Báo cáo biện pháp Phân dạng và phương pháp giải một số bài tập Hóa lớp 9

Là một giáo viên dạy và  thường xuyên ôn thi học sinh giỏi môn Hoá  tôi rất trăn trở khi học sinh học thuộc lý thuyết nhưng không áp dụng vào được giải bài tập , mỗi dạng bài tập lại khác nhau, các  em không biết phải bắt đầu từ bước giải nào, không phân loại được bài tập. Đối với học sinh trung bình, yếu  tôi chỉ hướng dẫn cho các em những dạng bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và  một số bài trong sách bài tập nhưng  đặc biệt với học sinh  khá , giỏi thì phần bài tập được nâng cao rất nhiều ngay cả trong sách giáo khoa, sách bài tập và có rất nhiều dạng bài.

 Qua nghiên cứu bài tập Hoá học và trực tiếp giảng dạy bản thân tôi thấy hầu hết học sinh chưa biết phân dạng và chưa có phương pháp giải bài tập hóa học nên mỗi khi giáo viên đưa ra một dạng bài tập nào đó học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định hướng giải. Bên cạnh đó việc không biết giải các bài tập hóa học hoặc thường xuyên giải sai đã làm cho các em cảm thấy môn hóa là môn học khó, trở nên chán nản, không yêu thích môn học ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả Dạy - Học.Có rất  nhiều tài liệu  phân loại  các dạng bài tập  và có rất nhiều giáo viên đã nghiên cứu và viết đề tài về các dạng bài tập, tôi nghĩ đề tài của tôi không mới mẻ nhưng tôi muốn nghiên cứu để đưa ra các dạng bài tập và cách giải phù hợp với học sinh trường tôi để các em có thể nhận dạng và giải được các bài tập không chỉ trong sách giáo khoa, sách bài tập, sách nâng cao mà còn  giải được các bài tập trong kì thi do Huyện và Thành phố tổ chức.Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn hoá học ở trường Trung học cơ sở và thường xuyên ôn thi học sinh giỏi , với mong muốn giúp các em học sinh trường tôi nắm vững những kiến thức cơ bản và nâng cao về các dạng bài tập tôi đã chọn đề tài “ PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP HOÁ  HỌC LỚP 9” giúp các em  dễ dàng nhận biết được các dạng bài tập  trong phạm vi kiến thức trung học cơ sở.

doc 22 trang thuhoaiz7 20/12/2022 5800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Phân dạng và phương pháp giải một số bài tập Hóa lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_phan_dang_va_phuong_phap_giai_mot_so_bai_t.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Phân dạng và phương pháp giải một số bài tập Hóa lớp 9

