Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh THCS

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày nay đòi hỏi con người phải có tri thức, cần cù lao động, sáng tạo biết hợp tác có thích ứng. Muốn vậy, phải đổi mới giáo dục đào tạo từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp, phương tiện đến hình thức tổ chức giáo dục nói chung và các môn học nói riêng. Nâng cao chất lượng học tập cho học sinh là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm là những người thầy được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ chuyên môn, bên cạnh đó còn được trang bị những kiến thức về công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt cho xã hội. Đây là công tác mà bất kì người giáo viên nào có tâm huyết cũng không thể xem nhẹ. Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong nhà trường hiện nay gặp phải không ít khó khăn trong việc quản lý, giáo dục học sinh sa sút về đạo đức, thiếu ý thức trong việc học tập, đặc biệt là những học sinh cá biệt, chậm tiến.

Công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.

Công tác chủ nhiệm lớp nhìn từ mọi góc độ đều thấy: Đây là công tác  không ít khó khăn, phức tạp, vui ít, buồn nhiều, thành công cũng có, thất bại cũng không phải là hiếm và tiêu tốn nhiều thời gian. Bởi lẽ, mỗi tập thể lớp đều có đặc thù riêng. Trong số đó, đối tượng học sinh làm cho thầy cô giáo trăn trở nhiều nhất là lười học, còn vi phạm về đạo đức. Tuy nhiên, trong lớp vẫn có nhiều học sinh ngoan, biết xây dựng tập thể lớp đạt được những chỉ tiêu của trường đề ra.

doc 18 trang thuhoaiz7 20/12/2022 42561
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_trong_cong_tac_chu_nh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh THCS

