Báo cáo Biện pháp nâng cao thể lực cho học sinh nữ khối 8 trường THCS Đồng Tĩnh - Tam Dương - Vĩnh Phúc

Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của nền giáo dục nói chung, Nó góp phần đào tạo con người mới phát triển toàn diện phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 

Nền giáo dục thể chất của nước ta là: Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phát triển hài hoà về thể chất chuẩn bị sẵn sàng cho lao động và bảo vệ tổ quốc phù hợp với nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho nền công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay.

Văn kiện đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ “ Giáo dục thể chất cùng với khoa học công nghệ phải thực sự là quốc sách hàng đầu…chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ 21…đồng thời khẳng định rõ sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các đoàn thể” Cũng tại văn kiện này của Đảng đã nêu rõ “…đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, vững bước lên chủ nghĩa xã hội…muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Xuất phát từ quan điểm trên luật giáo dục đã ban hành với mục tiêu: giáo dục là “…đào tạo người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. 

doc 16 trang thuhoaiz7 20/12/2022 3880
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Biện pháp nâng cao thể lực cho học sinh nữ khối 8 trường THCS Đồng Tĩnh - Tam Dương - Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_nang_cao_the_luc_cho_hoc_sinh_nu_khoi_8_tr.doc

Nội dung text: Báo cáo Biện pháp nâng cao thể lực cho học sinh nữ khối 8 trường THCS Đồng Tĩnh - Tam Dương - Vĩnh Phúc

