Sáng kiến kinh nghiệm, Giải pháp Phương pháp lồng ghép tiểu phẩm vào chương trình Âm nhạc Lớp 8

Âm nhạc – chỉ là từ thật đơn giản nhưng lại là điều không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn, của trái tim và nhịp đập cuộc sống. Và môn Âm nhạc đã có trong chương trình học từ khi còn nhỏ. Nhưng môn học Âm nhạc trong trường THCS không có mục đích đào tạo những người làm nghề âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ, ca sĩ…mà chính là qua môn học để tác động vào đời sống tinh thần của các em góp phần cùng với môn học khác thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông cũng như mục tiêu của bậc học.

Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, không những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hoá mà còn phát huy năng lực cảm thụ âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành mạnh tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp phần phát triển toàn diện và hài hòa về tính cách cho các em.

Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng người, hướng con người tới Chân- Thiện -Mĩ…

- Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Có như vậy các em mới có điều kiện khắc phục khó khăn tiếp nhận kiến thức mới.

- Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh là lứa tuổi nhạy cảm hiếu động ham thích biểu diễn nhưng chưa được thể hiện hết khả năng. Khả năng hoạt động nhóm còn chưa tốt.

- Từ thực tiễn giảng dạy cũng như việc học của học sinh, trong nhiều năm qua cô và trò gặp không ít khó khăn trong quá trình dạy học và đã làm mọi cố gắng để nâng cao chất lượng dạy-học, và điều quan trọng nhất mà tôi tâm huyết đó là nếu giáo viên sáng tạo tìm những hình thức hoạt động học tập mới sẽ gây hứng thú trong giảng dạy và phương pháp  sẽ giúp cho học sinh say sưa hơn trong quá trình học tập và sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn.

doc 16 trang thuhoaiz7 20/12/2022 5240
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm, Giải pháp Phương pháp lồng ghép tiểu phẩm vào chương trình Âm nhạc Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_phuong_phap_long_ghep_tieu_p.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm, Giải pháp Phương pháp lồng ghép tiểu phẩm vào chương trình Âm nhạc Lớp 8

