Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy và học phần Di truyền và Biến dị môn Sinh học 9 trong điều kiện dạy học trực tuyến

Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước; trên cơ sở đánh giá thực trạng giáo dục và đào tạo nước nhà những năm qua, Đại hội XIII ngoài việc tiếp tục khẳng định vị trí của giáo dục và đào tạo, còn bổ sung đây là “động lực then chốt để phát triển đất nước”, và yêu cầu cụ thể hóa chủ trương này: “Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước”. 

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, học sinh (HS) phải dừng đến trường và chuyển sang hình thức học tập trực tuyến để góp phần cùng cả nước chiến thắng đại dịch Covid-19. Với phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, toàn ngành giáo dục đã và đang nỗ lực triển khai các hình thức học tập trực tuyến phù hợp với HS. 

Di truyền và Biến dị là nội dung chính của chương trình Sinh học lớp 9. Đây là phần có nhiều khái niệm tương đối khó, trừu tượng, hoàn toàn mới đối với HS và một tiết dạy lại gồm khá nhiều kiến thức. Bên cạnh việc nghiên cứu, chuẩn bị bài giảng kỹ càng, giáo viên (GV) còn phải có tư liệu dạy học sinh động, các bài tập củng cố, các trò chơi trực tuyến tương tác với các hình thức đa dạng phù hợp với năng lực HS nếu không HS khó nắm trọn vẹn được kiến thức, thiếu thời gian để hoàn thành bài dạy, không khai thác được hết kiến thức, đặc biệt là về cơ chế, diễn biến của các quá trình sinh học nhất là trong giai đoạn học trực tuyến.

docx 15 trang thuhoaiz7 20/12/2022 3920
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy và học phần Di truyền và Biến dị môn Sinh học 9 trong điều kiện dạy học trực tuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day.docx

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy và học phần Di truyền và Biến dị môn Sinh học 9 trong điều kiện dạy học trực tuyến

