Báo cáo biện pháp Một số thủ thuật tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh

Hòa chung xu thế hội nhập cùng chính sách mở cửa và sự phát triển không ngừng của ngành khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, công nghiệp du lịch v.v…thì việc học ngoại ngữ là nhu cầu thiết yếu với tất cả cộng đồng để chúng ta có thể tiếp cận với thế giới văn minh, trao đổi văn hóa và nối vòng tay hữu nghị toàn cầu. Tiếng Anh chính là một thứ tiếng nước ngoài đang được nhiều người Việt Nam học do nhu cầu giao tiếp, học tập và nghiên cứu.

Trong những năm gần đây môn Tiếng Anh được rất nhiều sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo, các bậc phụ huynh, học sinh và được đầu tư rất nhiều. Môn Tiếng Anh đã trở thành môn học bắt buộc, một ngôn ngữ thứ hai trong các trường học. Bởi vậy yêu cầu đặt ra là làm thế nào để giờ dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao. Yêu cầu này đòi hỏi người giáo viên phải luôn hoàn thiện mình không chỉ về trình độ chuyên môn mà cả về phương pháp dạy học và thủ thuật dạy học làm sao cho học sinh dễ hiểu, khắc sâu được kiến thức và phát huy được tính tích cực, sáng tạo của các em.

docx 42 trang thuhoaiz7 20/12/2022 7180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số thủ thuật tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_thu_thuat_tao_hung_thu_hoc_tap_cho.docx
  • pdfMột số thủ thuật tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh.pdf

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số thủ thuật tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ THỦ THUẬT TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH Lĩnh vực/Môn: Tiếng Anh Cấp học: Trung học cơ sở NĂM HỌC: 2015 - 2016
  2. Một số thủ thuật tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh MỤC LỤC Phần A: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. Cơ sở lí luận 1 II. Cơ sở thực tiễn 1 III. Phương pháp nghiên cứu 2 Phần B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I. Ý nghĩa của các thủ thuật 3 II. Các biện pháp tiến hành 3 1. Sử dụng đồ dùng trực quan để dạy từ vựng 3 2. Sử dụng video clip, bài hát để dạy từ vựng 7 3. Sử dụng phương pháp TPR để dạy từ vựng 8 4. Phương pháp khêu gợi trí tò mò, tính ham hiểu biết của học sinh 8 4.1. Tìm ra từ đồng nghĩa 8 4.2. Tìm từ trái nghĩa 9 4.3. Đưa từ theo các chủ điểm 9 4.3.a. Chủ đề về đồ ăn và đồ uống 9 4.3.b. Chủ điểm về công việc hàng ngày 10 4.3.c. Chủ đề về bạn bè 10 4.3.d. Chủ điểm về địa điểm 10 5. Phương pháp thú đẩy động cơ học tập của học sinh 12 6. Phương pháp sử dụng trò chơi trong giảng dạy 13 6.1. Trò chơi “ Bingo” 13 6.2. Trò chơi “ Network” 14 6.3. Trò chơi “Vòng tròn” 15 6.4. Trò chơi “Jumbled words” 15 6.5. Trò chơi “Slap the board” 16 6.6. Trò chơi “ Guesing game” 16 6.7. Trò chơi “ Noughts and Crosses” 17 6.8. Trò chơi “Hang man” 17 6.9. Trò chơi “Cross word Puzzle” 18 6.10. Trò chơi “Matching” 19 6.11. Trò chơi “Pelmanism” 20 6.12. Trò chơi “Substitution Tables” 20 6.13. Trò chơi “Substitution Drill” 21 6.14. Trò chơi “Transformation Drill” 21 6.15. Trò chơi “Role- play” 22
  3. Một số thủ thuật tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh Phần A: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận Hòa chung xu thế hội nhập cùng chính sách mở cửa và sự phát triển không ngừng của ngành khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, công nghiệp du lịch v.v thì việc học ngoại ngữ là nhu cầu thiết yếu với tất cả cộng đồng để chúng ta có thể tiếp cận với thế giới văn minh, trao đổi văn hóa và nối vòng tay hữu nghị toàn cầu. Tiếng Anh chính là một thứ tiếng nước ngoài đang được nhiều người Việt Nam học do nhu cầu giao tiếp, học tập và nghiên cứu. Trong những năm gần đây môn Tiếng Anh được rất nhiều sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo, các bậc phụ huynh, học sinh và được đầu tư rất nhiều. Môn Tiếng Anh đã trở thành môn học bắt buộc, một ngôn ngữ thứ hai trong các trường học. Bởi vậy yêu cầu đặt ra là làm thế nào để giờ dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao. Yêu cầu này đòi hỏi người giáo viên phải luôn hoàn thiện mình không chỉ về trình độ chuyên môn mà cả về phương pháp dạy học và thủ thuật dạy học làm sao cho học sinh dễ hiểu, khắc sâu được kiến thức