Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm dạy học theo hướng tích cực và giáo dục kỹ năng phát triển trong giờ Thể dục

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Điều 41 có ghi: "Quy định chế độ Giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học". Điều này xuất phát từ ý nghĩa to lớn của Giáo dục thể chất trong nhà trường. Phân môn thể dục cùng với các phân môn khác trong nhà trường, có nhiệm vụ quan trọng trong hình thành ở người học những nhân cách sống của con người lao động mới, trong thời đại mới, mà mục tiêu giáo dục của Đảng ta là đào tạo con người: Tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, tự do được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống. Qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Không những thế, Giáo dục thể chất cho thế hệ thanh niên là một mặt của nền giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của một xã hội văn minh nói chung và của công cuộc xây dựng XHCN, bảo vệ Tổ quốc nói riêng. Phân môn thể dục còn mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh và tác động mạnh mẽ đến các mặt giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, lao động thẩm mĩ nhằm góp phần đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam thành những người "phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". 

Hơn nữa đây là bộ môn khá phức tạp, các em vừa phải học lý thuyết lẫn thực hành. Trong quá trình thực hành sẽ tác động trực tiếp đến thể chất của các em nhất là các em nữ dễ bị mau mệt.

Từ những vấn đề trên làm giảm tác dụng của giáo viên thể dục thể chất trong nhà trường. Vì vậy vấn đề khơi dậy tích cực của học sinh trong giờ học thể dục ở trường tiểu học là một việc làm cấp bách và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả một giờ học thể dục nội khoá nói riêng và giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học nói chung. Mục tiêu và nhiệm vụ  phải tiếp cận nhanh chóng, việc đổi mới phương pháp học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập chuẩn bị lớp người lao động có một  có một hệ thống có giá trị phù hợp  với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kì mới đó là “Những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng bảo vệ tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức công nghệ hiện đại, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “ Hồng” vừa “ Chuyên” như lời dặn của Bác Hồ.

Đối với học sinh Tiểu học, các em còn nhỏ, hệ xương chưa phát triển đầy đủ, tổ chức sụn chiếm tỷ lệ cao, cột sống yếu. Hệ hô hấp ở độ tuổi này có đường hô hấp còn hẹp, hệ tuần hoàn hoạt động còn kém (do tim còn nhỏ). Sự tập trung chú ý chưa bền vững, dễ phân tán, tính hưng phấn cao, trí tưởng tượng phát triển hơn song còn nghèo nàn, tản mạn, ít có tổ chức, tư duy logic chưa cao. Do đó làm thế nào để dạy phân môn thể dục trong trường Tiểu học thực sự thu hút được học sinh tập trung chú ý, tích cực tập luyện và tập luyện có hiệu quả, phù hợp với các em là một vấn đề đòi hỏi cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu.

doc 31 trang Đình Bảo 22/08/2023 2060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm dạy học theo hướng tích cực và giáo dục kỹ năng phát triển trong giờ Thể dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_theo_huong_tich.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm dạy học theo hướng tích cực và giáo dục kỹ năng phát triển trong giờ Thể dục

