Báo cáo biện pháp Phương pháp rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS thông qua sử dụng tư liệu tham khảo

Đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đó là yêu cầu bức thiết trong xã hội hiện đại. Để nâng cao chất lượng dạy và học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ tri thức mà phải hướng tới việc bồi dưỡng cho HS khả năng tự học.

Rèn luyện năng lực tự học cho HS THCS có vị trí quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu bộ môn và góp phần đào tạo ra những con người lao động có năng lực thực hành, tự chủ, năng động đây là những kỹ năng nền tảng cho các cấp học cao hơn.

Vấn đề tự học đã được quan tâm, tuy nhiên đa số mới chỉ dừng lại ở lý luận, còn trong thực tiễn dạy học GV vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Nhiều GV và HS vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tự học nên chưa quan tâm chú trọng tới việc rèn kỹ năng này.

Đối với môn Lịch sử, còn nhiều quan niệm Lịch sử là môn phụ, phương pháp dạy học Lịch sử không hiệu quả và tạo hứng thú cho HS. Việc đổi mới dạy học cũng chưa được quan tâm.

Phương pháp tốt nhất để HS tiếp nhận đầy đủ và sâu sắc về các sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử là phải phát huy được tính tích cực, chủ động của HS.

doc 13 trang thuhoaiz7 20/12/2022 15420
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Phương pháp rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS thông qua sử dụng tư liệu tham khảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_phuong_phap_ren_luyen_ky_nang_tu_hoc_cho_h.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Phương pháp rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS thông qua sử dụng tư liệu tham khảo