và phát huy được tính tích cực, sáng tạo của các em. II. Cơ sở thực tiễn Nhìn chung với tinh thần và yêu cầu đòi hỏi của việc đổi mới phương pháp dạy học qua quá trình đổi mới thay sách giáo khoa, lượng kiến thức trong mỗi tiết học tương đối nhiều. Yêu cầu đòi hỏi các em phải nắm được đủ 4 kĩ năng: nghe- nói- đọc – viết. Một số học sinh gần như không có chút kiến thức nào về từ vựng cũng như ngữ pháp. Nhiều học sinh thấy sợ giờ học ngoại ngữ . Để truyền thụ kiến thức cho học sinh có hiệu quả, giáo viên cần gây những hứng thú học tập của học sinh, học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu kiến thức và vận dụng tốt kiến thức, tất cả đều phụ thuộc vào phương pháp của thầy. Chính vì vây ngay từ đầu tiết học giáo viên phải cuốn hút các em vào bài, gây không khí học tập để các em không còn thấy sợ khi học ngoại ngữ, hiệu quả sẽ tốt hơn. Qua những buổi tập huấn về phương pháp của các tổ chức và học hỏi từ bạn bè cũng như sự đúc rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học tôi thấy rằng việc tạo cho học sinh niềm đam mê học Tiếng Anh rất khó đối với giáo viên, thực tế là học sinh cũng cảm thấy học ngoai ngữ rất khó đối với các em. Vậy nên tôi đã thử nghiệm nhiều phương pháp, hình thức để làm cho các em không còn sợ, ngại ngùng khi học ngoại ngữ. Điều quan trọng đó chính là làm thế nào để các em hứng thú với môn học. Các thủ thuật đã được áp dụng và tương đối thành công. 1
  4. Một số thủ thuật tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh Phần B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Ý nghĩa của các thủ thuật. Tất cả các trò chơi ngôn ngữ đều có mục đích hướng tới, các thủ thuật, trò chơi ngôn ngữ giúp người học có thể tham gia các hoạt động cùng người khác và cùng giải quyết vấn đề mà mình đưa ra, mở rộng ngôn ngữ và rèn được kĩ năng nghe nói. Trong giờ học ,giáo viên đưa ra các trò chơi ngôn ngữ, học sinh có nhiều cơ hội để thảo luận, đưa ra chính kiến của mình để khuyến khích những động viên những em học yếu, kém. Trong phần này giáo viên áp dụng phương pháp “Delayed correction” nên học sinh không tỏ ra lúng túng khi mắc lỗi, không khí lớp sẽ sôi nổi hơn, vốn từ vựng không những được củng cố mà còn được mở rộng ra rất nhiều khi các em thực hành. II. Các biện pháp tiến hành. 1. Sử dụng đồ dùng trực quan để dạy từ vựng. Ngày nay các phương tiện điện tử rất phát triển và hữu ích, tất cả các phương tiện dạy học như băng, đài đĩa, và các phương tiện trực quan như tranh ảnh , đồ vật thật, đều gây hứng thú cho học sinh trong học tập. Việc sử dụng đồ dùng trực quan đem lại hiệu quả rất cao trong việc giới thiệu và học từ vựng giúp các em học và nhớ được từ ,dễ khắc sâu mà không cần phiên dịch. Example 1: English 6 (new). Unit 1: My new school - Giới thiệu từ mới thông qua “real things” trong phần “Getting started” • A school bag (cặp sách) • A textbook (quyển vở) • An eraser (cục tẩy) • A ruler (cái thước kẻ) • A pencil sharpener (cái gọt bút chì) • A calculator (chiếc máy tính bỏ túi) • A pencil case (hộp bút) • Example 2: English 7. Unit 12: Let’s eat Giáo viên phải mua trước các đồ vật thật sau để chuẩn bị cho part A “What shall we eat?” • Peas (đậu Hà Lan) 3
  5. Một số thủ thuật tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh Bức tranh này để giới thiệu cho học sinh biết một số loại nhà: • Town house • Country house • Villa • Stilt house • Apartment 5
  6. Một số thủ thuật tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh 2. Sử dụng video clip, bài hát để dạy từ vựng. Sử dụng video clip, các bài hát, bài chant rất hiệu quả trong việc học và giới thiệu từ mới. Nhiều khi các em chỉ cần học thuộc bài hát, bài chant là các em đã có có một số vốn từ vựng tương đối. Phương pháp này giúp các em học một cách thoải mái tự nhiên mà không bị ép là phải học. Đồng thời các em còn được luyện về cách đọc từ cũng như giai điệu của câu, bài. Tuy nhiên, để có các bài phù hợp giáo viên cần tìm trên mạng những bài chant, video clip phù hợp với nội dung bài học và tâm lí lứa tuổi. Example 1: Days of the week. • There are seven days • There are seven days • There are seven days in a week • Sunday, Monday • Tuesday, Wednesday • Thursday, Friday • Saturday Example 2: Colours song • Red, blue and yellow • Green and white • And pink and brown • Red, blue and yellow • These are beautiful colours Example 3: Good morning • Good morning • Hello • Good morning • Hello • Where is Ernie? • I don’t know • Good morning • Hello • Good morning • Hello • Where is Ernie? • I don’t know 7