  1. Một số kinh nghiệm dạy học theo hướng tích cực và giáo dục kĩ năng phát triển trong giờ Thể dục . PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU TÊN ĐỀ TÀI: “Một số kinh nghiệm dạy học theo hướng tích cực và giáo dục kỹ năng phát triển trong giờ Thể dục ” I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Thể dục thể thao ra đời cùng với xã hội loài người và tồn tại mãi mãi về sau với ý nghĩa là một trong những điều kiện tất yếu của nền sản xuất xã hội và nhu cầu cuộc sống bản thân con người .Trong lĩnh vực về phương pháp đào tạo con người Các Mác có nói: “ Giáo dục trong tương lai sẽ thống nhất trong lao động sản xuất với giảng dạy và thể dục, sự thống nhất đó không chỉ là phương pháp nâng cao lao động sản xuất xã hội mà còn là phương pháp độc nhất để đào tạo những con người phát triển toàn diện “.Vì vậy thể dục thể thao có vị trí đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống con người. Con người không có thể dục thể thao mau già cỗi, đặc biệt là không có biện pháp hữu hiệu để giải toả những nỗi nhọc nhằn, sự mệt mỗi sau những lúc lao động mệt nhọc. Ngày 27/3 /1946 chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh dân có cường thì nước mới thịnh và Người đã ra lời kêu gọi tập luyện thể dục thể thao để phát triển con người một cách toàn diện đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Người nói: “Mỗi một người dân khoẻ mạnh thì làm cho cả nước khoẻ mạnh , mỗi một người dân yếu ớt thì làm cho cả nước yếu ớt và bản thân tôi ngày nào cũng tập luyện thể dục thể thao” Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều đến sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức vận động cơ bản , làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới . Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Điều 41 có ghi: "Quy định chế độ Giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học". Điều này xuất phát từ ý nghĩa to lớn của Giáo dục thể chất trong nhà trường. Phân môn thể dục cùng với các phân môn khác trong nhà trường, có nhiệm vụ quan trọng trong hình thành ở người học những nhân cách sống của con người lao động mới, trong thời đại mới, mà mục tiêu giáo dục của Đảng ta là đào tạo con người: Tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, tự do được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống. Qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Không những thế, Giáo dục thể chất cho thế hệ thanh niên là một mặt của nền giáo dục tiến bộ, 1/31
  2. Một số kinh nghiệm dạy học theo hướng tích cực và giáo dục kĩ năng phát triển trong giờ Thể dục . II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. - Rèn cho học sinh có thói quen có ý thức tập luyện thể dục thể thao. - Điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục thể chất phù hợp với học sinh Tiểu học. Giúp các em rèn luyện thân thể, có sức khỏe đảm bảo trong học tập. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu cơ sở lý luận của hoạt động ngoại khóa TDTT có tác dụng, lợi ích như thế nào đối với công tác giáo dục thể chất trong nhà trường; đối với học sinh Tiểu học. - Từ đó đề ra những nội dung, phương pháp thích hợp dạy môn thể dục đạt hiệu quả và chất lượng. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Học sinh - trường Tiểu học . V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; Phương pháp quan sát;Phương pháp thực nghiệm;Phương pháp luyện tập; - Sử dụng một số biện pháp nhằm hỗ trợ cho việc luyện tập kỷ thuật động tác; Tăng hiệu quả các bài tập. VI. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: Đề tài thực hiện tại: Trường Tiểu học. Thời gian : Năm học: 2017 - 2018 (từ tháng 9/2017 đến tháng 5/2018) PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI I .CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Những vấn đề chung về giáo dục thể chất: 1.1. Khái niệm hoạt động giáo dục thể chất: - Thể chất: Chất lượng của cơ thể bao gồm sức khoẻ, khả năng vận động của cơ bắp, sự sẵn sàng được đánh giá bằng sức nhanh, sức bền. - Giáo dục thể chất. Là quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ. - Phát triển thể chất. Là quá trình biến đổi hình thành các thuộc tính tự nhiên về mặt hình thái và về mặt chức năng của cơ thể con người trong quá trình cuộc sống xã hội và cá nhân con người. Mức độ phát triển thể chất phụ thuộc phần lớn các yếu tố: Giáo dục, điều kiện sống, lao động, xã hội. 3/31
  3. Một số kinh nghiệm dạy học theo hướng tích cực và giáo dục kĩ năng phát triển trong giờ Thể dục . Năng lực vận động đa dạng của con người chỉ có được trên cơ sở tất cả các phẩm chất thể lực như sức mạnh, sức nhanh, sức bền, sức khéo léo được hình thành mạnh mẽ và hài hoà. - Hình thành và hoàn thiện các kĩ năng, kĩ xảo vận động. Các kĩ năng vận động quan trọng đối với cuộc sống được hình thành trong quá trình thực hành như đi, đứng, chạy nhảy, ném, phóng, Những động tác vận động này giúp cho con người nắm được những kĩ xảo, có được kinh nghiệm vận động khiến họ tự tin khi thực hiện các động tác trong điều kiện thay đổi của hoạt động lao động hàng ngày và hoạt động thể dục thể thao. Ham muốn và hài lòng có được trong quá trình luyện tập thể dục dần dần chuyển thành thói quen mong muốn luyện tập một cách đều đặn, có hệ thống sau đó biến thành nhu cầu bền vững về tập luyện thể dục và hoạt động thể thao 1.5. Đặc điểm của hoạt động giáo dục thể chất: Đặc điểm cơ bản của hoạt động này là học lí thuyết gắn liền với thực hành, biết lí thuyết để thực hành đúng và chính xác hơn, ngược lại qua thực hành qua thực