Báo cáo biện pháp Để học tốt và yêu thích môn mỹ thuật ở phân môn vẽ tranh Đề tài

Trong quá trình dạy học môn mỹ thuật ở học sinh phổ thông nói chung và các em học sinh thcs nói riêng, tôi nhận thấy các em đều có một điểm chung đó là đều vẽ theo cảm tính,các em thường nghĩ gì vẽ lấy, không tuân theo sự hướng dẫn của thầy cô, đặt bút là vẽ, không mấy em chịu làm theo trình tự các vẽ.Vì vậy hiệu quả bài vẽ thường không cao. Điều này đòi hỏi sự kiên trì cũng như là khả năng truyền thụ hấp dẫn và hiệu quả của thầy cô đối với học sinh.Qua đó các em dần nắm bắt và thấy được tác dụng của việc vẽ tranh đúng mang lại hiệu quả tốt đẹp như thế nào.

Học sinh THCS có cách nhìn cách cảm nhận về sự vật hiện tượng xung quanh, về hình khối, màu sắc, đường nét đối với từng lứa tuổi khác nhau, ví dụ học sinh lớp 6 hình vẽ của các em thường vụng về và đơn giản hơn.Còn học sinh lớp 8- 9 các em bắt đầu quan tâm đến chi tiết điêu này cho thất sự thay đổi trong cách nghĩ và cách quan sát cũng như là cách giải quyết vấn đề. Đó là vấn đề nghiên cứu tìm hiểu để bổ sung vào kiến thức chuyên môn của các thầy cô.

docx 13 trang thuhoaiz7 20/12/2022 4740
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Để học tốt và yêu thích môn mỹ thuật ở phân môn vẽ tranh Đề tài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_de_hoc_tot_va_yeu_thich_mon_my_thuat_o_pha.docx
  • pdfĐỂ HỌC TỐT VÀ YÊU THÍCH MÔN MỸ THUẬT Ở PHÂN MÔN VẼ TRANH ĐỀ TÀI.pdf

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Để học tốt và yêu thích môn mỹ thuật ở phân môn vẽ tranh Đề tài

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỂ HỌC TỐT VÀ YÊU THÍCH MÔN MỸ THUẬT Ở PHÂN MÔN VẼ TRANH ĐỀ TÀI A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình dạy học môn mỹ thuật ở học sinh phổ thông nói chung và các em học sinh thcs nói riêng, tôi nhận thấy các em đều có một điểm chung đó là đều vẽ theo cảm tính,các em thường nghĩ gì vẽ lấy, không tuân theo sự hướng dẫn của thầy cô, đặt bút là vẽ, không mấy em chịu làm theo trình tự các vẽ.Vì vậy hiệu quả bài vẽ thường không cao. Điều này đòi hỏi sự kiên trì cũng như là khả năng truyền thụ hấp dẫn và hiệu quả của thầy cô đối với học sinh.Qua đó các em dần nắm bắt và thấy được tác dụng của việc vẽ tranh đúng mang lại hiệu quả tốt đẹp như thế nào. Học sinh THCS có cách nhìn cách cảm nhận về sự vật hiện tượng xung quanh, về hình khối, màu sắc, đường nét đối với từng lứa tuổi khác nhau, ví dụ học sinh lớp 6 hình vẽ của các em thường vụng về và đơn giản hơn.Còn học sinh lớp 8- 9 các em bắt đầu quan tâm đến chi tiết điêu này cho thất sự thay đổi trong cách nghĩ và cách quan sát cũng như là cách giải quyết vấn đề. Đó là vấn đề nghiên cứu tìm hiểu để bổ sung vào kiến thức chuyên môn của các thầy cô. B, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1,Những vấn đề chung. Như chúng ta đã biết, đã từng làm và khẳng định, trong quá trình vẽ một bức tranh, bố cục là khâu quan trọng của sáng tạo vì bố cục là cách sắp xếp các yếu tố hình thể. Mục đích tìm tòi bố cục cho chủ đề nội dung là ở chỗ người vẽ biểu đạt một cách sáng rõ về ý tưởng của mình.Vì vậy với bất kì bố cục theo nội dung chủ đề nào, phần chủ thể gọi là trung tâm thú vị cần phải được chọn lọc và khẳng điịnh để tạo nên độ cần thiết(mảng chính mảng phụ) hình chủ thể phải ở trọng tâm của bức tranh và phải vẽ lớn hơn hay nhỏ hơn không gian chung. 1