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS LỆ CHI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH THCS Tác giả: Phạm Kim Dung Lĩnh vực: Chủ nhiệm Cấp học: Cấp THCS NĂM HỌC 2018 – 2019
  2. Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trung học cơ sở DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BGH Ban giám hiệu THCS Trung học cơ sở HS Học sinh GVCN Giáo viên chủ nhiệm TNTP Thiếu niên tiền phong SKKN Sáng kiến kinh nghiệm NH Năm học CMHS Cha mẹ học sinh 2
  3. Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trung học cơ sở triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Là giáo viên mới được hai năm làm công tác chủ nhiệm dù còn ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu bởi trước đây bản thân tôi đã nhiều năm làm công tác Đội TNTP đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục đạo đức toàn diện cho HS nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh THCS”. 2. Mục đích nghiên cứu. Trong các nhà trường, giáo dục học tập, giáo dục đạo đức cho học sinh giữ một vai trò rất quan trọng. Nếu chúng ta thực hiện tốt việc giáo dục học sinh là chúng ta góp phần quyết định vào chiến lược đào tạo con người mới, nâng cao chất lượng học tập, thi cử mà giáo viên chủ nhiệm là người định hướng. Vì vậy việc nghiên cứu “Những biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh” không chỉ là vấn đề riêng bản thân tôi mà rất nhiều giáo viên ở các trường có cách làm khác nhau song đều có chung mục đích: Giáo dục được lớp lớp học sinh phát triển theo mục tiêu đào tạo mà Đảng và Nhà nước ta đề ra. Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi mạnh dạn trình bày: “Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh THCS”. 3. Đối tượng và thời gian nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên và học sinh trường THCS. - Thời gian nghiên cứu: 02 năm ( từ năm 2017 đến năm 2019) 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nêu ra một số biện pháp hữu hiệu, khả thi về công tác chủ nhiệm. - Vận dụng lý luận trên vào thực tiễn giáo dục ở nhà trường, xem xét kết quả thực tiễn hoạt động đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện tại và đúc rút kinh nghiệm để ngày càng làm tốt hơn việc giáo dục học sinh lớp 7 ở trường THCS trong đó có học sinh lớp 7 tôi chủ nhiệm nhằm đáp ứng yêu cầu cần thiết của xã hội đặt ra. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. - Địa bàn trường THCS 6. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra tìm hiểu thực trạng. - Phương pháp thực nghiệm kiểm tra tính khả thi. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 4
  4. Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trung học cơ sở Học sinh của lớp hầu hết ở độ tuổi mới lớn, có tâm lý phức tạp, số HS nam đông, chiếm 64% HS cả lớp. Chính vì thế, nhiều khi các em có thái độ phản kháng, không cộng tác. Nhưng với tình cảm chân thực, thương yêu, giúp đỡ của người GVCN chắc chắn các em sẽ là người có đủ tài, trí làm chủ cuộc sống, làm chủ cuộc đời mình. Nếu ví tập thể lớp là một cơ thể sống thì giáo viên chủ nhiệm giống như linh hồn của cả lớp, là người chịu trách nhiệm trước nhà trường về mọi hoạt động của lớp, mọi hành vi của học sinh. Chính vì những trách nhiệm nặng nề này mà nếu giáo viên không thực hiện tốt thì chẳng những ảnh hưởng đến kết quả công tác chủ nhiệm mà còn ảnh hưởng đến cả công tác giảng dạy. 3. Giải pháp thực hiện. Như chúng ta đã biết điều quan trọng nhất đối với giáo viên chủ nhiệm là phải có tâm với học sinh, từ đó mới tìm ra cách giáo dục các em có hiệu quả. Giáo viên chủ nhiệm cần đảm bảo quyền lợi chính đáng, thưởng phạt phân minh, kịp thời, công bằng đối với tất cả học sinh không được phép trù úm, ghẻ lạnh, phân biệt đối xử với học sinh. Không có công thức nào chung nhất cho công tác chủ nhiệm, nhưng trước tiên cần phải có cái tâm, lòng nhiệt tình và phương pháp hợp lý thì sẽ đem lại thành công. Phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình và tận tâm với công việc. Phải gần gũi yêu thương tôn trọng học sinh. Mỗi giáo viên thực sự là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo thể hiện qua tư tưởng, tác phong ngôn ngữ, cách làm việc và ứng xử hàng ngày. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm, tôi đưa ra các biện pháp sau đây: 3.1. Khảo sát đối tượng HS để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp. - Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh. - Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể: + Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn. + Học sinh khuyết tật. + Học sinh cá biệt về đạo đức. + Học sinh yếu. + Học sinh có những năng lực đặc biệt. * Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: Đối với những học sinh nghèo không thể mua nổi sách, vở để đi học, từ đầu năm học, tôi đã báo với nhà trường, liên hệ với ban phụ huynh học sinh để giúp đỡ cho các em. Vào đầu năm học tôi tổ chức cho lớp xây dựng quỹ vì bạn nghèo: 5.000 đồng/1 HS, để mua bổ sung vở bài tập, dụng cụ học tập cho học sinh còn thiếu. Vào giờ sinh hoạt lớp tuần cuối tháng, tôi tổ chức quyên góp dụng cụ học tập cũ, thừa do học sinh trong lớp tình nguyện đóng góp. Sau đó cho những học sinh thấy mình còn thiếu, cần thiết thì lên nhận lại những dụng cụ đó mà dùng. Bên cạnh tôi tuyên dương những em tình nguyện đóng góp đó và ghi vào sổ gương người tốt, việc tốt của lớp, của trường. Từ những việc làm đó lớp tôi 6