hành sẽ làm cho học sinh hiểu lí thuyết được sâu, đầy đủ và chắc chắn hơn, từ đó hiệu quả học tập đạt chất lượng cao. Trong thực tế, phần thực hành chiếm tỉ trọng lớn, vì chỉ có thông qua thực hành tập luyện các bài tập TDTT đúng phương pháp khoa học mới đem lại sức khỏe, thể lực, mà sức khỏe thể lực là mục tiêu cơ bản của TDTT. Do đó, tập luyện là hình thức cơ bản thể hiện đặc trưng của môn học Thể dục. Thời lượng cần thiết để tập luyện, người hướng dẫn, sân tập, nhà Thể chất, các thiết bị và vấn đề an toàn trong tập luyện là những điều kiện quan trọng để môn học Thể dục thực hiện chức năng của mình và là những điều kiện quan trọng để môn học Thể dục thực hiện chức năng của mình và là yếu tố quyết định thực hiện mục tiêu môn học. 1.6. Nội dung hoạt động giáo dục Thể chất trong trường Tiểu học. - Lí thuyết chung - Đội hình đội ngũ. - Bài thể dục phát triển chung - Bật nhảy. - Nhảy xa kiểu ngồi. - Nhảy xa kiểu bước qua. - Ném bóng. 2. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh Tiểu học và HĐGDTC: Giáo dục là hoạt động có mục đích của nhà sư phạm nhằm hình thành những phẩm chất nhất định cho học sinh, căn cứ vào đặc điểm cá nhân, đặc 5/31
  4. Một số kinh nghiệm dạy học theo hướng tích cực và giáo dục kĩ năng phát triển trong giờ Thể dục . 3.2. Chỉ đạo giáo dục thể chất. * Xây dựng lực lượng nòng cốt cho giáo dục thể chất là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên thể dục, Bí thư Đoàn và Tổng phụ trách Đội. * Chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động sau: - Bài học thể dục. - Hoạt động thể dục thể thao trong trường học. - Thể dục buổi sáng giữa giờ. - Tổ chức các hội thao, thao diễn, thể dục thể thao. - Tổ chức chỉ đạo trò chơi, tham quan du lịch, thi đấu, sinh hoạt CLB. - Tổ chức chỉ đạo tự rèn luyện sức khoẻ thể chất của học sinh. - Tổ chức vệ sinh trường học. 4. Các phương pháp tổ chức HĐGDTC: 4.1. Phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ: - Phương pháp phân đoạn. - Phương pháp hợp nhất (hoàn chỉnh). - Phương pháp tập luyện ổn định và biến đổi. - Phương pháp tập luyện vòng tròn. - Phương pháp tập luyện tổng hợp. 4.2. Phương pháp tập luyện có định mức toàn phần. - Phương pháp trò chơi. - Phương pháp thi đấu Như vậy, chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng hiểu thể dục thể thao có nhiều lợi ích và tác dụng thật là kỳ diệu. Thấy được tính chất quan trọng của sức khỏe nên khi bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước Bác Hồ kính yêu đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục thông qua bài “Sức khỏe và thể dục” đăng trên báo cứu quốc. Thật vậy thể dục thể thao là một trong những công cụ cơ bản góp phần phát triển con người một cách toàn diện. Bất cứ ai muốn thành đạt thì bắt buộc phải học mà muốn học tập tốt thì phải có sức khỏe. Vậy nên việc luyện tập thể dục là trách nhiệm và bổn phận của mỗi người. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề sức khỏe là vấn đề được các ngành các cấp quan tâm hàng đầu, muốn làm việc gì cũng cần có sức khỏe, mà muốn có sức khỏe thì phải siêng năng luyện tập thể dục. Hồ chủ tịch có viết “ Luyện tập thể dục bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước, việc đó không tốn kém khó khăn gì, gái trai già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tin thần đầy đủ. Như vậy là sức khỏe, ”. 7/31
  5. Một số kinh nghiệm dạy học theo hướng tích cực và giáo dục kĩ năng phát triển trong giờ Thể dục . - Xã hội ngày càng phát triển nên các gia đình rất thích con em mình được tập luyện thể dục thể thao. - Ban Giám hiệu nhà trường đánh giá cao tầm quan trọng của môn thể dục đối với học sinh tiểu học nên quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất trong môn học cũng như công tác tập huấn. 1.2. Khó khăn - Lứa tuổi nhỏ nên các em rất hiếu động, sự tập trung chú ý chưa cao, nhất là tâm lý đang học trong lớp được ra ngoài vận động. - Các em học sinh chưa hiểu được tác dụng của từng nội dung bài học đến sự phát triển của cơ thể. - Đa số phụ huynh học sinh coi môn thể dục là môn phụ nên ít quan tâm, việc tập luyện thêm ở nhà của các em là rất ít. 2. Đối với học sinh: - Các em còn chưa hiểu hết về tác dụng của môn học thể dục với sức khoẻ của bản thân. - Trong giờ tập chưa hình thành nếp học, chưa nghiêm túc, lớp tập chung rất mất trật tự, giáo viên mất rất nhiều thời gian ổn định lớp. Nhiều em trang phục không gọn gàng, còn nói tự do trong giờ. - Sức khoẻ, thể lực, tâm trí của các em chưa được nâng lên nhiều vì đa số thể lực, sức khoẻ học sinh còn yếu. 3. Đối với giáo viên: - Do điều kiện và năng lực có nhiều hạn chế về năng khiếu TDTT cũng như năng lực sư phạm cùng với việc sân tập, dụng cụ không đảm bảo, thời khoá biểu lại có những đặc thù riêng nên kết quả giảng dạy môn TD chỉ dừng lại ở mức độ hoàn thành chương trình, còn chất lượng hiệu quả giờ học Thể dục chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay. - Nhận thức của một hai giáo viên hiện nay còn xem nhẹ môn học Thể dục và cho đây là “môn phụ” là môn học không cần thiết lắm. Vì vậy, giờ Thể dục phải chăng cũng chỉ cho học sinh xếp hàng qua loa. - Về cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ giảng dạy Thể dục và hoạt động GDTC chưa đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất (sân tập, dụng cụ TDTT). 4. Về phía phụ huynh: Bố mẹ đi làm xa mặc con cái cho ông (bà); hoặc do gia đình vì một lí do nào đó (về kinh tế, tình cảm vv ) không quan tâm đến sự học hành của con cái. Phó mặc mọi việc cho nhà trường Qua khảo sát tôi thấy: 9/31