Báo cáo biện pháp Nâng cao vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Trung học cơ sở

Hoạt động chuyên môn trong trường phổ thông nói chung, trường Trung học cơ sở (THCS) nói riêng là hoạt động quyết định chất lượng hiệu quả giáo dục của nhà trường. Muốn có hoạt động chuyên môn tốt thì yếu tố quyết định là công tác quản lý chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn cần phải có kế hoạch và hiệu quả. Tuy nhiên, đây là một nội dung quản lý còn chưa được sự quan tâm đầy đủ của các chủ thể quản lý ở các trường THCS.

Hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS phản ánh các mặt hoạt động chuyên môn và qui định chất lượng dạy học cũng như các mặt hoạt động giáo dục khác của nhà trường. Chính vì vậy, hoạt động chuyên môn cũng như hoạt động của tổ chuyên môn đã được qui định trong điều lệ trường trung học do Bộ GD&ĐT ban hành. Qui định này được Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục chỉ đạo các trường phổ thông thực hiện một cách triệt để.

Với từng trường THCS, Ban Giám hiệu trường THCS chỉ đạo, quản lý hoạt động tổ chuyên môn nhằm quản lý giáo viên nhất là về chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện kế hoạch giảng dạy, năng lực sư phạm của giáo viên trong phạm vi từng tổ chuyên môn.

Về nguyên tắc, việc nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong các trường sẽ phát huy tinh thần nỗ lực sáng tạo của giáo viên trong tập thể sư phạm, tính đoàn kết nội bộ, năng lực điều hành hoạt động của tổ trưởng tổ chuyên môn cũng được phát huy, đồng thời tạo một động lực thôi thúc giáo viên trong các tổ chuyên môn phát huy nhiều sáng kiến, kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực giảngdạy và giáo dục.

Mặt khác, tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc góp phần bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tại chỗ thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm các tiết dạy, sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, hội giảng để nâng cao chất lượng dạyvà học của trường.

docx 33 trang thuhoaiz7 20/12/2022 15820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Nâng cao vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_nang_cao_vai_tro_cua_to_truong_chuyen_mon.docx
  • pdfNâng cao vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Trung học c.pdf

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Nâng cao vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Trung học cơ sở

