Báo cáo biện pháp Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học vật lý 8

 

1. Lý do chọn đề tài

Môn vật lý ở trường trung học cơ sở là một trong số những môn học quan trọng nhất. Học vật lý là học cách nghiên cứu, giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực tế một cách chính xác, logic. Học sinh được làm việc nhiều từ việc phát hiện những kiến thức mới đến việc vận dụng kiến thức vào làm bài tập thực tế. Động lực thúc đẩy học sinh hoạt động học tập tích cực là quá trình nảy sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ nhận thức với tri thức và kinh nghiệm sẵn có. Học sinh lớp 8 là khối lớp vẫn còn nhiều bỡ ngỡ ở cấp trung học cơ sở, các em tiếp nhận kiến thức qua nghiên cứu bài ở nhà, qua việc quan sát kênh hình, kênh chữ, qua phương pháp truyền thụ của giáo viên. Do đó mỗi giáo viên phải giúp học sinh tiếp thu những kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái, tổ chức các hoạt động học tập giúp các em thấy hứng thú và tự giác tích cực độc lập trong việc tiếp thu những kiến thức mới cũng như việc vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống. Xuất phát từ những lý do trên nên tôi xin trình bày một số giải pháp dạy học theo hướng tích hợp nhằm khơi gợi hứng thú và tăng cường tính tích cực chủ động, giáo dục toàn diện cả đức trí thể mỹ cho học sinh.

2. Lịch sử đề tài

Trong thực tế đã có nhiều giáo viên nghiên cứu về phương pháp khơi gợi hứng thú và tăng cường tính tích cực chủ động cho học sinh, song việc dạy học theo hướng tích hợp còn hạn chế, bên cạnh đó do nhiều nguyên nhân khác nhau mà bài tập định tính và câu hỏi thực tế đã bị xem nhẹ, thậm chí dường như đã bị lãng quên trong các giờ học vật lý, điều đó dẫn đến một thực trạng đáng buồn là giờ học vật lý trở nên khô khan, rời rạc xa dời thực tế, khả năng vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế cuộc sống của một bộ phận lớn học sinh hiện nay thực sự yếu kém. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy đại bộ phận học sinh rất lúng túng khi gặp bài tập định tính và câu hỏi thực tế cũng như bài tập mangtính tích hợp.

Bản thân tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để giúp học sinh hứng thú, tích cực chủ động làm tốt các bài tập mang tính tích hợp, bài tập định tính và câu hỏi thực tế nhằm giáo dục học sinh một cách toàn diện. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu đưa ra một số giải pháp mà tôi bắt đầu áp dụng đề tài này từ học kì II năm 2018

– 2019 trong quá trình giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như học sinh đại trà màtôi được đảm nhận.

docx 18 trang thuhoaiz7 20/12/2022 4400
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học vật lý 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_trong_day_hoc.docx
  • pdfTích hợp kiến thức liên môn trong dạy học vật lý.pdf