  1. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước; trên cơ sở đánh giá thực trạng giáo dục và đào tạo nước nhà những năm qua, Đại hội XIII ngoài việc tiếp tục khẳng định vị trí của giáo dục và đào tạo, còn bổ sung đây là “động lực then chốt để phát triển đất nước”, và yêu cầu cụ thể hóa chủ trương này: “Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước”. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, học sinh (HS) phải dừng đến trường và chuyển sang hình thức học tập trực tuyến để góp phần cùng cả nước chiến thắng đại dịch Covid-19. Với phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, toàn ngành giáo dục đã và đang nỗ lực triển khai các hình thức học tập trực tuyến phù hợp với HS. Di truyền và Biến dị là nội dung chính của chương trình Sinh học lớp 9. Đây là phần có nhiều khái niệm tương đối khó, trừu tượng, hoàn toàn mới đối với HS và một tiết dạy lại gồm khá nhiều kiến thức. Bên cạnh việc nghiên cứu, chuẩn bị bài giảng kỹ càng, giáo viên (GV) còn phải có tư liệu dạy học sinh động, các bài tập củng cố, các trò chơi trực tuyến tương tác với các hình thức đa dạng phù hợp với năng lực HS nếu không HS khó nắm trọn vẹn được kiến thức, thiếu thời gian để hoàn thành bài dạy, không khai thác được hết kiến thức, đặc biệt là về cơ chế, diễn biến của các quá trình sinh học nhất là trong giai đoạn học trực tuyến. Căn cứ vào những thực tế đó, kết hợp với kinh nghiệm đã tích lũy, tôi nhận thấy: Muốn nâng cao chất lượng dạy học phần Di truyền và Biến dị, GV cần khơi gợi tính tích cực, chủ động, hứng thú trong học tập để giúp các em có những tiết học trực tuyến nhẹ nhàng, không đè nặng áp lực, tiết học quấn hút gây được hứng thú HS học tập, dễ tiếp thu kiến thức. Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy và học phần Di truyền và Biến dị môn Sinh học 9 trong điều kiện dạy học trực tuyến”. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 1.1. Khái niệm “Dạy học trực tuyến”: Dạy học trực tuyến là hoạt động dạy học được tổ chức thực hiện trên hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến và hạ tầng công nghệ thông tin cho phép quản lý và tổ chức dạy học thông qua môi trường Internet, bao gồm: phần mềm Trang 1/10
  2. Tình hình dịch Covid-19 diễn biến nghiêm trọng, cả nước gồng mình chống dịch, do vậy nhà trường tôi cũng phải nghỉ học trực tiếp một thời gian khá dài khiến nhiều em quên kiến thức cũ, ý thức học tập còn chưa tốt. Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy học phải đi đôi với hành. Khi dạy HS về kiến thức Sinh học chúng ta không nên chỉ truyền đạt dưới dạng “thực đơn có sẵn”, HS chỉ học thuộc bài mà phải truyền đạt một cách khoa học, giúp HS nắm chắc kiến thức có tính quy luật, hiểu được bản chất của nó. * Về phía HS - HS hầu hết đều chăm ngoan nhưng chưa có ý thức học đều các môn. - Khi học tập trực tuyến HS thiếu chú ý, thiếu tập trung úy nghĩ thảo luận, ít tham gia xây dựng bài. - HS chỉ tiếp nhận kiến thức của thầy cô truyền đạt trong sách giáo khoa thụ động, thiếu tích cực, không chịu tư duy độc lập nắm kiến thức. * Về phía GV - Luôn trăn trở suy nghĩ về việc học tập của HS. - Luôn tìm tòi những phương pháp giảng dạy mới để gây hứng thú cho HS. - Tìm hiểu chương trình GDPT 2018 để có những phương pháp giảng dạy hiệu quả, phát huy năng lực, phẩm chất HS. - Nhiều GV kỹ năng sử dụng CNTT vào giảng dạy còn hạn chế. Qua thực tế giảng dạy trên lớp, dự giờ các đồng nghiệp trong trường và trường bạn, tôi nhận thấy một số GV vẫn còn lúng túng trong phương pháp dạy phần Di truyền và Biến dị trong môn Sinh học 9, GV “nói” vẫn là phương pháp dạy phổ biến, chiếm ít nhất 60% thời gian của giờ học. Phương pháp này được dùng để giải thích, cung cấp kiến thức, vì vậy nó không sửa lỗi và không đáp ứng được nhu cầu khác của người học. Hơn nữa, trong giai đoạn dạy học trực tuyến nếu chỉ “nói” HS sẽ không tập trung. Sau thế nữa, ở lứa tuổi cuối cấp THCS tư duy trừu tượng của HS đã phát triển nhưng do kiến thức phần Di truyền và Biến dị là kiến thức khó nên HS gặp khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức. Xuất phát từ thực tế trên, tôi mong muốn làm thế nào giúp các em nắm vững được kiến thức cơ bản của môn Sinh học, biết vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống, biết giải thích các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, có hứng thú yêu thích môn học, say mê nghiên cứu chăm chỉ học tập, sáng tạo và linh hoạt, có tinh thần vượt khó trong học tập. Để làm được điều đó, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt cần chú trọng việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại kết hợp với hệ thống câu hỏi và bài tập củng cố. Do đó, tôi đã bắt tay áp dụng SKKN này vào thực tế giảng dạy. Trang 3/10
  3. Ví dụ: Khi học bài Lai hai cặp tính trạng (SGK Sinh học 9) tôi tiến hành thực hiện thiết kế bài giảng trên PowerPoint với các slide màu sắc hấp dẫn, nội dung nhẹ nhàng để tránh gây áp lực cho HS, tạo sự hào hứng cho các em. Đồng thời, trong bài giảng, tôi tăng cường chỉ dẫn để HS sử dụng hiệu quả SGK, ghi chú lại những chỉ dẫn cần thiết cho HS giúp các em hiểu bài, ghi nhớ lâu hơn. * Sưu tầm hoặc xây dựng tư liệu dạy học phù hợp với bài học • Mục đích: - Đánh giá thái độ học tập của HS có nghiêm túc hay không (nội dung câu hỏi nằm trong video bài giảng, SGK và tài liệu mà GV đã giao nhiệm vụ). - Kiểm tra mức độ hiểu bài của HS. - Tích luỹ điểm số để đánh giá quá trình. • Ví dụ, đối với mỗi buổi học, biên soạn một số câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức liên quan; sử dụng các phần mềm online để soạn nội dung kiểm tra, đánh giá và gửi yêu cầu cho HS Giao cho HS một số phiếu bài tập với mức độ phân loại HS tăng dần để luyện