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP TIỂU PHẨM VÀO CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC LỚP 8 Tác giả: Nguyễn Phạm Thanh Hằng Môn: Âm nhạc Cấp học: THCS NĂM HỌC 2016-2017
  2. PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP TIỂU PHẨM VÀO CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC LỚP 8 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Âm nhạc – chỉ là từ thật đơn giản nhưng lại là điều không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn, của trái tim và nhịp đập cuộc sống. Và môn Âm nhạc đã có trong chương trình học từ khi còn nhỏ. Nhưng môn học Âm nhạc trong trường THCS không có mục đích đào tạo những người làm nghề âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ, ca sĩ mà chính là qua môn học để tác động vào đời sống tinh thần của các em góp phần cùng với môn học khác thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông cũng như mục tiêu của bậc học. Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, không những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hoá mà còn phát huy năng lực cảm thụ âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành mạnh tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp phần phát triển toàn diện và hài hòa về tính cách cho các em. Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng người, hướng con người tới Chân- Thiện -Mĩ - Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Có như vậy các em mới có điều kiện khắc phục khó khăn tiếp nhận kiến thức mới. - Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh là lứa tuổi nhạy cảm hiếu động ham thích biểu diễn nhưng chưa được thể hiện hết khả năng. Khả năng hoạt động nhóm còn chưa tốt. - Từ thực tiễn giảng dạy cũng như việc học của học sinh, trong nhiều năm qua cô và trò gặp không ít khó khăn trong quá trình dạy học và đã làm mọi cố gắng để nâng cao chất lượng dạy-học, và điều quan trọng nhất mà tôi tâm huyết đó là nếu giáo viên sáng tạo tìm những hình thức hoạt động học tập mới sẽ gây hứng thú trong giảng dạy và phương pháp sẽ giúp cho học sinh say sưa hơn trong quá trình học tập và sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. - Từ những lý do nói trên, bản thân tôi nhận thấy việc bổ sung hình thức học tập hoạt động vào tiết học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy nó là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm này. 1
  3. PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP TIỂU PHẨM VÀO CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC LỚP 8 3. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"; "Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi". Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới. Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế xác định “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển” Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiển tra đánh giá theo định hướng năng lực người học. 2. Thực trạng vấn đề: 2.1. Đặc điểm chung. 2.1.1. Về phía nhà trường. a. Thuận lợi: - Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS. Dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học. - Nhà trường và BGH quan tâm thường xuyên. 3
  4. PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP TIỂU PHẨM VÀO CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC LỚP 8 b. Giáo viên: - Sử dụng đàn, hát nhuần nhuyễn thành thạo. Nắm vững kiến thức cơ bản về sân khấu và tiểu phẩm. - Sáng tạo dàn dựng các kịch bản phù hợp. - Định hướng cho các em cách làm việc nhóm hiệu quả, cách dựng kịch bản phân vai tạo cảnh phù hợp. 3. Các biện pháp đã tiến hành: Chọn lọc tiết học trong phân phối chương trình âm nhạc 8 phù hợp lồng ghép tiểu phẩm ngắn: 3.1 Phân phối chương trình âm nhạc 8 gồm 35 tiết với nhiều nội dung học phong phú từ các bài hát, tập đọc nhà và các nhạc sĩ trong và ngoài nước. Dựa theo nội dung học, thời gian các tiết học và phân phối chương trình tôi chọn ra 4 nội dung kết hợp tiểu phẩm. STT Tiết Nội dung lồng ghép 1 2 Ôn tập bài hát Mùa thu ngày khai trường Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường 2 4 Học hát bài: Lý dĩa bánh bò Dân ca:Nam Bộ 3 21 Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu 4 28 Học hát bài: Ngôi nhà của chúng ta. 3.2. Kế hoạch và hình thức thực hiện: Với hình thức hoạt động nhóm, giáo viên gợi ý cho các em cách lên nội dung tiểu phẩm, kịch bản cụ thể với thời gian quy định. Sau đó giáo viên sẽ chỉnh sửa góp ý với kịch bản và hướng dẫn các nhóm tập luyện. Yêu cầu cơ bản: - Về nội dung kịch bản: + Đúng chủ đề, không lan man. + Phân cảnh rõ ràng, liên kết hợp lí logic giữa các cảnh. + Lời thoại rõ ràng, phù hợp. - Về biểu diễn: + Phân vai phù hợp, linh hoạt trong lời thoại và sân khấu. + Không chồng hình. + Nói rõ lời thoại, không nói nhanh. Thời gian STT Tên Nội dung tiểu phẩm quy định 5
  5. PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP TIỂU PHẨM VÀO CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC LỚP 8 7
  6. PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP TIỂU PHẨM VÀO CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC LỚP 8 9
  7. PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP TIỂU PHẨM VÀO CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC LỚP 8 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: Môn học âm nhạc ở trường THCS mỗi tuần chỉ có một tiết, thật ít ỏi nhưng các em được học và phát huy khả năng cá nhân và hoạt động nhóm một cách tích cực nhất có thể và là một tác động lớn vào thế giới tinh thần của các em. Với những phương pháp trên, trong những năm qua đối với việc học âm nhạc ở trường, tôi thấy kết quả chất lượng được nâng lên rõ rệt, các em hiểu sâu 11
  8. PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP TIỂU PHẨM VÀO CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC LỚP 8 cho mình một trình độ chuyên môn vững vàng, thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Kiến nghị. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về “Phương pháp lồng ghép tiểu phẩm vào chương trình âm nhạc lớp 8 ” của những năm học trước, Năm nay tôi mạnh dạn đưa ra để các đồng nghiệp tham khảo,. các em hứng thú học âm nhạc hơn, thực hành tự tin hơn và có tiến bộ rõ rệt. Tôi rất mong được sự góp ý trao đổi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp cũng như của những người yêu thích môn âm nhạc, để tìm ra được những phương pháp tối ưu nhất nhằm giúp HS có hứng thú và ham mê học âm nhạc, từ đó giáo dục óc thẩm mĩ cho các em, giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. 2. Đề xuất. Để thực hiện đào tạo các em học sinh trở thành những người phát triển toàn diện về: Đức - Trí - Thể - Mĩ ngoài việc người thầy phải có năng lực thực sự ra thì việc khách quan, ngoại cảnh, khuôn viên, môi trường là những điều tác động lớn đến các em. Do đó để tạo điều kiện cho việc dạy - học của thầy trò thuận lợi, bản thân tôi là người đứng lớp dạy bộ môn âm nhạc cần kiến nghị một số vấn đề sau: a, Về phía nhà trường: - Thường xuyên quan tâm, giúp đỡ giáo viên và học sinh. - Trang bị, bổ sung thêm một số trang thiết bị và tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn. b, Về phía Phòng GD&ĐT: - Tổ chức nhiều đợt tập huấn, chuyên đề về bộ môn để GV âm nhạc có điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy. 13