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của nền giáo dục nói chung, Nó góp phần đào tạo con người mới phát triển toàn diện phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nền giáo dục thể chất của nước ta là: Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phát triển hài hoà về thể chất chuẩn bị sẵn sàng cho lao động và bảo vệ tổ quốc phù hợp với nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho nền công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay. Văn kiện đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ “ Giáo dục thể chất cùng với khoa học công nghệ phải thực sự là quốc sách hàng đầu chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ 21 đồng thời khẳng định rõ sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các đoàn thể” Cũng tại văn kiện này của Đảng đã nêu rõ “ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, vững bước lên chủ nghĩa xã hội muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Xuất phát từ quan điểm trên luật giáo dục đã ban hành với mục tiêu: giáo dục là “ đào tạo người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Căn cứ và thực tế giảng dạy của bản thân và việc luyện tập của học sinh. Trong giảng dạy thực tiễn tôi nhận thấy: Việc nắm bắt kĩ thuật, hình thành kĩ năng động tác, rèn luyện thể lực, nâng cao thể chất của học sinh còn chưa đầy đủ, đặc biệt là đối với các em học sinh nữ khối 8. Mà đây là một nội dung rất quan trọng và thiết thực. Điều này có nhiều nguyên nhân. Trong đó vấn đề giảng dạy của giáo viên là chủ yếu. Bên cạnh đó lí do nhận thức của học sinh và thời gian dành cho việc tự tập, tự rèn của học sinh còn ít. Qua đó tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp thực hiện vấn đề này. 1
  2. “ Luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo nói chung, về giáo dục thể chất trong trường học nói riêng được xuất phát từ những cơ sở tư tưởng, lý luận của học thuyết Mac – Lênin về con người và sự phát triển con người toàn diện, về giáo dục thế hệ trẻ trong xã hội chủ nghĩa, về những nguyên lý giáo dục thể chất Mac-xit, từ tư tưởng quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao nói chung và giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ nói riêng. Những cơ sở tư tưởng, lý luận đó đều được Đảng ta quán triệt trong suốt thời kỳ lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa ngày nay, được cụ thể hóa qua các kỳ Đại hội Đảng, các chỉ thị, các nghị quyết, Nghị định, thông tư về TDTT ở từng giai đoạn cách mạng theo yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình cụ thể của đất nước. Đại hội Đảng lao động Việt Nam lần thứ III tháng 9/1060 đã định hướng công tác giáo dục và rèn luyện thể chất đối với tuổi trẻ học đường, chủ trương này đã được Hội nghị trung ương lần thứ VIII tháng 4/1963 phát triển lên một bước mới, phù hợp với nguyên lý của chủ nghĩa Mac về phát triển con người toàn diện. Đặc biệt về nội dung giáo dục toàn diện, Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IV cũng nêu rõ: “ cần nâng cao chất lượng toàn diện của nội dung giáo dục. Hiện đại hóa chương trình học tập khoa học và kỹ thuật mở rộng kiến thức quản ý kinh tế tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mac-Lenin, Đường lối, chính sách của Đảng và đạo đức cách mạng, bồi dưỡng kỹ năng lao động và năng lực nghiên cứu khoa học kỹ thuật, coi trọng đúng mức giáo dục thẩm mỹ, TDTT và tập luyện quan sự”. Giáo dục thể chất còn là nội dung bắt buộc đã được khẳng định trong hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 đã ghi rõ: “ Việc dạy và học TDTT trong trường học là bắt buộc ”. Để khẳng định vai trò tất yếu của TDTT đối với toàn xã hội, cũng như nhằm thúc đẩy nhanh, mạnh hơn nữa phong trào TDTT quần chúng và phong trào giáo dục thể chất học đường, Đảng ta luôn có những chỉ thị, nghị quyết kịp thời, đề ra những chủ trương đường lối đẩy mạnh tiến trình phát triển. Qua từng giai đoạn cách mạng, tương ứng với những yêu cầu, tình hình nhiệm vụ cụ thể Đảng ta ban hành những chỉ thị như: Tại Hội nghị giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông toàn quốc tại Hải Phòng tháng 8/1996 Phó thủ tướng Nguyễn Khánh cũng đã nói “ Ước vọng 3