  1. CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT THCS Trung học cơ sở GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa TLTK Tài liệu tham khảo 1
  2. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 08/2017 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: - Về nội dung của sáng kiến: PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HS TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS QUA SỬ DỤNG TLTK I. Mục tiêu, cấu trúc, nội dung cơ bản của chương trình lịch sử THCS 1. Mục tiêu: Về kiến thức: HS phải nắm được hệ thống những khái niệm, vấn đề lịch sử khái quát, cơ bản nhất của những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người nói chung và Việt Nam nói riêng. Về kĩ năng: phát triển các năng lực của nhận thức như tri giác, tưởng tưởng, trí nhớ và đặc biệt là tư duy. Bên cạnh đó, còn phát triển các kĩ năng, kĩ xảo học tập bộ môn như sử dụng bản đồ, tranh ảnh, tài liệu Về thái độ: Có lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn đối với những anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. Về định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, tái tạo kiến thức, giải quyết vấn đề, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện 2. Cấu trúc, nội dung cơ bản: Chương trình lịch sử THCS bao hàm khối lượng kiến thức cơ bản của Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam, được sắp xếp một cách hệ thống theo tuyến tính về mặt thời gian. Để tiếp nhận được nội dung kiến thức hết sức phong phú trong khi thời lượng các tiết học trên lớp hạn chế, đòi hỏi HS phải tự học qua khai thác thêm các TLTK ngoài SGK. 3. Một số yêu cầu sử dụng TLTK trong dạy học Lịch sử Việc rèn luyện kỹ năng tự học phải giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản và đáp ứng mục tiêu dạy học. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học phải có tính vừa sức, phù hợp với nhận thức của HS. Việc rèn luyện kỹ năng tự học qua sử dụng TLTK cho HS phải góp phần tích cực vào đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS. Việc rèn luyện kỹ năng tự học qua sử dụng TLTK cho HS bao gồm quá trình hình thành, rèn luyện và phát triển một số hệ thống các kỹ năng liên quan. 4. Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK trong dạy học Lịch sử 4.1. Rèn luyện kỹ năng phát hiện kiến thức cơ bản qua TLTK TLTK là nguồn tài liệu bổ trợ, làm sâu sắc hơn kiến thức cơ bản. Do đó, HS cần tìm được ý bản chất, chủ đạo nhất. Việc này có ý nghĩa rất quan trọng trong khâu thu nhận thông tin. 3
  3. chiếu, so sánh với SGK. Nhờ đó, các em hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện, vấn đề lịch sử. Để phát triển kỹ năng này, GV cần thực hiện các bước sau: - Yêu cầu HS đọc TLTK (hoặc gọi HS đọc to cho cả lớp nghe). - Đưa ra các câu hỏi, bài tập. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của HS. HS cần thực hiện: - Đọc TLTK phát hiện và gạch chân dưới những từ khóa, nội dung liên quan đến kiến thức cơ bản. - Suy nghĩ, sắp xếp để trả lời câu hỏi, bài tập của GV. - Sau khi GV nhận xét, HS so sánh, đối chiếu với SGK, bổ sung, hoàn thiện nội dung, kiến thức. Với việc trả lời các câu hỏi như trên, HS đã thực hiện công việc so sánh nội dung kiến thức từ TLTK với SGK nhằm củng cố, nêu bật kiến thức cơ bản. Từ đó, kiến thức cơ bản trở nên phong phú, được minh họa, cụ thể hóa. Để rèn luyện kỹ năng này, đòi hỏi các em phải tiến hành nhiều thao tác đối chiếu TLTK với SGK, tìm ý chính, từ khóa chung, sắp xếp ý và vận dụng khả năng tư duy: so sánh, tổng hợp, đánh giá Đây là biện pháp rất quan trọng nhằm phát triển kỹ năng tự học cho HS. 4.3. Rèn luyện kỹ năng trình bày kiến thức thu được qua TLTK: Được hiểu là khả năng trình bày nội dung kiến thức dưới 2 hình thức: trình bày miệng và trình bày viết. Nếu kỹ năng diễn đạt tốt, HS sẽ chủ động lĩnh hội kiến thức, hiểu sâu vấn đề, tăng độ bền của kiến thức, góp phần phát triển tư duy cho HS. - Thứ nhất, rèn luyện kỹ năng viết Viết là kênh thông tin vô cùng quan trọng, nhưng viết như thế nào để đảm bảo đầy đủ kiến thức cơ bản và thể hiện được năng lực của cá nhân không phải là vấn đề đơn giản. GV phải thực hiện các bước: + Nêu, giải thích rõ yêu cầu câu hỏi, bài tập. + Yêu cầu HS đọc kỹ nội dung TLTK. + Hướng dẫn HS phát hiện kiến thức cơ bản trong TLTK. + Khuyến khích HS trình bày theo quan điểm cá nhân bằng cách sử dụng các câu hỏi mở, các gợi ý. + Nhận xét bài viết của HS và hoàn thiện bài viết. Về phía HS, cần phải tiến hành theo các bước: + Đọc kỹ nội dung TLTK. 5
  4. + Xây dựng cấu trúc bài thuyết trình: Xác định rõ chủ đề thuyết trình, cấu trúc gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận + Hướng dẫn HS phương pháp thuyết trình hiệu quả: ngôn ngữ to, rõ ràng, tư thế tác phong khi thuyết trình, ngôn ngữ cử chỉ, sử dụng các phần mềm hỗ trợ: Powerpoint + Cung cấp tiêu chí đánh giá bài thuyết trình – đây là cơ sở định hướng để HS thực hiện bài thuyết trình. Ở mức độ nhằm rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho HS, GV chỉ cần giao chủ đề thuyết trình, HS bằng các kỹ năng đã có phải tự thực hiện các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ đó. Các tiêu chí đánh giá cũng ở cấp độ cao hơn. Về phía HS, để rèn luyện kỹ năng thuyết trình trên lớp, HS cần thực hiện các công việc: + Đọc kỹ chủ đề cần thuyết trình để xác định công việc cần làm. + Nghiên cứu TLTK để lập đề cương chi tiết về nội dung cần thuyết trình (minh họa bài thuyết trình bằng cách ví dụ, sơ đồ ) + Thuyết trình vấn đề trước lớp. + HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến và đưa ra câu thảo luận. Nếu được chuẩn bị bài thuyết trình ở nhà, HS thực hiện như sau: + Đọc kỹ chủ đề cần thuyết