  5. Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trung học cơ sở + Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp . + Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em. + Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong quá trình lên lớp. + Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ. + Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em. + Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè. + Tạo cho HS một vị trí, một chỗ đứng, một thành viên quan trọng của lớp: Thật vậy, khi lớp học có một HS lười học hay nghỉ học để đi chơi. Hãy thử giao cho em này trách nhiệm mở cửa và bảo vệ tài sản của lớp với một câu nói: “Cô rất tin tưởng ở em và chỉ có em mới làm được việc này”. Quý thầy cô sẽ thấy kết quả hơn cả sự mong đợi. Người lớn chúng ta cũng vậy, thật tuyệt vời nếu ta là một thành viên quan trọng trong một tập thể hay một hoạt động có đông người nào đó. Chính vì vậy là GVCN, chúng ta phải chú ý tạo điều kiện cho những HS yếu luôn cảm thấy mình là một thành viên rất quan trọng của lớp, để các em tự tin phát huy vai trò của mình và từ đó có ý thức học tập tốt hơn. Tóm lại, dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt. 3.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi quản lý, tổ chức, kiểm tra. Như chúng ta đã biết, xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi là việc rất quan trọng người giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải có kế hoạch thực hiện. Hơn nữa, để đội ngũ cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn là công việc cần thiết và có ích. - Trước hết, những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè - Sau đó, hằng ngày, hàng tuần, các cán bộ lớp bao gồm: lớp trưởng, 2 lớp phó, 4 tổ trưởng, 4 tổ phó sẽ tiến hành công việc của mình như sau: * Đầu giờ (trước giờ truy bài): Tổ trưởng, tổ phó kiểm tra những việc sau: soạn sách vở theo đúng thời khóa biểu, mang đầy đủ đồ dùng dậy học, có ý thức xem bài trước, đi học đúng giờ, không mang dép lê rồi tổ trưởng chấm điểm thi đua theo qui đinh như sau: (vi phạm 1 nội dung trừ: 2 điểm xấu ) * Trong giờ học: Tổ trưởng, tổ phó theo dõi các bạn trong tổ thái độ học tập, phát biểu xây dựng bài, đạt điểm cao trong học tập thì cộng điểm thưởng như sau: Đạt điểm 10 một môn thì cộng 5 điểm tốt, phát biểu xây dựng bài cộng 1đ/1lần, nói chuyện trong giờ học thì bị trừ 2 điểm/ 1lần. 3.3. Phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục: 3.3.1. Kết hợp với ban đại diện CMHS lớp: 8
  6. Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trung học cơ sở để cùng nhau tìm ra biện pháp giáo dục các em. - Các lực lượng xã hội khác: Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, các tổ chức từ thiện xã hội kịp thời giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn, động viên các em an tâm học tập, tránh trường hợp bỏ học do học yếu và gia cảnh quá khó khăn. 3.4. Đầu tư các phong trào mũi nhọn nhà trường tổ chức: Từ đầu năm học GVCN dựa vào kế hoạch của nhà trường và các đoàn thể trong trường phải đề ra chỉ tiêu cụ thể cho lớp cùng phấn đấu trong các phong trào chung của nhà trường như: Thi văn nghệ, tập san, các môn thể dục thể thao, - Điều quan trọng là GVCN phải phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạ - Phối hợp với phụ huynh lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các học sinh có năng khiếu nói trên. - Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi, tổ chức các sân chơi ở lớp như: “Rung chuông vàng”, “Ai nhanh, ai đúng” trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp để phát huy và chọn lọc những HS có năng khiếu để tham gia các hội thi do nhà trường tổ chức. 3.5. Nêu gương và khen thưởng: - Sử dụng lời động viên, khen ngợi hợp lí: Là con người, ai cũng thích được khen và cố gắng để xứng đáng với lời khen đó.Trong mỗi chúng ta ai cũng có nhiều kỉ niệm đẹp về một thời đi học, mà có lẽ lời khen, lời động viên, khích lệ của GVCN là kỉ niệm đẹp nhất và sâu sắc nhất. Chính vì vậy lời khen thật lòng, đúng lúc là phương thuốc, là giải pháp tối ưu nhất để kích thích thái độ học tập của HS. “Lời khen là lời nói đẹp nhất của loài người. Muốn thu phục nhân tâm thì lời khen ngợi tự đáy lòng là lời đầu tiên khi muốn được lòng người khác hoặc muốn người khác nghe theo mình”. Đối với mỗi học sinh, được khen đúng lúc, đúng chỗ, các em sẽ rất tự tin và luôn cố gắng phấn đấu để xứng đáng với lời khen của GVCN. Nhưng cũng cần chú ý khi sử dụng lời khen phải đúng lúc, đúng chỗ và đảm bảo phải xuất phát tự đáy lòng. Biết chọn vào đúng ngay sự cố gắng, đúng năng khiếu, đúng ngay những tiến bộ mà HS vừa cố gắng đạt được, tránh lạm dụng lời khen biến chúng thành lời nói bình thường và trở nên nhàm chán. Sự việc gì cũng khen, một buổi học ai cũng được khen, khen như vậy không gây được xúc cảm với HS, mà trái lại còn làm cho các em cảm thấy bình thường không phát huy được khả năng của HS. - Nắm được tâm lý của học sinh rất thích được khen, thích được động viên nên tôi hướng dẫn Ban cán sự lớp lập bảng chấm điểm thi đua từng HS. Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã đề xuất với Ban đại diện phụ huynh về việc khen thưởng các học sinh trong lớp thực hiện tốt các phong trào học tập cũng như các phong trào khác, cụ thể: + Mỗi tháng tặng 1 cây bút cho mỗi HS đạt số điểm tốt cao nhất tổ. + Mỗi đợt kiểm tra định kỳ tặng một 1 bút/ 1HS đạt điểm 10 mỗi môn. 10