Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong học tập môn Địa lí lớp 9

Phương pháp sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam rất quan trọng trong dạy học Địa lí lớp 9 ở trường THCS. Nhưng hiện nay trong dạy học Địa lí lớp 9 ở trong nhà trường GV chưa sử dụng tốt vai trò này, chưa chú trọng sử dụng Atlat trong việc giảng dạy Địa lí, chưa hướng dẫn HS sử dụng Atlat nên chưa hiểu được vai trò của Atlat trong việc dạy môn Địa lí, vì vậy hiệu quả dạy học Địa lí còn thấp. Cũng xuất phát từ thực tế giảng dạy Địa lí lớp 9, đặc biệt là môn Địa lí trong vài năm trở lại đây được Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội chọn là một trong những môn dự thi vào lớp 10 mà lỗ hổng từ kĩ năng này còn khá cao. HS muốn đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra và bài thi Địa lí, cần biết cách khai thác có hiệu quả Atlat Địa lí Việt Nam. Các em phải biết ghi nhớ kiến thức Địa lí thông qua Atlat, từ Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp với các kiến thức đã học để rút ra được các đặc điểm, các hiện tượng và quá trình Địa lí, trình bày và giải thích được các hiện tượng Địa lí trong mối quan hệ tác động qua lại, làm rõ được những vấn đề mà đề thi yêu cầu.
doc 16 trang thuhoaiz7 20/12/2022 3100
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong học tập môn Địa lí lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_khai.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong học tập môn Địa lí lớp 9

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9” Lĩnh vực/ môn : Địa lí Cấp học : Trung học cơ sở Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Phương Chức vụ: Giáo viên ĐT: 0989801874 Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Thường Kiệt Quận Long Biên – Hà Nội Long Biên, tháng 4 năm 2022
  2. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - HS: học sinh - GV: giáo viên - THCS: Trung học cơ sở - SGK: Sách giáo khoa - PPDH: Phương pháp dạy học - ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng - ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long - TD&MN: Trung du và miền núi - KT-XH: Kinh tế - xã hội - DHNTB: Duyên hải Nam Trung Bộ
  3. 1.2 Atlat giáo khoa Địa lí Việt Nam 1.2.1 Khái niệm Là tập hợp một tập bản đồ giáo khoa trong đó bao gồm hệ thống các bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, lát cắt, nhằm phản ảnh các sự vật, hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội Việt Nam. Các bản đồ, biểu đồ được sắp xếp theo một trình tự logic, có hệ thống của các bài học Địa lí Việt Nam phù hợp nội dung SGK và chương trình Địa lí lớp 9. 1.2.2 Cấu trúc của Atlat Địa lí Việt Nam Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành năm 2010 gồm 3 phần chính: Địa lí tự nhiên, Địa lí KT-XH và Địa lí các vùng với 31 trang. 1.2.3 Đặc điểm Về tỉ lệ: Atlat Địa lí Việt Nam được biên soạn ở các tỉ lệ sau: Tỉ lệ 1:3000000; Tỉ lệ 1:6000000; Tỉ lệ 1:9000000; Tỉ lệ 1:12000000; Tỉ lệ 1:18000000; Tỉ lệ 1:24000000; Tỉ lệ 1: 180000000. Về các phương pháp biểu hiện dùng trong Atlat: phương pháp kí hiệu, phương pháp bản đồ định vị, phương pháp kí hiệu đường, phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp vùng phân bố, phương pháp nền chất lượng, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp chấm điểm, phương pháp bản đồ, biểu đồ, phương pháp bản đồ mật độ. 1.3 Ý nghĩa của việc sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí 1.3.1 Đối với giáo viên Bản đồ vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện minh họa trong khâu chuẩn bị bài giảng, khâu giảng bài mới, khâu kiểm tra và đánh giá và khâu hướng dẫn HS tự học và ôn tập. 1.3.2 Đối với học sinh Atlat giúp HS rèn luyện các kĩ năng Địa lí, giáo dục ý thức tốt, tinh thần vượt khó, ý thức hoàn thành nhiệm vụ, tình yêu quê hương đất nước. Hình thành các em tính kiên trì, tự học ở nhà và làm bài tập trong SGK và tập bản đồ, Atlat còn giúp HS ôn tập được thường xuyên, liên tục kiến thức mới với kiến thức đã học. 2. Thực trạng Trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, các GV đã rất chú trọng đến việc sử dụng kênh hình để hướng dẫn HS học môn Địa lí, những thiết bị đang được sử dụng rộng rãi là: bản đồ treo tường, mô hình, lược đồ, các tranh ảnh, biểu bảng, số liệu thống kê trong SGK Những năm gần đây do tiến bộ của khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại đã cung cấp cho ngành giáo dục nhiều phương tiện tiên tiến khoa học như: ti vi, máy chiếu, máy tính, máy chiếu đa năng, hình ảnh, video qua internet, giúp cho việc giảng dạy nâng cao hiệu quả, do đó việc sử dụng bản đồ và Atlat để dạy học đã bị nhiều GV xem nhẹ. 2/10
  4. Nội dung Thường xuyên Đôi khi Không Tự tìm hiểu kiến thức 25 12 10 bằng Atlat Tham gia trả lời câu hỏi 22 15 10 bằng Atlat Sử dụng Atlat để làm bài 17 20 10 kiểm tra Sử dụng Atlat để ôn tập 20 8 10 Qua kết quả kiểm tra trên cho thấy: mức độ sử dụng Atlat còn hạn chế, HS tham gia trả lời câu hỏi bằng Atlat, sử dụng Atlat để khai thác kiến thức mới, sử dụng Atlat để làm bài kiểm tra, ôn tập vẫn còn HS chưa tự giác. Có nhiều nguyên nhân cho những hạn chế trên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do phương pháp giáo dục. 3. Những biện pháp hướng dẫn HS lớp 9 khai thác Atlat Địa lí Việt Nam 3.1. Giới thiệu cho HS về Atlat Địa lí Việt Nam 3.1.1 Cấu trúc của Atlat - Gồm những trang nào, mục nào - Sắp xếp các trang, các mục 3.1.2. Hệ thống chú giải của Atlat - Xem chú giải (trang 1) để biết nội dung thể hiện của các kí hiệu thể trên bản đồ. Trên thực tế có rất nhiều kí hiệu khác nhau, trong đó có những kí hiệu đơn giản dễ dàng nhận biết, nhưng cũng có những kí hiệu tương đối lạ, phức tạp. Trong quán trình tìm hiểu các chú giải, HS cần cố gắng ghi nhớ các kí hiệu để thuận tiện trong việc sử dụng Atlat. - Biết các kí hiệu, ước hiệu của từng loại mỏ khi đọc bản đồ khoáng sản. - Biết sử dụng màu sắc khi đọc bản đồ khí hậu, địa hình, - Biết sử dụng ước hiệu khi đọc bản đồ nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, 3.1.3 Các biểu đồ, số liệu thống kê Thông thường mỗi bản đồ kinh tế có từ 1- 3 Atlat thể hiện sự tăng giảm về giá trị tổng sản lượng, cơ cấu của các ngành kinh tế. Vì vậy GV cần rèn luyện cho HS kĩ năng dựa vào kí hiệu, ước hiệu của bản đồ để tìm ra quy mô sản lượng, cơ cấu của các ngành (Căn cứ chiều cao các cột, độ lớn các hình tròn, Atlat trên bản đồ). Trong Atlat Địa lí Việt Nam có rất nhiều bảng số liệu, biểu đồ để khai thác kiến thức (Trang 14, 15, 16, 17, 19, 20, ). 3.2. Giúp HS hiểu những nguyên tắc khai thác Atlat - Biết được nội dung yêu cầu cần khai thác Atlat. - Hiểu được mục đích, yêu cầu khi đọc Atlát để tìm kiếm và rút ra được những thông tin cần thiết. - Cần kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng Địa lí được thể hiện trong bản đồ. - Đọc Atlat theo trình tự từ khái quát đến chi tiết. - Luôn luôn giữ mối quan hệ thường xuyên các yếu tố tự nhiên giữa Atlat và SGK Địa lí lớp 9. 4/10
  5. + Mức độ 2: HS cần dựa vào màu sắc, kí hiệu, ước hiệu để tìm ra những đặc điểm không thể hiện trực tiếp trên bản đồ. + Mức độ 3: HS cần phải kết hợp nhiều bản đồ và những kiến thức đã học để tìm ra kiến thức liên quan, đồng thời giải thích các hiện tượng Địa lí được thể hiện trên Atlat. 3.4. Hướng dẫn HS cách khai thác Atlat để trả lời một số dạng câu hỏi 3.4.1. Dạng câu hỏi chỉ cần sử dụng một bản đồ Ví dụ: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày sự phân bố nguồn tài nguyên khoáng sản của nước ta? Với dạng câu hỏi như trên HS chỉ cần sử dụng bản đồ địa chất - khoáng sản (trang 6) là đủ để nêu lên được sự phân bố của khoáng sản nước ta. - Tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng, bao gồm: + Khoáng sản kim loại đen: gang, thép, sắt, mangan, + Khoáng sản kim loại màu: Vàng, bạc, đồng, kẽm, + Khoáng sản phi kim loại: Apatit, cao lanh, cát thuỷ tinh, đá quý, + Khoáng sản vật liệu xây dựng: Đá vôi, đất sét, cao lanh, + Khoáng sản năng lượng: Than, dầu mỏ, khí đốt. - Phân bố: + Sắt: Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang. + Mangan: Cao Bằng. + Đồng, vàng: Lao Cai; đồng, Niken: Sơn La; chì, kẽm: Bắc Kạn; vàng: Quảng Nam + Apatit: Lào Cai; đất hiếm: Lai Châu. - Ý nghĩa: Sự phong phú của tài nguyên khoáng sản thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp nặng. Ví dụ: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam: a. Kể tên các vùng có diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng ở các mức: trên 40%; từ 15% - 40% ? b. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm? Với câu hỏi trên thì HS sử dụng bản đồ cây công nghiệp (trang 14) và trả lời: a. Các vùng có diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng ở mức: - Trên 40%: Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. - Từ 15% - 40%: Vùng TD&MN Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và DHNTB. b. Vùng phân bố của các cây công nghiệp lâu năm: + Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ. + Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. + Chè: TD&MN Bắc Bộ, Tây Nguyên. + Dừa: các tỉnh DHNTB, Nam Bộ (Bến Tre). 3.4.2. Dạng câu hỏi sử dụng nhiều bản đồ trong Atlat. * Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) để phát triển một ngành. Ví dụ: Đánh giá tiềm năng để phát triển công nghiệp? GV hướng dẫn HS hiểu cần sử dụng nhiều bản đồ để khai thác như: + Bản đồ địa hình để phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sự phân bố các cơ sở sản xuất công nghiệp, 6/10
  6. + Tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu khá phong phú như than, sắt, vật liệu xây dựng, tài nguyên nông - lâm - ngư nghiệp. + Nguồn lao động dồi dào, nhất là lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật. + Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất khá mạnh. 3.4.3 Dạng câu hỏi khai thác kiến thức phần địa lí dân cư Bản đồ dân số (trang 15) - Đọc nội dung chính biểu hiện trên bản đồ dựa vào bảng chú giải. - Đọc các biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm để thấy sự gia tăng dân số. - Đọc biểu đồ cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi (tháp dân số) số để nhận rõ sự biến đổi về cơ cấu dân số. - Phân tích bản đồ để thấy được đặc điểm phân bố dân cư nước ta giữa khu vực đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền Bắc và miền Nam không đồng đều. Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và lịch sử khai thác lãnh thổ khác nhau. - GV hướng dẫn HS đọc bản đồ và trả lời các câu hỏi bên dưới: + So sánh mật độ dân số giữa vùng ĐBSH và vùng TD&MN Bắc Bộ? + So sánh mật độ dân số số giữa vùng ĐBSH và vùng ĐBSCL? + So sánh mật độ dân số giữa ba vùng ĐBSH với vùng TD&MN Bắc Bộ và vùng Tây Nguyên? + So sánh mật độ dân số của các tỉnh các huyện vùng duyên hải với các tỉnh các huyện Miền Tây của nước ta? Nêu nhận xét về quy luật phân bố dân cư của nước ta? 3.4.4. Dạng câu hỏi khai thác kiến thức phần địa lí KT – XH Bản đồ nông nghiệp chung (trang 18). - Đọc biểu đồ giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trong nông nghiệp. - Đọc tranh ảnh thu hoạch lúa, chè và chăm sóc hồ tiêu. - Trên bản đồ nông nghiệp chung (trang 18), hiện trạng sử dụng đất được thể hiện bằng phương pháp phân bố qua các nền màu khác nhau. - Các vùng nông nghiệp được thực thể hiện bằng các phương pháp nền chất lượng. Diện tích mỗi vùng nằm trong vùng ranh giới cùng với các chữ số la mã đã xếp theo thứ tự từ I đến VII thể hiện 7 vùng nông nghiệp của Việt Nam. - GV hướng dẫn HS đối chiếu bảng kí hiệu chung ở trang bìa với ký hiệu trình bày trên bản đồ sẽ đọc được toàn bộ bộ cây trồng, vật nuôi rồi ghi vào bảng dưới đây và trả lời các câu hỏi: + Phân tích những thuận lợi và khó khăn cho phát triển nông nghiệp của từng vùng? + Phân tích thuận lợi khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội từng vùng? + Khai thác biểu đồ để thấy được cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng từng ngành nông lâm thủy sản từ năm 2000 đến năm 2007. (GV lấy thêm số liệu mới nhất của trang Tổng cục thống kê cho HS liên hệ, mở rộng kiến thức). + Khai thác hình ảnh để minh họa cho hoạt động trồng trọt đặc trưng của ba vùng địa hình đồng bằng trung du và cao nguyên. 8/10