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học vật lý 8

  1. Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học vật lý 8 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 8 - Môn: Vật lý - Cấp học: THCS - Tác giả: Nguyễn Thế Vinh Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội Năm học: 2019 - 2020 Trang 1/17
  2. Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học vật lý 8 IV.Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 1) Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan tới việc dạy học theo hướng tích hợp nhằm khơi gợi hứng thú, tăng cường tính tích cực chủ động cho học sinh. - Mô tả thực trạng dạy và học vật lý hiện nay, phân tích, đánh giá thực trạng đó. - Đề xuất các biện pháp, giải pháp, khuyến nghị. 2) Phương pháp nghiên cứu - Tham khảo tài liệu, thu thập tài liệu. - Phân tích, tổng kết kinh nghiệm. - Điều tra trực tiếp thông qua các giờ dạy V. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1) Phạm vi nghiên cứu - Các bài dạy trong chương trình vật lý 8 2) Đối tượng nghiên cứu - Đề tài áp dụng đối với hai nhóm đối tượng: + Giáo viên dạy vật lý lớp 8 + Học sinh lớp 8 bao gồm học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. VI. Điểm mới nhất trong kết quả nghiên cứu. - Sáng kiến đã hệ thống được một số giải pháp dạy học theo hướng tích hợp nhằm khơi gợi hứng thú, nâng cao tính tích cực chủ động, giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh cùng các ví dụ cụ thể minh chứng cho mỗi giải pháp. - Sáng kiến đã đưa ra được một hệ thống các câu thơ, bài thơ lục bát được sử dụng để hỗ trợ việc dạy và học các bài tập định tính và câu hỏi thực tế vật lý 8 cùng các biện pháp sử dụng các câu thơ này một cách linh hoạt, sáng tạo. - Sáng kiến có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên khi dạy vật lý lớp 8. Trang 3/17
  3. Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học vật lý 8 hiện tượng một bộ phận học sinh không muốn học vật lý, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của vật lý. Thực tế giảng dạy cho thấy học sinh sẽ thấy hứng thú và dễ ghi nhớ hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ giữa kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hằng ngày. CHƯƠNG II: NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A. MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP I. Tích hợp kiến thức văn thơ vào dạy học vật lý: Sử dụng thơ lục bát là thể thơ đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam, một thể thơ dễ thuộc dễ nhớ vào trong các khái niệm và hiện tượng vật lý thực tế. Không giống thơ Đường, chỉ thông dụng trong giới trí thức tức là các nhà Nho thuở trước, hai thể thơ của Việt Nam, đặc biệt là thơ lục bát, được phổ cập trong mọi giai tầng xã hội. Lý do là thơ lục bát không bị bó buộc bởi các luật lệ chặt chẽ về niêm và đối như thơ Đường. Thêm nữa, vì không bị giới hạn về khuôn khổ số câu nên thể lục bát thường được sử dụng để thuật chuyện, một trong những hình thức giải trí không thể thiếu của người xưa. Trong dòng văn chương bình dân, lục bát hầu như là thể thơ độc nhất được sử dụng trong kho tàng ca dao đồ sộ của dân tộc. Đối với người xưa, ngoài tính cách giải trí, ca dao còn được mang mục đích giáo huấn con em. Thật vậy, thời trước rất ít người được cắp sách đến trường, nên phương tiện để dạy dỗ các em về luân lý và các kinh nghiệm sống được gói ghém trong văn chương truyền khẩu gồm ca dao, tục ngữ, và truyện cổ. Thêm nữa, lục bát là thể thơ thường được dùng trong các lối hát dân gian như quan họ, trống quân, hát chèo, hát đúm, hát xẩm, hát ru em, hát gặt lúa, hát giã gạo, hát đưa đò, hát phường vải, hát chầu văn, và hò chúng ta khó thể tưởng tượng được một người Việt Nam mà không biết đến thơ lục bát, không thuộc nằm lòng vài bài thơ lục bát. Việc sử dụng thơ lục bát trong dạy và học vật lý sẽ giúp giờ học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn. Các khái niệm hiện tượng vật lý vốn khô khan khi được truyền tải bằng thơ lục bát giúp các em học sinh lĩnh hội một cách tự nhiên, dễ ghi nhớ qua đó mà nâng cao