tập, vận dụng và củng cố kiến thức sau mỗi bài học. • Chẳng hạn, hướng dẫn HS làm bài vào vở, chụp kết quả bài làm và nộp bài (qua Zalo, Email hoặc những công cụ thay thế khác). * Tổ chức tiến trình dạy học trực tuyến. - Trước khi kết nối trực tiếp: Giao nhiệm vụ cho HS trên Zalo hoặc gửi đường link bài học cho HS thông qua công cụ mạng xã hội (Zalo, Facebook, ) để HS có thể thực hiện trước. - Kết nối trực tiếp: Kết nối qua nền tảng ZOOM để bắt đầu thực hiện tiến trình dạy học. Về cơ bản, việc tổ chức thực hiện giai đoạn này có thể tiến hành như đã gợi ý ở trên. Tuy nhiên, tuỳ vào nội dung bài học và thời lượng, tôi linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Chẳng hạn, sau khi báo cáo, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ đã giao, tôi có thể dành một khoảng thời gian (không quá dài) của đầu buổi học để giảng bài, nhấn mạnh nội dung cốt lõi, hướng dẫn HS và sử dụng SGK, để thực hiện nhiệm vụ tiếp theo. Sau khi được hướng dẫn và nhận nhiệm vụ, HS tự chủ thực hiện với tư liệu đã được cung cấp. GV “quan sát”, hỗ trợ: - Gọi kiểm tra xác suất việc thực hiện hoạt động tự chủ của HS (thường là những HS chưa thực sự tích cực, hoặc xoay vòng kiểm tra ); - Xem thông tin phản hồi kết quả học tập của HS qua bài trắc nghiệm nhanh kiến thức (nếu có). Trang 5/10
  4. tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Trong vấn đáp tìm tòi, GV giống như người tổ chức sự tìm tòi, còn HS giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại, HS có được niềm vui của sự khám phá trưởng thành thêm một bước về tư duy. Đặc biệt, trong dạy trực tuyến tôi duy trì phương pháp này để các em được tự chủ trong việc học tập của bản thân, không ngần ngại chiếm lĩnh tri thức. Ví dụ: Khi dạy bài Giảm phân, tôi sử dụng kết hợp các phương pháp: - Vấn đáp tái hiện ở đầu giờ GV: Em hãy nhắc lại diễn biến quá trình nguyên phân đã học ở bài trước. HS: Tái hiện kiến thức đã học để nêu diễn biến quá trình nguyên phân. - Vấn đáp tìm tòi trong khâu tìm hiểu nội dung bài, đưa ra các câu hỏi để HS phải suy ngẫm mới có thể trả lời được. GV: Kết quả của giảm phân I và giảm phân II có gì khác nhau? HS: Quan sát hình kết hợp nghiên cứu SGK suy nghĩ đưa ra câu trả lời. GV: Trong hai lần phân bào của giảm phân lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm, lần nào được coi là phân bào giảm nhiễm? HS: Tái hiện lại kiến thức quá trình nguyên phân để đưa ra kết luận. 3.4.2. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, HS vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh. Ví dụ: Khi vào bài “Menđen và di truyền học”, GV có thể đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thấy nhiều hiện tượng động vật, thực vật và con người giữa các cá thể trong cùng một dòng giống nhau, nhưng cũng trong những cá thể đó lại xuất hiện những cá thể có những đặc điểm khác với bố mẹ chúng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến các hiện tượng trên? Di truyền học sẽ giúp ta tìm câu trả lời?. Từ đó, HS có thể thấy được ý nghĩa của di truyền học, mối quan hệ giữa di truyền và đời sống và qua các kiến thức, HS cũng có thể giải quyết được một số vấn đề trong đời sống. 3.4.3. Phương pháp động não Động não là phương pháp giúp HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. GV cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận. - Cách tiến hành như sau: + GV nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm. + Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. Trang 7/10
  5. chơi giúp HS vừa học tập, đồng thời tạo tâm lý hứng thú học bài hiểu bài. Đối với những chủ đề bài học tương đối dễ và đơn giản, tôi sử dụng đánh giá tại chỗ để kiểm tra sự hiểu bài của các em. Tổ chức trò chơi vừa để các em làm bài tập và cũng là một hình thức để đánh giá thực chất mức độ tiếp thu bài của HS trong tiết học, giúp các em hứng thú hơn khi làm bài. Việc sử dụng trò chơi có nhiều tác dụng như: - Giúp HS thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. - Kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội để HS tự thể hiện mình. - Thông qua trò chơi, HS vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó, phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống. Ví dụ: Sau khi dạy xong kiến thức bài “Nguyên phân” tôi thiết kế hoạt động củng cố như sau: Bước 1: Thiết kế câu hỏi trên Edpuzzle để các em vừa ôn lại diễn biến quá trình nguyên phân vừa củng cố kiến thức ở mức độ nhớ. Bước 2: Thiết kế trò chơi trên phần mềm bài giảng với những trò chơi hay đặc sắc thu hút sự chú ý của HS. Tôi chọn những trò chơi có nhiều hình động và âm thanh để các em tương tác tốt, phù hợp với giảng dạy trực tuyến. (Ở phần trò chơi này tôi sẽ yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mức thông hiểu và vận dụng) Bước 3: GV thông qua thể lệ tổ chức trò chơi trong tiết học. Bước 4: Chơi trò chơi. 4. Một số kết quả đạt được Sau khi áp dụng SKKN này vào thực tế giảng dạy, tôi thấy kết quả có chiều hướng tốt hơn, cụ thể như sau: - HS thường vui vẻ chờ đón những tiết Sinh học để được cùng tiếp thu những kiến thức mới. HS rất hứng thú khi được tham gia trải nghiệm những hoạt động học tập sôi nổi do GV tổ chức. - Các biện pháp của đề tài đưa ra phù hợp với đối tượng HS lớp 9, có tác động tích cực đến hoạt động học tập của trò. Thực tế cho thấy HS ham học, sôi nổi, hăng hái hơn, chủ động tích cực hơn, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập do GV tổ chức. - Thông qua kết quả các bài kiểm tra cho thấy kết quả học tập của các lớp 9 được nâng cao. - Các tiết dạy sử dụng các PPDH tích cực và các biện pháp trong đề tài đảm bảo theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng, có tính khả thi khi áp dụng trong Trang 9/10