  7. Một số thủ thuật tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh 4.2. Tìm từ trái nghĩa Giáo viên có thể đưa ra các từ và yêu cầu học sinh tìm từ trái nghĩa (antonym)cho các từ đó. Ex 1: Với những từ trừu tượng like = hate fat = thin black = white funny = boring happy = sad good = bad Ex 2: Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh yêu cầu học sinh tìm các cặp từ trái nghĩa để miêu tả tranh tall short big small long short weak strong young old 4.3. Đưa từ theo các chủ điểm Trong sách giáo khoa biên soạn theo các chủ điểm, giáo viên cho học sinh chơi các trò như “Network”, “Bingo”, qua các chủ điểm này sẽ tạo nhiều hứng thú cho học sinh. Các em có thể tìm được nhiều từ mới và dễ nhớ từ hơn. 4.3.a. Chủ đề về đồ ăn và đồ uống: + Food and Drink (Unit 10- English 6) Example: • Chicken, meat, pork, beef, noodles, rice, fried rice, boiled vegetables, fried chicken, • Coca-cola, lemonade, orange juice, iced tea, + At the store (Unit 11- English 6) Example: 9
  8. Một số thủ thuật tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh Supermarket, clinic, park, lake, river, playground, square, cathedral, memorial, palace, art gallery, railway station, temple, statue, secondary school, kindergarten, Tất cả các chủ điểm đều gây hứng thú cho học sinh và khêu gợi tính tò mò rất cao ở các em. Vì vậy giáo viên cần biết cách đưa ra các tình huống để lôi cuốn các em vào chủ đề của bài cũng như các hoạt động trên lớp Example 1: English 6: Unit 10: “How do you feel” Khi muốn giới thiệu về chủ đề này và để lôi cuốn sự chú ý của học sinh vào bài học, giáo viên vừa hành động (uống nước) vừa nói: “I’m thirsty”- cô khát Sau đó giáo viên hỏi học sinh: “How do you feel?”- Em cảm thấy thế nào? Học sinh trả lời: “Em nóng”, “Em mệt”, “Em khát” → Giáo viên giới thiệu bài: Như vậy học sinh nhanh chóng hiểu được yêu cầu của giáo viên và dễ dàng thực hiện Student 1: I’m hot Student 2: I’m thirsty. Student 3: I’m thirty and hungry Student 4: I’m hot and tired . Example 2: English 6. Unit 12: “Sports and Pastime” – “Thể thao và các trò giải trí” Để thu hút học sinh chú ý học vào các hoạt động trên lớp, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi: T: Do you like sports? Ss: Yes, we do. T: Vậy hôm nay chúng ta sẽ nói về chủ điểm “Thể thao và các trò giải trí” Sau đó giáo viên giới thiệu cho học sinh một số từ mới về các môn thể thao và hướng dẫn các em đọc. Example: soccer, table tennis, baseball, badminton, Sau đó, để lôi cuốn các em vào bài, giáo viên có thể vào các hoạt động thực hành, giáo viên có thể làm mẫu: T: I play soccer. (Tôi chơi bóng đá) 11
  9. Một số thủ thuật tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh các em mắc phải (như lỗi phát âm, lỗi chính tả, thậm chí là lỗi ngữ pháp) để tránh cho các em tâm lý sợ mắc lỗi khi thực hành. Example: Trong khi thực hành, học sinh nói: She play tennis We has a cat. . Thay vì ngắt lời các em để sửa lỗi, giáo viên hãy đợi cho học sinh trả lời xong, giáo viên hãy khích lệ các em bằng những câu như: “Very good” “Thank you” “Not bad”. Sau đó giáo viên hãy gọi một học sinh khác nhận xét và sửa lỗi cho bạn hoặc giáo viên sửa lỗi để tránh cho các em nhụt chí hay mất hứng thú học tập. Giáo viên nên dùng thường xuyên các từ, cụm từ mang tích khích lệ như: Right! You are right. Well done! Very well Good Great Good job. Excellent That’s fine. Brilliant 6. Phương pháp sử dụng trò chơi trong giảng dạy. Đối với môn ngoại ngữ, việc sử dụng các trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học thực sự hữu ích. Giáo viên cần phải biết vận dụng các trò chơi trong các bài dạy để cho học sinh được “học mà chơi, chơi mà học”. Tuy nhiên tùy vào từng bài cụ thể giáo viên có thể chọn ra trò chơi phù hợp mục đích của từng bài học. Sau đây là một số trò chơi hay được áp dụng: 6.1. Trò chơi “ Bingo” Trò này thường dùng để kiểm tra vốn từ vựng của học sinh đồng thời kiểm tra độ nhanh nhạy và kĩ năng nghe của học sinh. Thông thường chơi theo chủ điểm. 13