hứng thú học tập, hiểu bài một cách sâu sắc. Dưới đây là một vài cách sử dụng hiệu quả thơ lục bát trong dạy và học vật lý. 1.Cách 1: Cho học sinh ghi nhớ các kết luận thông qua các câu thơ lục bát Ví dụ 1: Vận tốc của tàu hỏa là 36 km/h và vận tốc của một xe đạp là 5m/s. Hãy cho biết tàu hỏa hay xe đạp đi nhanh hơn? 36km/h=10m/s>5m/s. Nên tàu hỏa đi nhanh hơn. Sau khi làm xong bài tập này giáo viên đặt câu hỏi các em rút ra bài học kinh nghiệm gì thông qua bài tập vừa rồi. Các em học sinh có thể trả lời được là muốn biết chuyển động nào nhanh hơn phải so sánh vận tốc và trước khi so sánh phải đổi về cùng một đơn vị. Giáo viên có thể đọc bài thơ sau đây: Muốn biết chuyển động chậm nhanh Phải xem vận tốc ai dành phần hơn Trang 5/17
  4. Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học vật lý 8 Lên cao đột ngột ù tai Áp suất khí quyển khác sai ít nhiều Nhai kẹo, giải pháp mỹ miều Cân bằng áp suất là điều nên theo Ví dụ 12: Vì sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ? Lỗ nhỏ trên nắp ấm trà Giúp cho không khí đi ra đi vào Nước ơi nước chảy đi nào Trong, ngoài khí áp tiêu hao nhau rồi Ví dụ 13: Tại sao trên núi cao không thể luộc chín trứng theo cách thông thường? Biết nhiệt độ sôi của nước giảm theo áp suất khí quyển và trứng chỉ chín khi nước sôi ở 1000C. Càng cao khí loãng càng nhiều Áp suất giảm xuống là điều hiển nhiên Nhiệt sôi của nước thấp liền Cố chi luộc trứng cho phiền thêm ra Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm, dẫn đến nhiệt độ sôi của nước giảm (không còn là 1000C nữa) mà trứng chỉ chín được khi nước sôi ở 1000C. Ví dụ 14: Cái kim bằng thép thả vào trong nước thì chìm? Vì sao? Vậy tại sao cái tàu bằng thép lớn hơn kim rất nhiều lần lại nổi trên mặt nước? Kim thép có trọng lượng riêng Lớn hơn của nước nên liền chìm thôi Tàu lớn nhưng rỗng mấy nơi Trung bình tỉ trọng giảm vơi đi nhiều 3. Cách 3: Sử dụng thơ lục bát để đặt câu hỏi khi kiểm tra bài cũ, kiểm tra định kì, dẫn dắt bài học . Ví dụ 15: Em hãy đọc và nêu ý nghĩa vật lý của bài thơ sau Phân biệt chuyển động đứng im Nhìn quanh vật đó mà tìm mốc so Khoảng cách em chớ có đo Quan tâm vị trí mới lo đứng dời Lấy ví dụ minh họa cho bài thơ trên? Ví dụ 16: Em hãy đọc và nêu ý nghĩa vật lý của bài thơ sau Sâu dưới mặt thoáng càng nhiều Áp suất càng lớn là điều hiển nhiên Trong cùng chất lỏng đứng yên Bằng nhau áp suất đương nhiên sâu cùng Ý nghĩa vật lý của bài thơ trên là: Càng xuống sâu dưới mặt thoáng của chất lỏng thì áp suất càng lớn. Trong cùng một chất lỏng đứng yên, những điểm nằm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ sâu so với mặt thoáng) thì có áp suất bằng nhau. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh vẽ hình minh họa. Từ ý nghĩa vật lý bài thơ trên em hãy giải thích tại sao khi lặn con người luôn có cảm giác tức ngực và càng lặn sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng lên? Trang 7/17
  5. Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học vật lý 8 một phần nhỏ động năng của người đó (thu được trong khi chạy lấy đà) thành thế năng. Thế năng của người nhảy ở vị trí cao nhất phần lớn do công của chân đẩy người lên theo phương thẳng đứng. Vì vậy một nhà thể thao nổi tiếng về nhảy cũng chỉ nhảy cao được hơn hai mét. Khi nhảy sào, người nhảy đã khéo sử dụng con sào biến đổi được hầu hết động năng khi chạy lấy đà thành thế năng. Như vậy, dùng sào nhảy ngoài sức đẩy của chân, người nhảy còn tận dụng được động năng của mình, và sử dụng được tay đẩy mình lên cao thêm, cho nên có thể nhảy cao được tới ba, bốn mét. Ví dụ 24: Vì sao một vận động viên nhảy xa lại chạy lấy đà rồi mới nhảy, không đứng tại chỗ mà nhảy? Hướng dẫn: Nếu người đó chạy lấy đà rồi mới nhảy, thì trước khi nhảy người đó đã có một vận tốc nhất định nào đó. Khi đó người này có lực quán tính do có đà kết hợp với lực bật nhảy của chân sẽ làm cho người này nhảy đi xa hơn rất nhiều so với bật nhảy tại chỗ. Ví dụ 25: Tại sao lúc rơi xuống, các vận động viên nhảy cao và nhảy xa phải co hai chân lại? Hướng dẫn: Nhờ co hai chân ở giai đoạn cuối bước