  2. Chất liệu mà các em chủ yếu sử dụng là màu sáp và màu dạ vì thế tranh các em thường có những gam màu sống động và tươi vui. Nhìn chung các em cũng phân biệt được đâu là hình ảnh chính ,phụ trong tranh. * Hứng thú học tập trong phân môn vẽ tranh ở học sinh THCS Gìơ học mỹ thuật nói chung các em đều thích thú vì các em được tự do sáng tạo và ở phân môn vẽ tranh nói riêng đều tạo hào hứng cho các em vì nó ít gò bó và cũng có những cách thức riêng mà tuỳ thuộc vào đặc điểm ngôn ngữ tạo hình của từng lứa tuổi mà có cách thể hiện khác nhau. Tuy nhiên lứa tuổi mà chúng ta đang tìm hiểu ở phân môn vẽ tranh đó là học sinh THCS với những nội dung cụ thể sau.: 1 Về bố cục: Bài vẽ tranh đề tài chủ yếu khối 6,7,8. Điểm chung nổi bật của các em khi tiến hành bài vẽ là không tuân theo đúng trình tự các bước vẽ, không chú ý đến cách sắp xếp bố cục, dẫn đến việc to quá hoặc nhỏ quá hoặc bố cục lệch trái , phải hợăc hình vẽ dàn trải. Ý thức bố cục của các em chưa rõ ràng. Bố cục như thế nào là đẹp? Và như thế nào là bố cục? Có nhiều em hiểu rằng bố cục là sự sắp xếp các mảng chính phụ sao cho hợp lý các mảng không đều nhau, mảng chính trước, mảng phụ sau. Nhưng khi làm bài lại bỏ qua điều này cho thấy giữa thực hành và lý thuyết còn cả một khoảng cách lớn đối với các em. 2 Về đường nét. Đa số các em đã biết kết hợp giữa nét công mềm mại để vẽ người và nét thẳng để vẽ nhà cửa, và một số cảnh vật, kết hợp những nét cong mềm mại và những nét thẳng chắc khoẻ. Tuy nhiên để bắt đầu bài vẽ các em thường đi ngay vào những nét vẽ chính không có sự phác nét trước, nét vẽ thiếu sự dứt khoát linh hoạt và còn lưỡng lự, khô khan nét vẽ cứng. Đặc biệt khi vẽ khuôn mặt hay chân. Vì vậy mà người giáo viên phải biết được đặc trưng đường nét ở lứa tuổi của các em để có cách nhận xét đánh giá cho phù hợp, tuy nhiên cũng cần có phương pháp nắm bắt và uốn nắn dần tỉ mỉ cho các em, để các em vẽ bài linh hoạt hơn nâng cao khả năng tạo hình cho các em. 3
  3. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Qua việc tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ tạo hình trên ta thấy rằng việc nắm bắt vấn đề và tìm phương hướng giải quyết vấn đề đó là một điều hết sức quan trọng, đảm bảo cho tiết dạy bài dạy hiệu quả hơn, đem lại sự thành công trong công tác giảng dạy. I, Thực trạng học tập. 1/ Học sinh chưa nắm bắt được cách xây dựng hình tượng điển hình, bài vẽ còn chung chung, 2/ Học sinh THCS có cách nhìn cách cảm nhận về màu hết sức trong sáng, lung linh đầy màu sắc, là một sự kết hợp những màu sắc tươi sáng tạo sự trẻ trung cho bài vẽ. 3/ Trong khi tiến hành bài vẽ các em thường không tuân theo trình tự các bước vẽ, nên hiệu quả bài vẽ thường không cao 4/ Học sinh THCS chưa có thói quen sưu tầm tài liệu phục vụ cho bài vẽ hiệu quả hơn, và chưa có thói quen quan sát nhận xét sự vật hiện tượng cho bài vẽ có chiều sâu. 5/ Kỹ năng sử dụng màu nước, màu bột của học sinh THCS còn kém. Từ những vấn đề cơ bản đó thì đối với phân môn vẽ tranh, phương pháp giảng dạy phù hợp là phương pháp quan sát và phương pháp liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Ngoài ra là sự kết hợp các phương pháp dạy học như gợi mở, vấn đáp, luyện tập, chơi trò chơi, thảo luận nhóm tạo sự hứng thú trong tiết học. Vẽ tranh đề tài thì việc liên hệ với thực tiễn cuộc sống là một điều hết sức quan trọng, đảm bảo cho việc tìm và lựa chọn hình tượng được sâu sắc hơn, nêu rõ trọng tâm đề tài hơn. II, Biện pháp giúp học sinh học tốt. 1. Chuẩn bị Trước khi dạy một bài vẽ tranh đề tài thì khâu chuẩn bị là rất quan trọng nhất là đồ dùng dạy học. Về phía giáo viên ngoài việc chuẩn bị giáo án, phương pháp dạy học thì một điều không thể thiếu đó là đồ dùng trực quan (tranh, ảnh minh hoạ) vì ở lứa 5
  4. + Hướng dẫn học sinh cách vẽ Nên giới thiệu qua đồ dùng minh hoạ và kết hợp trực tiếp minh hoạ bảng hoặc tổ chức cho học sinh trò chơi giúp học sinh nhớ nội dung các bước v ẽ để học sinh nhận thức rõ ràng hơn trình tự các bước cũng như ưu điểm khi tiến hành theo trình tự các bước đem lại, và nó cụ thể hơn khi chỉ là những lý thuyết sáo rỗng. Nếu như giới thiệu nội dung rồi mới chỉ vào tranh, e rằng học sinh không chú ý không nhận ra được cách tiến hành (đâu là mảng, đâu là hình trong mảng) -Tìm bố cục, phác mảng chính phụ sao cho hợp lý, cân đối với tờ giấy rõ trọng tâm, rỏ nội dung thể hiện được chủ đề. -Vẽ hình, vẽ màu phải rõ đặc điểm của đối tượng không vẽ chung chung. Vẽ màu thì không vẽ hình quá chi tiết cụ thể sẽ rât khó đểthể hiện, màu có thể vẽ như thực hoặc theo cảm hứng, song cần chú ý. Tương quan giữa các màu, không vẽ độc lập từng màu, chú ý đến độ đậm nhạt của các màu gam màu để thể hiện được tính chất bài vẽ. + Hướng dẫn học sinh làm bài Giáo viên cố gắng làm việc với nhiều học sinh và bao quát tổng thể lớp giúp các em tìm cách thể hiện ý tưởng của bản thân, bố cục mảng vẽ hình tìm màu. Dùng phương pháp gợi mở trong khi hướng dẫn học sinh vẽ tranh sẽ đạt hiệu quả hơn cả. Bên cạnh đó phương pháp giảng dạy phù hợp ở phần thực hành cũng rất quan trọng. Cần xác định được nội dung kiến thức trọng tâm và yêu cầu hợp lý với đối tượng học sinh. Luôn tạo được bầu không khí thoải mái nhẹ nhàng vui vẽ trong từng tiết dạy theo đặc điểm riêng của từng phân môn Phải dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và xử lý linh hoạt đem lại hiệu quả giáo dục cao. Ngoài ra cần phải cho học sinh thấy được tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức lý thuyết, vận dụng kiến thức vào bài vẽ một cách linh hoạt không máy móc dễ làm cho bài vẽ sống động hơn có hồn hơn, và tiến tới việc nắm bắt cách thức sáng tạo một bức tranh riêng đi sâu vào chuyên ngành mình lựa chọn. 7