  1. MỞ ĐẦU 1. Lí do nghiên cứu Hoạt động chuyên môn trong trường phổ thông nói chung, trường Trung học cơ sở (THCS) nói riêng là hoạt động quyết định chất lượng hiệu quả giáo dục của nhà trường. Muốn có hoạt động chuyên môn tốt thì yếu tố quyết định là công tác quản lý chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn cần phải có kế hoạch và hiệu quả. Tuy nhiên, đây là một nội dung quản lý còn chưa được sự quan tâm đầy đủ của các chủ thể quản lý ở các trường THCS. Hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS phản ánh các mặt hoạt động chuyên môn và qui định chất lượng dạy học cũng như các mặt hoạt động giáo dục khác của nhà trường. Chính vì vậy, hoạt động chuyên môn cũng như hoạt động của tổ chuyên môn đã được qui định trong điều lệ trường trung học do Bộ GD&ĐT ban hành. Qui định này được Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục chỉ đạo các trường phổ thông thực hiện một cách triệt để. Với từng trường THCS, Ban Giám hiệu trường THCS chỉ đạo, quản lý hoạt động tổ chuyên môn nhằm quản lý giáo viên nhất là về chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện kế hoạch giảng dạy, năng lực sư phạm của giáo viên trong phạm vi từng tổ chuyên môn. Về nguyên tắc, việc nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong các trường sẽ phát huy tinh thần nỗ lực sáng tạo của giáo viên trong tập thể sư phạm, tính đoàn kết nội bộ, năng lực điều hành hoạt động của tổ trưởng tổ chuyên môn cũng được phát huy, đồng thời tạo một động lực thôi thúc giáo viên trong các tổ chuyên môn phát huy nhiều sáng kiến, kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực giảng dạy và giáo dục. Mặt khác, tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc góp phần bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tại chỗ thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm các tiết dạy, sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, hội giảng để nâng cao chất lượng dạy và học của trường. Những phân tích trên đây cho thấy, để tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chuyên môn trong trường THCS, cần thiết phải tăng cường công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường. Mặt khác, theo xu hướng phân cấp quản lý hiện nay, việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn phải được bắt đầu từ người tổ trưởng tổ chuyên môn trong nhà trường. Đây cũng là lý do để tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu với tiêu đề: “Nâng cao vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Trung học cơ sở” 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và các thực tiễn hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS, đề xuất các biện pháp tăng cường vai trò của tổ trưởng tổ chuyên môn trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. - 1 -
  2. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Các khái niệm công cụ sử dụng trong nghiên cứu đề tài 1.1.1. Tổ chuyên môn Tổ chuyên môn là cấp độ tổ chức hành chính chuyên môn dưới cấp trường. Nếu nhà trường là đơn vị giáo dục cấp cơ sở thì tổ chuyên môn là đơn vị tổ chức dưới cấp cơ sở, nhưng là cấp tổ chức triển khai cụ thể nhất, triệt để nhất các yêu cầu quan điểm và nội dung giáo dục bộ môn, là nơi trực tiếp quản lý các hoạt động giáo dục của người giáo viên theo các bộ môn hoặc nhóm bộ môn, quản lý nguồn nhân lực chủ yếu của nhà trường. Điều lệ trường phổ thông có quy định “ Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, nhà giáo, viên chức thư viện, viên chức thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lí chỉ đạo của hiệu trưởng, do hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học”.[10]. Theo quy định có thể hiểu: Tổ chuyên môn là một bộ phận của nhà trường, nơi tập hợp những nhóm giáo viên có cùng nhiệm vụ và phạm vi chuyên môn, có sự tương đồng về trình độ đào tạo nên có thể hiểu rõ được những khó khăn thuận lợi. Từ đó sẽ hạn chế những khó khăn và phát huy những điểm mạnh trong hoàn cảnh cụ thể. Tổ chuyên môn là đơn vị trực tiếp quản lý và điều hành công tác chuyên môn của mỗi giáo viên trong nhà trường. Trong thực tế phần lớn ở các nhà trường THCS tổ chuyên môn được tổ chức theo các nhóm bộ môn. Cách nhóm các bộ môn để sinh hoạt cùng tổ thường lựa chọn sự tương đồng giữa các môn. Ví dụ : Tổ tự nhiên : Toán, lí, hoá, sinh ; Tổ xã hội : Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại Ngữ ; Tổ năng khiếu : Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục Mỗi TCM có tổ trưởng và từ 1-2 tổ phó do hiệu trưởng bổ nhiệm và được kiện toàn theo từng năm học. 1.1.2. Hoạt động tổ chuyên môn Hoạt động tổ chuyên môn bên cạnh việc quản lý nhân sự về mặt hành chính thì nhiệm vụ chủ yếu vẫn là quản lý chuyên môn nghiệp vụ. Hoạt động chuyên môn là hoạt động rất quan trọng, hoạt động này quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Đây là nơi phản ánh đầy đủ nhất về sự lãnh đạo, quản lý và năng lực tổ chức hoạt động giảng dạy, giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng thông qua đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn quản lý mọi hoạt động chuyên môn thì đồng thời sẽ nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường. Hoạt động của tổ chuyên môn trong trường học gồm những nội dung sau : Nhiệm vụ tư vấn cho hiệu trưởng về hoạt động giảng dạy của giáo viên ở trên lớp theo phân phối trương trình chung của Bộ giáo dục. - 3 -
