này cứ như là lạ lắm. Bởi vì các em quen tính cẩu thả và ít để tâm vào việc luyện chữ viết sao cho đẹp. Đầu tiên, tôi giới thiệu cho các em về cách viết hoa, viết thường theo hai kiểu là kiểu chữ đứng và kiểu chữ nghiêng. Sau đó hướng dẫn học sinh chọn cho mình một kiểu chữ sao cho thuận tay và hợp ý thích của mình. Khi đã chọn kiểu chữ nào thì viết theo kiểu chữ đó, không được tuỳ tiện thay đổi kiểu chữ, vì như vậy chữ viết sẽ không thống nhất và xấu. 4.2. Giới thiệu cách trình bày một đoạn văn: Tôi cho treo bảng phụ ghi một đoạn văn mẫu và cho học sinh nhắc lại hình thức trình bày một đoạn văn, nhiệm vụ của đoạn văn. Khi viết đoạn văn thì cần chú ý tới những yêu cầu gì? ( Trình bày, đặc biệt là chữ viết). 4.3. Cách rèn luyện chữ viết cho học sinh: * Đối với học sinh: Trong buổi học đầu tiên, tôi lấy một đoạn văn mẫu và cho học sinh chép lại với thời gian 15 phút. Sau đó cho các em đổi chéo bài cho nhau để cùng phát hiện lỗi của bạn, liệt kê những lỗi mà bạn mắc phải. Tôi học sinh nhóm hai và đặc biệt là 5
  4. - người giáo viên cần phân bố thời gian hợp lý và tận tuỵ. Chính vì vậy mà tôi đã cố gắng thực hiện việc chấm chữa bài cho các em trong vở và yêu cầu cho các em luyện viết và làm bài, sửa lỗi nghiêm túc, dựa vào lời phê của thầy cô. Vì thế, trong suốt học kỳ I, chữ viết của các em đã tiến bộ rõ rệt. Số lượng học sinh nhóm một đã tăng lên. Điều đó làm tôi rất mừng bởi những công sức mà thầy và trò đã bỏ công luyện tập. Bước sang học kỳ II, tôi gắn luôn chữ viết vào đánh giá bài làm ở lớp. Trong các bài làm của học sinh nhất là bài làm Tập làm văn, tôi đề ra hai điều: “nên” và “không nên” như sau: - Nên: + Viết cẩn thận, rõ ràng từng nét (các em hay viết mất nét chữ l, g, h ) + Phải viết hoa đầu đoạn văn, đầu câu và những danh từ riêng. + Phải chú ý phân biệt nghĩa của các từ để viết cho đúng. - Không nên: +Viết hoa tuỳ tiện. +Viết thiếu nét nguệch ngoạc. Các bài làm của các em, nếu em nào viết xấu và sai lỗi nhiều, lỗi về chữ viết, tôi đều không chấm và phê cụ thể yêu cầu viết lại hai lần mới chấm. Còn những bài lỗi mà tôi gạch chân và bắt viết lại mỗi lỗi năm dòng cho đúng. Tôi kiểm tra chặt chẽ việc sửa lỗi. Nếu em nào không chữa sẽ có hình thức uốn nắn phù hợp hơn. Chính vì vậy mà các bài làm sau của các em, tôi thấy các em có ý thức tu luyện chữ, thể hiện ở chỗ chữ viết đã ít lỗi và rõ ràng hơn. Cùng với việc chấm chữa bài và các hình thức uốn nắn phù hợp đối với những học sinh trong những tiết bài trên lớp hay những bài các em làm trên bảng, khi chữa bài bên cạnh chữa về mặt nội dung yêu cầu thì không thể thiếu được việc chữa lỗi về chữ viết cho các em bằng các câu hỏi và cho các em nhận xét. Hay các giờ trả bài cũng là cơ hội để tôi rèn chữ cho các em học sinh. Sau khi trả bài, tôi yêu cầu học sinh xem những lỗi ở bài làm và sửa chữa lại cho đúng vào vở luyện chữ của mình. Nên các em cũng có thể tự đánh giá lẫn nhau về mặt chữ viết: Chữ viết của bạn đã đẹp và cẩn thận chưa? Bài làm có mắc lỗi nào không? Muốn sửa những lỗi đó, ta phải sửa bằng cách nào? Từ đó, học sinh nhận thấy lỗi của các bạn và tự sửa lỗi cho chính mình. * Đối với giáo viên: Khi dạy học cho các em, người giáo viên khi đọc (nói) phải phù hợp, nghĩa là: Phát âm chuẩn tiếng phổ thông, vì nếu không phát âm chuẩn tiếng phổ thông sẽ dẫn đến viết sai. Trường hợp này đã xảy ra. Vì thế phải dạy cho học sinh nói và phát âm chuẩn mới được viết. Cho nên trong các giờ dạy ở lớp, tôi luôn chú ý vào việc đọc và phát âm của các em, nếu em nào đọc sai,tôi sẽ uốn nắn luôn. Cùng với việc làm đó, tôi tìm hiểu về những lỗi mà do tiếng ở địa phương các em hay mắc phải để chú ý sửa cho các em. Ví dụ ở phần in/iên; mông/ mong; chông đợi/ trông đợi; sâu đó/ sau đó; lông lanh/ long lanh; ôi nhiễm/ ô nhiễm và chú trọng sửa những lỗi này để khi các em viết bài của mình thì chú ý và có thể sửa được những lỗi mình mắc phải. 7