trình. + Sưu tầm, thu thập tài liệu. + Lập đề cương chi tiết về nội dung thuyết trình (có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ như Powerpoint ) + Tự luyện tập kỹ năng thuyết trình. + Trình bày trên lớp và lắng nghe nhận xét, góp ý của các bạn. Để thực hiện tốt bài thuyết trình, HS cần chú ý thực hiện tốt các hướng dẫn của GV, tích cực chủ động tham gia thuyết trình. Các HS khác cần chú ý nội dung để tự lĩnh hội kiến thức, rút ra bài học kinh nhiệm cho bản thân. Như vậy, hình thành và rèn luyện kỹ năng diễn đạt với hai hình thức: viết và nói (hoạt động nhóm, thuyết trình) là rất cần thiết trong việc phát triển cho HS kỹ năng tự học. Bởi để diễn đạt được theo ý hiểu của mình, HS phải thực sự hiểu và nắm được kiến thức cơ bản từ TLTK. 4.4. Rèn luyện kỹ năng sử dụng TLTK để trả lời câu hỏi: HS phải biết lựa chọn kiến thức thu nhận được từ việc nghiên cứu TLTK, kết hợp với SGK và phân tích, tổng hợp, để hoàn thành các câu hỏi, bài tập trong SGK và do GV giao cho. GV cần tiến hành các công việc sau: - Nêu câu hỏi cho HS. 7
  5. Có thể thấy, sưu tầm TLTK đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng tự học của HS. Vì sưu tầm tài liệu là bước đầu tiên để HS có thể tiến hành những thao tác tiếp theo: ghi chép, khai thác kiến thức cơ bản 4.6. Rèn luyện kỹ năng ghi chép nội dung kiến thức qua TLTK HS cần chắt lọc kiến thức nhưng đảm bảo tính logic, chặt chẽ giữa các nội dung và ghi theo ý hiểu của mình (bởi việc ghi chép thể hiện sắc thái cá nhân, độc lập, sáng tạo). HS có thể hệ thống hóa bằng sơ đồ tư duy, lập bảng HS cần thực hiện tốt các công việc sau: - Trước hết, HS phải chuẩn bị tâm thế để ghi chép. - HS cần xác định được nguồn TLTK cần ghi chép: tên tài liệu, tác giả, nhà xuất bản (hoặc nguồn xuất xứ) chuẩn bị các công cụ cần thiết để ghi chép, bút, vở - Lựa chọn chính xác nội dung cần ghi chép: Tra mục lục, xác định nội dung. Quá trình ghi chép của HS cần lưu ý: - Dùng các chữ viết tắt và các kí hiệu quy ước một cách nhất quán. Cần ghi chép sạch sẽ, ngay ngắn, rõ ràng. - Ghi lại những vấn đề chính có số liệu và niên đại quan trọng, lập niên biểu, ghi các tài liệu gốc, câu nói nổi tiếng của các danh nhân, câu trích trong các tác phẩm kinh điển của Mác-Lênin, Hồ Chí Minh, văn kiện Đảng - Ghi và gạch chân những thuật ngữ, khái niệm khó, những tư tưởng, luận điểm chủ yếu của bài học. Như vậy, rèn luyện cách ghi chép là kỹ năng quan trọng trong quá trình tự học ở nhà của HS. Thông qua hoạt động này, HS lĩnh hội, lưu giữ và khắc sâu được kiến thức một cách hệ thống. Đồng thời, rèn luyện cho các em kỹ năng lập luận, sáng tạo trong học tập. 4.7. Rèn luyện kỹ năng biết thắc mắc, đặt câu hỏi và tìm cách trả lời: TLTK cung cấp khối lượng kiến thức rất lớn. Do đó, HS không thể nhận thức được hết nội dung bài viết. Việc đưa ra những thắc mắc, câu hỏi và tìm cách trả lời những thắc mắc không chỉ giúp các em chủ động tiếp nhận kiến thức mà còn hiểu sâu sắc bản chất vấn đề. Bên cạnh đó, HS phát triển óc sáng tạo, tư duy phê phán và tính chủ động học tập – những kỹ năng vô cùng quan trọng, cần thiết trong cuộc sống. Để làm được điều này, GV cần hướng dẫn cho HS: - Học sinh đọc TLTK và lập dàn ý những nội dung cơ bản. - Ghi lại những vấn đề khó hiểu, thuật ngữ, khái niệm, câu hỏi cần giải đáp. - Huy động kiến thức đã học, so sánh với SGK, vở ghi và khai thác các nguồn tài liệu khác để trả lời. GV có vai trò hỗ trợ, định hướng cho HS và thường xuyên khuyến khích, động viên các em động não tìm câu trả lời. 9
  6. Thứ nhất, hướng dẫn HS đọc tài liệu lịch sử để chuẩn bị và tham gia kể chuyện lịch sử Để thực hiện tốt việc đọc TLTK để kể chuyện trong hoạt động ngoại khóa, GV thực hiện các công việc sau: - Đưa ra yêu cầu về hình thức thể hiện, thời gian, chủ đề buổi ngoại khóa. - Hướng dẫn HS sưu tầm, đọc TLTK. - HS tìm hiểu TLTK, luyện tập cách trình bày và thể hiện trong buổi ngoại khóa. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét. GV tổng kết, đánh giá. Tương tự đối với HS, các em cũng thực hiện như sau: - Xác định yêu cầu về nội dung, chủ đề, thời gian, hình thức tổ chức ngoại khóa. - Sưu tầm, đọc tài liệu để chuẩn bị cho câu chuyện. - Kể chuyện và lắng nghe lời nhận xét, góp ý của GV và các bạn. Để làm tốt tất cả các bước trên đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp các kỹ năng, kỹ năng sưu tầm TLTK, kỹ năng ghi chép TLTK, kỹ năng trình bày Thứ hai, tổ chức buổi tọa đàm, dạ hội lịch sử, trao đổi, thảo luận về một vấn đề lịch sử Trao đổi, thảo luận là hình thức ngoại khóa giúp học sinh bày tỏ ý kiến của mình để củng cố kiến thức đã học, lòng tin sau khi đọc một quyển sách, nghe kể chuyện, nói chuyện lịch sử, hoặc suy nghĩ về một vấn đề nào đó. - Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Để đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của đề tài, tác giả đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THCS Đồng Tĩnh. * Mô tả thực nghiệm: - Mục đích thực nghiệm: Thực nghiệm nhằm kiểm chứng các biện pháp sư phạm nâng cao hiệu quả việc phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy học lịch sử. - Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 9A, 9B, 8A, 8B. - Giải pháp đã được áp dụng: Quan sát, dự giờ, trao đổi với GV, HS, điều tra xã hội học, phương pháp thống kê toán học * Kết quả thực nghiệm sư phạm: Qua phân tích và thực nghiệm tôi thấy sử dụng TLTK trong dạy học, góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học, gây hứng thú học tập và phát triển khả năng tư duy, bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng cho học sinh. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Lớp học; Phiếu điều tra; Sách giáo khoa; Tài liệu tham khảo. 11