  3. học của học sinh, bàn bạc và thống nhất các hoạt động nội, ngoại khoá, tổ chức các giờ dạy thực nghiệm chuyên đề, tổ chức cho giáo viên khai thác sử dụng có hiệu quả thiết bị và đồ dùng dạy học Năng lực kiểm tra của người tổ trưởng chuyên môn thể hiện ở chỗ biết dựa trên cơ sở khoa học, xác định được tiêu chí đánh giá khách quan có thể đo lường được về lượng và đánh giá về chất để kiểm tra đánh giá các hoạt động chuyên môn theo bộ môn mà mình phụ trách. Người tổ trưởng chuyên môn cần có kế hoạch cụ thể cho các hoạt động kiểm tra đánh giá có như vậy mới thu hút được sự tham gia tích cực của các tổ viên, biến việc kiểm tra đánh giá thành việc tự kiểm tra. Thông qua kiểm tra để tìm và ghi nhận những mặt tích cực của giáo viên. Kịp thời điều chỉnh những sai sót lệch lạc giúp giáo viên không ngừng phấn đấu nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn. Kết quả kiểm tra có thể trở thành thông tin tư vấn tích cực cho hiệu trưởng. Như vậy căn cứ vào những lí luận và thực tiễn đã nêu có thể khẳng định rằng : tổ trưởng chuyên môn là những người quản lý và như vậy họ là CBQL ở cấp cơ sở cuối cùng trong hệ thống giáo dục. Là cầu nối giữa đội ngũ giáo viên và người hiệu trưởng. 1.1.4. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn Hoạt động quản lý đương nhiên là một yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục. Quản lý TCM là hoạt động quản lý trực tiếp của chủ thể quản lý (tổ trưởng chuyên môn) tác động lên đối tượng quản lý là tập hợp giáo viên có cùng bộ môn hoặc nhóm bộ môn và học sinh. Hiệu trưởng dựa vào đó có thể quản lý nhiều mặt hoạt động, nhưng cơ bản nhất vẫn là hoạt động dạy học của giáo viên. Quản lý tổ chuyên môn có thể tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể như : quản lý việc thực hiện chương trình, quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý việc kiểm tra đánh giá của giáo viên đối với học sinh Như vậy quản lý hoạt động chuyên môn là quá trình quản lý có định hướng có kế hoạch của Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn đến công tác chuyên môn nghiệp vụ đưa hoạt động này đi theo một mục tiêu thống nhất chung của nhà trường. 1.2. Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS 1.2.1. Vị trí, vai trò quyền hạn của tổ trưởng chuyên môn trường THCS Trong nhà trường THCS tổ chuyên môn là một mắt xích quan trọng góp phần vận hành bộ máy giáo dục mà người tổ trưởng là hạt nhân quan trong làm nên mắt xích đó. Nếu coi giáo dục ở nhà trường THCS như một công trường lao động thì người tổ trưởng chuyên môn như người đốc công trong tổ lao động ấy. Như vậy dựa vào đặc điểm quá trình lao động của tập thể mà người tổ trưởng có thể xác định quá trình lao động của bản thân. Để trở thành người đứng đầu trong tổ thợ ấy người tổ trưởng phải làm tốt vai trò sau : - Là tấm gương tự học - 5 -
  4. công của người Tổ trưởng chuyên môn thể hiện ở chỗ biết cách làm cho mỗi thành viên trong tổ luôn biết mình phải làm gì và làm như thế nào để đóng góp vào công việc chung có hiệu quả Để xây dựng mối đoàn kết tổ trưởng chuyên môn cần hiểu biết đặc điểm tâm sinh lí của các thành viên, nhu cầu công việc cá nhân các tổ viên, có khả năng giúp họ hợp tác với nhau. TCM trong trường THCS có vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ rất quan trọng đối với chất lượng hiệu quả của quá trình dạy học. Để thực hiện thành công những vấn đề đó đều phải thông qua hoạt động thực tiễn của người tổ trưởng và các thành viên trong TCM. Do vậy người tổ trưởng cần phải nhận thức sâu sắc, đúng đắn và có tinh thần trách nhiệm cao, có đầy đủ phẩm chất và năng lực, biết quản lý tổ một cách khoa học. 1.2.2. Hoạt động quản lý tổ chuyên môn ở trường THCS 1.2.2.1. Nguyên tắc quản lý TCM Nguyên tắc quản lý giáo dục là những tiêu chuẩn, quy tắc cơ bản, nền tảng, những yêu cầu, những luận điểm cơ bản cần phải tuân theo trong tổ chức và hoạt động quản lý giáo dục nhằm đạt được mục tiêu phát triển giáo dục đã đề ra. Nguyên tắc phải đảm bảo phản ánh đúng bản chất các mối quan hệ quản lý, phù hợp qui luật tác động đến hoạt động của tổ chức, phù hợp mục tiêu, đảm bảo tính hệ thống và nhất quán. Trong điều hành hoạt động của TCM, cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý TCM: Đó là những bảo đảm việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác giáo dục. Tuân thủ sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong điều hành hoạt động của tổ chuyên môn. Xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh để lãnh đạo hoạt động của nhà trường, của tổ chuyên môn. - Tập trung dân chủ: Tinh thần của nguyên tắc này trong quản lý giáo dục là ở chỗ phải thường xuyên kết hợp sự lãnh đạo tập trung với sự tham gia của quảng đại quần chúng lao động vào công việc tổ chức quản lý giáo dục. - Bảo đảm tính khoa học, cụ thể và thiết thực: Để đảm bảo nguyên tắc này người TTCM trong các hoạt động của mình phải có căn cứ khoa học, biết sử dụng các kiến thức khoa học (KH QL, tâm lý học, kinh tế học, triết học ) trong điều hành tổ. Tính cụ thể được thể thể hiện trong xây dựng kế hoạch, phân công, giao việc, đánh giá ; tính thiết thực thể hiện trong lựa chọn mục tiêu, xây dựng KH triển khai, luôn bám sát các điều kiện cụ thể của tổ, của trường và gắn với yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, đất nước. - Đảm bảo tính kế hoạch: Phải đưa mọi hoạt động của tổ vào kế hoạch để tăng tính chủ động và khả năng phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận khi thực thi nhiệm vụ. Kế hoạch phải được xây dựng dựa trên các căn cứ lý luận, pháp lý và thực tiễn xác đáng; chỉ rõ việc cần làm, thời gian, nguồn lực và biện pháp thực hiện phù hợp. - Coi trọng công tác giáo dục, thuyết phục kết hợp với việc động viên khuyến khích về mặt tinh thần. Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của - 7 -