Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe cho học sinh THCS có hiệu quả
Trong xu thế hội nhập toàn cầu của xã hội ngày nay thì việc trang bị cho mình một vốn kiến thức tốt về ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng Anh là hết sức cần thiết. Việc học Tiếng Anh trở nên rất phổ biến không chỉ những người đang công tác, đang phải dùng ngoại ngữ để giao tiếp trong công việc mà nó cũng rất cần đối với những học sinh THCS, những người nay mai sẽ là những chủ nhân của đất nước. Vì vây, việc học Tiếng Anh của học sinh THCS được học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên rất quan tâm. Tiếng Anh trở thành một trong các môn học được chú trọng trong chương trình học của học sinh.
Tuy nhiên, việc học và sử dụng Tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập chuyên cần, sáng tạo của cả người dạy lẫn người học. Đặc biệt, việc dạy Tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp đang được coi trọng cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Với phương pháp này, học sinh sẽ được nâng cao năng lực giao tiếp, chủ động tích cực tham gia vào các tình huống thực tế.
Trong thực tế, để rèn luyện các kỹ năng Tiếng Anh cho học sinh, giáo viên gặp không ít khó khăn, đặc biệt là rèn kỹ năng nghe. Qua thực tế, khi bắt đầu học môn ngoại ngữ phần lớn học sinh thích học, nhưng dần dần các em bớt hứng thú với bộ môn, và hầu hết các em đều khá yếu về kỹ năng nghe.
Trước tình hình đó, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy Tiếng Anh, bản thân tôi trăn trở làm sao để học sinh có thể nắm vững, nghe hiểu lấy thông tin và vận dụng thành thạo. Trong quá trình vừa dạy, vừa tìm hiểu quan sát học sinh, tôi thấy phần lớn học sinh chưa biết cách học nghe, học sinh thường cho rằng kỹ năng nghe là khó nhất. Trong giờ học nghe, học sinh thường nói rằng dù trong bài nghe có nhiều từ đã biết nhưng các em vẫn không hiểu hết nội dung của bài hoặc khó nghe.
Vậy làm thế nào để giúp học sinh có thể vận dụng được vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp của mình để việc nghe có hiệu quả? Để trả lời câu hỏi này, trong quá trình dạy học, tôi tự tìm kiếm một số phương pháp tích cực, đơn giản, dễ hiểu thiết thực đảm bảo tính khoa học, nhằm phát triển khả năng tư duy; sự suy đoán và tính sáng tạo của học sinh.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_ren_ky_nang_nghe_cho_ho.doc
Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe cho học sinh THCS có hiệu quả
- UBND HUYỆN GIA LÂM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG NGHE CHO HỌC SINH THCS CÓ HIỆU QUẢ Môn: Tiếng anh Cấp học: THCS NĂM HỌC 2015-2016
- Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả A - PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xu thế hội nhập toàn cầu của xã hội ngày nay thì việc trang bị cho mình một vốn kiến thức tốt về ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng Anh là hết sức cần thiết. Việc học Tiếng Anh trở nên rất phổ biến không chỉ những người đang công tác, đang phải dùng ngoại ngữ để giao tiếp trong công việc mà nó cũng rất cần đối với những học sinh THCS, những người nay mai sẽ là những chủ nhân của đất nước. Vì vây, việc học Tiếng Anh của học sinh THCS được học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên rất quan tâm. Tiếng Anh trở thành một trong các môn học được chú trọng trong chương trình học của học sinh. Tuy nhiên, việc học và sử dụng Tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập chuyên cần, sáng tạo của cả người dạy lẫn người học. Đặc biệt, việc dạy Tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp đang được coi trọng cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Với phương pháp này, học sinh sẽ được nâng cao năng lực giao tiếp, chủ động tích cực tham gia vào các tình huống thực tế. Trong thực tế, để rèn luyện các kỹ năng Tiếng Anh cho học sinh, giáo viên gặp không ít khó khăn, đặc biệt là rèn kỹ năng nghe. Qua thực tế, khi bắt đầu học môn ngoại ngữ phần lớn học sinh thích học, nhưng dần dần các em bớt hứng thú với bộ môn, và hầu hết các em đều khá yếu về kỹ năng nghe. Trước tình hình đó, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy Tiếng Anh, bản thân tôi trăn trở làm sao để học sinh có thể nắm vững, nghe hiểu lấy thông tin và vận dụng thành thạo. Trong quá trình vừa dạy, vừa tìm hiểu quan sát học sinh, tôi thấy phần lớn học sinh chưa biết cách học nghe, học sinh thường cho rằng kỹ năng nghe là khó nhất. Trong giờ học nghe, học sinh thường nói rằng dù trong bài nghe có nhiều từ đã biết nhưng các em vẫn không hiểu hết nội dung của bài hoặc khó nghe. Vậy làm thế nào để giúp học sinh có thể vận dụng được vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp của mình để việc nghe có hiệu quả? Để trả lời câu hỏi này, trong quá trình dạy học, tôi tự tìm kiếm một số phương pháp tích cực, đơn giản, dễ hiểu thiết thực đảm bảo tính khoa học, nhằm phát triển khả năng tư duy; sự suy đoán và tính sáng tạo của học sinh. Với phạm vi một số kinh nghiệm nhỏ, tôi mạnh dạn đi sâu vào vấn đề: 2/32
- Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả B - PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Đã nhiều năm nay, từ khi bắt đầu thực hiện cải cách giáo dục, phương pháp dạy học đã có nhiều sự thay đổi. Luật giáo dục - 2005 (điều 5) quy định “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Bên cạnh đó, mục đích của việc dạy ngoại ngữ không những cung cấp cho học sinh kiến thức của ngôn ngữ đó, mà còn có mục đích nữa của việc dạy ngoại ngữ nói chung, Tiếng Anh nói riêng là dạy học sinh khả năng giao tiếp bằng tiếng anh, bồi đắp cho các em những phẩm chất trí tuệ cần thiết để ứng dụng vào công việc và trong cuộc sống khi các em trưởng thành. Khả năng giao tiếp của học sinh được thể hiện qua các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Kỹ năng nghe Tiếng Anh của học sinh được hình thành qua một quá trình học tập rèn luyện thường xuyên, lâu dài trong môi trường Anh ngữ. Tiếp theo, đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt ngày 30/9/2013. Đặc biệt trong đề án này, dạy và học tiếng anh có vị trí vô cùng quan trọng, nhất là việc dạy học cho học sinh phổ thông, để nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là với một số lĩnh vực ưu tiên. Kết thúc chương trình Tiếng Anh THCS, học sinh có thể: + Giao tiếp bằng Tiếng anh thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong đó chủ yếu là 2 kỹ năng nghe và nói. + Có kiến thức cơ bản và tối thiểu về ngôn ngữ Tiếng Anh: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và thông qua Tiếng Anh có những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hoá các nước nói Tiếng Anh. + Có thái độ tích cực đối với việc học Tiếng Anh, từ đó tăng thêm sự hiểu biết và tình cảm trân trọng với ngôn ngữ và văn hoá của dân tộc mình. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN • Thực trạng dạy nghe môn Tiếng Anh ở trường THCS 1. Về phía giáo viên 4/32
- Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả Hơn nữa, việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng cho học sinh, giáo viên không chỉ chú ý đến việc truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa, sử dụng các phương tiện dạy học mà phải quan tâm đến việc tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, đề cao và phát huy tốt vai trò tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức bằng chính hoạt động của mình, nhưng nhiều học sinh không hiểu tầm quan trọng của việc học môn nghe hiểu nên còn lười học hoặc chỉ học qua loa rồi không sử dụng được nó. Do vậy, người giáo viên phải làm gì đó để các em không ngại học tiết học nghe, điều đó đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài này. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Tìm hiểu, phân loại các kiểu bài nghe a. Nghe trong cuộc sống hàng ngày - Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có hai cách nghe chính: * Nghe không tập trung: là các hoạt động nghe mang tính chất giải trí, như khi nghe đài, truyền hình trong khi người nghe vẫn có thể tiến hành đồng thời một công việc khác. * Nghe có tập trung: là các hoạt động nghe có mục đích chủ đạo, muốn nắm bắt một thông tin nào đó. Ví dụ như nghe tin trên đài, truyền hình, nghe các chỉ dẫn, hướng dẫn, giải thích, nghe giảng bài Trong trường hợp này người nghe chủ yếu tập trung vào những điểm quan trọng, cần thiết cho mục đích, nhu cầu của mình. Người nghe thường biết rõ mình muốn nghe gì. Điều này giúp cho người nghe hướng được sự chú ý vào đúng nội dung cần biết, do vậy sẽ nắm bắt được vấn đề một cách hiệu quả hơn. b. Nghe trong môi trường học tiếng Trong môi trường học tiếng, các hoạt động nghe chủ yếu là nghe có tập trung và nhằm phát triển kỹ năng nghe khác nhau. Có những loại nghe chính trong việc học ngoại ngữ như sau: • Nghe ý chính • Nghe chi tiết • Nghe để tìm ra những thông tin cần thiết • Nghe để khẳng định những phỏng đoán trước đó • Nghe để thực hiện những nhiệm vụ giao tiếp được đặt ra 6/32
- Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả Và sau đó tôi đưa ra 2 câu hỏi và các phương án trả lời để giúp học sinh đoán được nội dung chính sẽ nghe, đồng thời phát phiếu học tập đã được chuẩn bị để học sinh thực hiện. Prediction 1. Where are they going to travel? a. go camping b. go to Hue c. go to Huong pagoda 2. How are they going to travel? a. walk b. by bike c. by minibus 8/32
- Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả - Nghe lần thứ nhất: học sinh nghe cá nhân và đối chiếu với phần dự đoán của mình. - Nghe lần thứ hai: học sinh nghe và chốt được câu trả lời đúng, sau đó trao đổi kết quả với bạn của mình, ở bước này giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra câu trả lời. - Nghe lần thứ ba: học sinh nghe lại để kiểm tra kết quả, và giáo viên thống nhất đáp án. Answer key 1. Where are they going to travel? a. go camping b. go to Hue c. go to Huong pagoda √ 2. How are they going to travel? a. walk b. by bike c. by minibus √ b. Nghe để khẳng định những phỏng đoán của mình về nội dung bài nghe Trước khi nghe, giáo viên khai thác, gợi ý những gì đã biết về nội dung vấn đề sẽ nghe, những gì chưa rõ, những gì không biết. Sau đó nghe, liên hệ những kiến thức đã biết với những nội dung vừa nghe 10/32
- Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả (b) radio and newsreels (c) in the 1950s Television became popular mid – and late 1990s (d) The Internet became a major force in jouralism Ví dụ 3: “English 8 – Unit 10 – Recycling” You will hear four questions during the recording. Check the correct answers a. What type of garbage can you put in the compost? A. All vegetable matter √ B. Meat or grain products b. Where is the best place for a compost heap? A. A place that gets no sun B. A place that gets sun and shade √ c. Should you water the compost? A. Yes √ B. No d. How long does it take before you can use the compost? A. After it rains B. Six months √ d. Nghe để thực hiện các hoạt động giao tiếp tiếp theo Trong các tiết có những hoạt động nghe, một số bài nghe yêu cầu “điền vào bảng biểu”, tuy nhiên giáo viên có thể dùng kết quả nghe đó để thực hiện một hoạt động giao tiếp tiêp theo. Ví dụ 1: “English 7 – Unit 2 – Personal information: A5”: sau khi học sinh điền vào bảng trả lời thông tin: Listen. Then write the answer a. Telephone number: 8.545.545 b. They will see: a movie c. They will meet at: Lan’s house d. They will go by: bus 12/32
- Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả bài tập bổ sung phù hợp với nội dung bài học nhằm giúp học sinh được luyện nghe nhiều dạng bài hơn. Những bài tập phổ biến như: - Defining True – False question - Checking the correct answer/ information - Matching - Filling in the table - Filling in the blanks - Answering comprehension questions 4. Một số nguyên tắc cơ bản khi tiến hành các hoạt động nghe a. Lập kế hoạch cho một tiết dạy nghe Để một tiết dạy thành công và giúp học sinh hiểu kỹ bài hơn thì người giáo viên vừa phải dạy tốt vừa phải chuẩn bị chu đáo. Vì vậy giáo viên đồng thời phải thực hiện các bước như: a.1. Nghiên cứu kỹ nội dung tiết dạy từ SGK, sách giáo viên Việc nghiên cứu kỹ SGK, sách giáo viên sẽ giúp cho giáo viên tổ chức, điều khiển tiết dạy nghe đi đúng trọng tâm, trọng điểm; phân bố thời gian cho các bước, các hoạt động một cách khoa học. a.2. Nghiên cứu mục đích yêu cầu của tiết dạy Mục đích, yêu cầu của tiết dạy là đích mà cả giáo viên và học sinh cần phải đạt được sau tiết dạy học. Đối với tiết dạy nghe, thông thường mục đích, yêu cầu của tiết dạy là giúp học sinh luyện tập và phát triển các kỹ năng, trong đó kỹ năng nghe là chủ yếu. Khi nghe có tập trung, người nghe thường đã có chủ định, hướng sự tập trung vào phần muốn nghe, sẽ biết phải chú ý vào nội dung nào khi nghe. Vì vậy khi dạy nghe, giáo viên cũng cần tạo ra những chủ định để học sinh có được sự chuẩn bị cho phần nghe sắp tới qua các hoạt động trước khi nghe. a.3. Sử dụng các phương tiện, đồ dụng dạy học nào phục vụ cho tiết dạy nghe * Sử dụng máy cassette: Trước khi thực hiện dạy học cần chuẩn bị đài tốt, băng rõ và pin dự phòng khi mất điện. Nếu giáo viên đọc cho học sinh nghe cần đọc với tốc độ trung bình, không chậm quá kể cả với đối tượng học sinh mới học ở giai đoạn đầu để tránh làm ảnh hưởng đến nội dung ngữ nghĩa của bài. * Sử dụng tranh minh hoạ, bảng phụ: Tranh minh hoạ có thể là kênh hình trong SGK hoặc có thể là tranh phóng to mượn của phòng đồ dùng thiết bị của trường 14/32