  5. Tổ chức dạy và học cần linh hoạt, có trọng tâm cho từng bài, không nên dàn trải. Cần dành nhiều thời gian cho hoạt động thực hành. Ở hoạt động này giáo viên và học sinh cùng dạy và học trên từng bài vẽ. Giáo viên gợi ý, bổ sung kiến thức, học sinh tiếp nhận và diều chỉnh bài theo cảm nhận của mình. Đó là cách dạy và học đặc trưng của môn mỹ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng. . Trong khi dạy học sinh làm bài, giáo viên cần bao quát lớp để theo dõi giúp đỡ, gợi ý, điều chỉnh, bổ sung những gì cần thiết. Qua quá trình công tác, trực tiếp đứng lớp tham gia giảng dạy, bản thân cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm bổ sung vào vốn kiến thức hiện có, để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn trong công việc mà mình đã lựa chọn. Rằng trước hết mỗi giáo viên đứng lớp không chỉ truyền đạt kiến thức đầy đủ cho học sinh mà phải gần gũi với học sinh , nắm bắt được tâm tư tình cảm của học sinh, biết được từng đối tượng học sinh để có cách xử lý phù hợp với từng trường hợp xảy ra. luôn trăn trở với công tác giảng dạy của mình làm thế nào để tiết dạy có hiệu quả nhất, vì sao các em thể hiện bài vẽ như thế này, Mà không như thế kia? Do đâu? Cần bổ sung và sửa chữa những vần đề gì? vv Chính điều đó làm tôi thầm nghĩ, ngay từ bây giờ mình phải cố gắng rèn luyện tất cả các mặt nhiều hơn nữa để xứng đáng là người giáo viên dạy giỏi, trau dồi những kiến thức, học hỏi bạn bè, đúc rút kinh nghiệm tạo cho mình một phong thái khi đứng lớp. Hà Nội, ngày 3 tháng 4 năm 2012 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Tôi xin cam đoan, đây là SKKN của ĐƠN VỊ mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) Ngày soạn : 21/ 09 / 2011 Ngày dạy :23/ 09 / 2011 Tiết 6: Vẽ tranh Cách vẽ tranh 9
  6. Hoạt động 1 : Tranh đề tài *GV treo Đ D DH MT 6 1.Nội dung tranh ? Em biết gì về đề tài Đa dạng, phong phú với những dạng đề tài khác nhau ? Tranh đề tài thường đề cập đến a) Đề tài về thiên nhiên: phong cảnh những nội dung gì miền núi, miền biển, đồng bằng, trung du ?Những hoạt động gì đang diễn ra b) Đề tài về cuộc sống : quanh cuộc sống của chúng ta +Hoạt động diễn ra trong gia đình,trong nhà trường và ngoài xã hội -GV treo các loại tranh đề tài lên bảng : lễ hội, học tập thi đua, lao động vệ sinh, ca múa hát. ? Bố cục tranh được thể hiện như thế nào 2.Bố cục: sinh động hấp dẫn, có mảng ? Cách sắp xếp các hình mảng ra sao chính, mảng phụ rõ ràng ? Nhận xét về hình vẽ của các bức 3.Hình vẽ: mang tính khái quát, về tranh đó con người nhưng lại cụ thể về hoạt động nhằm mục đích làm rõ nội dung tranh , hình vẽ phụ bổ trợ cho hình vẽ chính tạo nên sự sinh động hài hoà. ? Màu sắc của các bức tranh trên như 4. Màu sắc: tuỳ theo cảm xúc của thế nào người vẽ. *Gv giới thiệu một số bài vẽ của các * Khái niệm : Tranh đề tài là tranh thể bạn có màu sắc đẹp và nổi bật. hiện những đề tài trong cuộc sống Hoạt động 2 : Cách vẽ 11