  3. Tuy gặp rất nhiều khó khăn như vậy.Nhưng với phương pháp mà tôi đã nghiên cứu và vận dụng, đã giúp tôi rất nhiều trong công tác giảng dạy . Tôi đã giảng cho các em hiểu biết về ý nghĩa, tác dụng của việc luyện tập thể dục thể thao đối với cơ thể người tập . Làm cho cơ thể người tập phát triển cân đối, khoẻ mạnh, tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển . Qua đó giúp các em có ý thức tốt trong luyện tập, nhanh chóng có được những kiến thức cơ bản, hình thành các kĩ năng vận động, phát triển thể lực chung nhằm đáp ứng yêu cầu học tập bộ môn và vận dụng vào thực tế luyện tập và các hoạt động khác . - Với phương pháp này tôi nhận thấy đây là một phương pháp dạy học phù hợp với phương pháp dạy học mới . Tạo cho học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác trong luyện tập . Qua đó giáo viên dễ ràng phát hiện được những học sinh có khả năng vận động tốt, từ đó có hướng tổ chức phát triển các tố chất vận động cho học sinh . - Phương pháp này giúp học sinh đỡ căng thẳng , đơn điệu tạo ra không khí hào hứng trong luyện tập . - Với nghiên cứu này tôi có tham vọng đưa vào vận dụng cho các trường trên địa bàn . Riêng cá nhân tôi sẽ tiếp tục vận dụng vào giảng dạy và tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi nhằm nâng cao dần chất lượng các bài tập thể lực cho đối tượng là học sinh khối 8 trường THCS với mục đích phục vụ tốt cho các hoạt động học tập và lao động. III. Mô tả, phân tích các giải pháp: 1. Phương pháp: Để giải quyết được các nhiệm vụ nêu trên trong quá trình nghiên cứu đề tài, Dự kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1.1- Phương pháp tham khảo tài liệu: Được sử dụng với mục đích tham khảo các yêu cầu đánh giá thể lực của học sinh nữ khối 8 trường THCS theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo về định hướng phát triển công tác giáo dục thể chất từ phân tích tiếp thu và sử dụng các thông tin khoa học cần thiết liên quan, tổng hợp lại vấn đề cơ bản có tính định lượng. Tìm hiểu các cơ sở lý luận về mục tiêu, nhiệm vụ, đường lối phát 5
  4. - Cách tính thành tích kết quả: Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến vệt cuối cùng của gót bàn chân, lấy kết quả của lần cao nhất, đơn vị tính là cm. * Chạy 60m: (xuất phát thấp) - Yêu cầu sân bãi,dụng cụ: Đồng hồ bấm giây, đường chạy thẳng có chiều dài ít nhất là 80m, chiều rộng ít nhất là 2m. Kẻ vạch xuất phát và vạch đích đặt cọc tiêu bằng nhựa hoặc bằng cờ ở hai đầu đường chạy. Sau đích có khoảng trống ít nhất là 10 – 20 m để giảm tốc độ sau khi về đích. - Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát thấp. - Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây (s) và số lẻ từng 1/00 giây. * Chạy 500m: (xuất phát cao) - Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đồng hồ bấm giây, sân tập có đường chạy vòng tròn ít nhất là 200m, chiều rộng đường chạy ít nhất là 2m, kẻ vạch xuất phát và vạch đích. - Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao. - Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định bằng giây (s) và số lẻ từng 1/100 giây theo quy định về tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và đào tạo. 1.4- Phương pháp toán học thống kê: Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu như: Xác định các trị số trung bình và độ lệch chuẩn về các chỉ tiêu kiểm tra của đối tượng nghiên cứu, từ đó xác định được mức tăng trưởng thể lực của đối tượng nghiên cứu và là căn cứ để đánh giá chất lượng giáo dục thể chất tại trường THCS Đồng Tĩnh – Tam Dương – Vĩnh Phúc. Trong quá trình xử lý các số liệu, đề tài sử dụng các tham số và các công thức toán thống kê truyền thống được trình bày trong cuốn “ Đo lường thể thao”. “ Những cơ sở của toán học thống kê”, “Phương pháp thống kê trong TDTT”. 7
  5. - Chạy 500m (giây) Đối tượng kiểm tra bao gồm 58 học sinh nữ khối 8 trường THCS Đồng Tĩnh, kết quả kiểm tra được trình bày trên bảng 2. Bảng 2: Kết quả kiểm tra thể lực của học sinh nữ khối 8 trường THCS Đồng Tĩnh – Tam Dương – Vĩnh Phúc. Tiêu chuẩn/ Bật xa tại chố Chạy 60m Chạy 500m Đối tượng (cm) (giây) (giây) Đạt 23 20 15 Số lượng % 36,6 34,4 29,0 Chưa đạt 35 38 43 Số lượng % 60,3 65,5 74,1 Phân tích bảng kết quả cho thấy: Việc rèn luyện thân thể của học sinh là không cao, do môn thể dục chưa thường xuyên áp dụng tiêu chuẩn này trong kiểm tra đánh giá thể lực cho học sinh mà chỉ dựa vào điểm tổng kết của từng học kỳ và từng năm. Điều đó chưa phản ánh được toàn diện các mặt rèn luyện tăng cường thể lực của học sinh. Việc đánh giá các học kỳ và năm học sẽ được kết luận trên cơ sở tổng kết thường xuyên, xong không phải tất cả mọi việc đánh giá thường xuyên đều có giá trị như nhau mà phần lớn chỉ chú ý đến kết quả lúc cuối chứ không phải theo suốt quá trình học tập. Tổng kết kết quả học tập của học sinh trong các tiết học TDTT là một trong những điều kiện quyết định đến hiệu quả của quá trình giáo dục thể chất. Kết quả học tập được xác định trên cơ sở đánh giá mức độ nắm vững yếu lĩnh động tác kỹ thuật và các kiến thức chuyên môn cũng như các tiêu chuẩn, quy định môn học trong nhà trường. 3. Ứng dụng thực tiễn vào công tác giảng dạy: * Thời gian và các bước tiến hành: - Tiến hành vận dụng vào giảng dạy thực tế trực tiếp ngay ở học sinh khối 8 trường THCS Đồng Tĩnh năm học 2018 - 2019. 9