nhảy, vận động viên tạo thêm được đường để hãm, và nhờ thế giảm bớt được lực va xuống đất. III. Tích hợp kiến thức lịch sử, kiến thức về chủ quyền biển đảo nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Trong tình hình vấn đề biển đảo đang có những diễn biến phức tạp thì việc lồng ghép nội dung giáo dục tinh thần bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh hải, giáo dục tinh thần tự hào dân tộc thông qua các câu chuyện về danh nhân đất Việt là một trong những nhiệm vụ cấp bách không chỉ của riêng môn học nào. Ví dụ 26: Thay vì bài tập: “Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển.Tại một thời điểm nào đó áp kế đặt ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2,06.106 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ áp suất 1,03.106N/m2. a) Hỏi tàu đã nổi lên hay đã lặn xuống? b) Tính độ sâu của tàu ngầm ở 2 thời điểm trên? ” Giáo viên có thể cho bài tập này: “Hai tàu ngầm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đang thử nghiệm di chuyển ở dưới biển. Tại một thời điểm nào đó áp kế đặt ngoài vỏ tàu Trường Sa chỉ áp suất 0,206.10 6 N/m2 còn áp kế đặt ngoài vỏ tàu Hoàng Sa chỉ áp suất 0,103.106N/m2. Cho trọng lượng riêng nước biển là 10300N/m3” a) Hỏi tàu ngầm nào đang lặn sâu hơn? b) Tính độ sâu của hai tàu ngầm ở thời điểm trên? Thông qua bài tập này học sinh sẽ thấy được rằng Việt Nam cũng đang có những nhà khoa học đang nghiên cứu để chế tạo tàu ngầm, và cũng có thể một lần nữa khẳng định: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” Ví dụ 27: Đọc các câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi? Câu chuyện thứ nhất: “Một hôm Vinh đem một trái bưởi ra bãi tha ma làm quả bóng để các bạn cùng chơi. Bỗng quả bưởi lăn xuống một trong những cái hố bên mép bãi người ta đào để ngăn trâu bò khỏi phá lúa. Cái hố rất hẹp và Trang 9/17
  6. Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học vật lý 8 Hướng dẫn: Không khí lạnh nặng hơn, do ở sát nền nhà. Ví dụ 33: Khi tàu đi vào các vùng biển nhiệt đới ở Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, các thuỷ thủ thường thấy có những con cá bay trên mặt biển để trốn tránh cá dữ. Thoạt đầu, chúng lấy đà, rồi quẫy mạnh đuôi, vọt lên khỏi mặt nước và bay một quãng dài đến 150 m. Bay như thế cá thường bị rơi vào boong tàu. Tại sao chúng lại không đổi được hướng bay? Hướng dẫn: Sự bay của cá được ổn định là nhờ vẫy đuôi. Vây này không thể đổi được hướng bay do đó cá bay chỉ nhờ quán tính. Ví dụ 34: Tại sao về mùa hè gió mạnh thường làm gãy nhiều cây hơn về mùa đông? Hướng dẫn: Mùa hè cây cối xum xuê. Lá làm tăng đáng kể diện tích tán cây, nên lực tác động của gió lên cây cũng tăng lên đáng kể. Ví dụ 35: Tại sao để phân biệt gốc, ngọn của một cây gỗ được bào nhẵn như nhau người ta lại thả cây gỗ xuống nước là có thể phân biệt được? Hướng dẫn: Phần ngọn cây được cấu tạo bởi các lớp mô mềm, xốp hơn phần gốc. Nên khi thả vào trong nước thì phần ngọn sẽ nổi và phần gốc chìm xuống. V. Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào dạy học vật lý Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ. Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát triển và xử lí các vấn đề về môi trường. Trong số các môn học ở trường trung học cơ sở thì môn Vật lý là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì vậy, để đáp ứng những yêu cầu đặt ra, cùng với các môn học khác, trong quá trình giảng dạy Vật lý việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề không thể thiếu. Ví dụ 36: Trong khi xem tivi người ta nói đến một vài sự cố tràn dầu, Em của em không biết việc tràn dầu có tác hại gì với môi trường? Hãy giải thích giúp em ấy? Hãy tìm một vài hình ảnh minh họa cho tác hại của sự cố tràn dầu ? Hướng dẫn: Đối với các chất lỏng không hòa tan trong nước, chất nào có khối lượng riêng nhỏ hơn nước thì sẽ nổi trên mặt nước. Vì dầu nhẹ hơn nước nên nổi trên nước, lớp dầu này ngăn cản việc trao đổi oxy vào nước vì vậy sinh vật không lấy được oxy sẽ bị chết. Ví dụ 37: Vì sao cần hạn chế thải các loại khí độc ra ngoài môi trường? Trang 11/17