  1. MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 I.1 I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2 I.3 Đối tượng nghiên cứu3 I.4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 II.1 Cơ sơ lý luận3 II.2 Thực trạng3 a. Thuận lợi - khó khăn3 b. Thành công – hạn chế4 c. Mặt mạnh – mặt yếu4 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 4 II.3 Giải pháp, biện pháp: a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp b.Nội dung cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 5 c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 24 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 24 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 24 II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 25 nghiên cứu PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ III.1 Kết luận 25 III.2 Kiến nghị 26 Tài liệu tham khảo 27 1
  2. - Học sinh lớp 9A, 9B, 9C, 9D. I.5 Thời gian thực hiện - Năm học 2019 - 2020 II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ II.1 Cơ sở lý luận Bài toán hoá học được xếp trong giảng dạy là một trong hệ thống các phương pháp quan trọng nhất, để nâng cao chất lượng giảng dạy và nó có những tác dụng rất lớn. Làm cho học sinh hiểu sâu các khái niệm đã học: Học sinh có thể học thuộc lòng các định nghĩa, khái niệm nhưng nếu không thông qua việc giải bài tập, học sinh chưa thể nào nắm vững được cái mà học sinh đã thuộc. Mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú và không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh. Củng cố kiến thức cũ một cách thường xuyên và hệ thống hoá các kiến thức hoá học. Thúc đẩy thường xuyên sự rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, cần thiết về hoá học. Việc giải quyết các bài tập hoá học giúp học sinh tự rèn luyện các kỹ năng viết phương trình hoá học, nhớ các kí hiệu hoá học nhớ các hoá trị của các nguyên tố, kỹ năng tính toán v.v Tạo điều kiện để tư duy phát triển, khi giải một bài toán hoá học bắt buộc phải suy lý, quy nạp, diễn dịch, loại suy. . Giáo dục tư tưởng cho học sinh vì giải bài tập hoá học là rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, trung thực trong lao động học tập, tính sáng tạo khi sử lý các vấn đề đặt ra. Mặt khác rèn luyện cho học sinh tính chính xác của khoa học và nâng cao lòng yêu thích môn học Phân dạng bài tập hóa học thực chất chính là việc lựa chọn, phân loại các bài tập có những đặc điểm tương tự nhau, cách giải giống nhau để xếp vào cùng một nhóm. Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định do đó phương pháp giải bài tập hóa học cũng chính là cách thức, là con đường, phương tiện để giải các bài tạp hóa học. Trong giáo dục đại cương, bài tập được xếp trong hệ thống phương pháp dạy học, thí dụ phương pháp luyện tập. Phương pháp này được coi là một trong những phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Đây cũng là một phương pháp học tập tích cực đối với học sinh. Ở nhà trường THCS, giáo viên hóa học cần nắm vững các khả năng vận dụng bài tập hóa học, nhưng quan trọng hơn là cần lưu ý tới việc sử dụng bài tập hóa học sao cho phù hợp, đúng mức nhằm nâng co khả năng học tập của học sinh nhưng không làm quá tải hoặc nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh. Muốn làm được điều này, trước hết người giáo viên hóa học phải nắm vững các tác dụng của bài tập hóa học, phân loại chúng và tìm ra phương hướng chung để giải. II.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu II.2.1.Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Phòng giáo dục và đào tạo, Ban giám hiệu trường trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học môn Hoá học đã và đang đổi mới và là một trong những môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạy học, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm, công tác dạy và ôn thi học sinh giỏi cũng được nhà trường chú trọng , nhà trường quan tâm , khích lệ, khen thưởng kịp thời đối với cả giáo viên và học sinh. 3
  3. Bài tập hoá học là một trong những phần không thể thiếu trong môn hoá học, làm bài tập giúp các em củng cố khắc sâu thêm kiến thức đồng thời rèn luyện óc tư duy của các em. Có rất nhiều dạng bài tập mà trong quá trình dạy tôi đã nghiên cứu và phân loại : 1 Dạng 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng 2.Dạng 2: Bài tập nhận biết 3.Dạng 3: Bài tập tách chất. 4.Dạng 4: Bài tập về lượng chất dư. 5.Dạng 5: Bài tập về tăng giảm khối lượng . 6.Dạng 6: Bài tập về oxitaxit tác dụng với dung dịch bazo 7.Dạng 7: Bài toán hỗn hợp II.3.2.2 Các dạng bài tập và phương pháp giải II.3 2.2.1: DẠNG 1: HOÀN THÀNH SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG *Nội dung: Đề bài cho các chất cụ thể ( hoặc bằng các chữ cái A, B, C ) yêu cầu hoàn thành chuỗi phản ứng hoặc hoàn thành phương trình hoá học . *Phương pháp: Nắm chắc kiến thức về tính chất hóa học của các, mối quan hệ giữa các hợp chất, điều chế các hợp chất và điều kiện để xảy ra phản ứng Ví dụ 1: Viết phương trình phản ứng hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau: (1) (2) (3) (5) (6) a) S SO2 SO3 H2SO4 SO2 H2SO3 Na2SO3 (7) (8) NaHSO3 Na2SO4 b) FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 FeCl3 Fe(NO3)3 Hướng dẫn a) t0 (1) S + O2 SO2 0, V O (2) 2SO2 + O2 t 2 5 2SO3 (3) SO3 + H2O H2SO4 (4) H2SO4 + Na2SO3 Na2SO4 + H2O + SO2 (5) SO2 + H2O H2SO3 (6) H2SO3 + 2NaOH Na2SO3 + H2O (7) SO2 + NaOH NaHSO3 (8) H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + H2O b) (1) FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl (2) Fe(OH)3 + 3HCl FeCl3 + H2O t0 (3) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O (4) FeCl3 + 3AgNO3 3AgCl + Fe(NO)3 (5) Fe(NO3)3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaNO3 (6) Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O Ví dụ 2: Xác định các chất trong từng chữ cái A, B, C, D, E, G và hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ phản ứng Fe (nung nóng ) + O2  A 5
  4. Hướng dẫn: a) Sơ đồ chuyển hóa: Na -> Na2O -> NaOH -> NaHCO3 -> Na2CO3 -> NaCl -> NaClO b) Phương trình hóa học: 4Na + O2 2Na2O Na2O + H2O 2 NaOH NaOH + CO2 NaHCO3 NaOH + NaHCO3 Na2CO3 + H2O Na2CO3 + H2SO4 Na2SO4 + CO2 + H2O Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + NaCl II.3.2.2.2 : DẠNG BÀIđiện : phân NHẬN dd BIẾT NaCl + H2O NaClO + H2 Nội dung : Đối với dạng Không bài mn này thì có rất nhiều cách ra đề nhưng với dạng bài không giới hạn thuốc thử thì học sinh dễ dàng làm bài còn đối với dạng bài giới hạn thuôc thử bằng thuốc thử quy định hoặc không dùng thêm thuốc thử để nhận ra một số chất trong đề bài sé gây khó khăn cho học sinh . Phương pháp : - Khi đã sử dụng hết lượng thuốc thử cho phép ta sử dụng chất vừa nhận được hoặc sản phẩm của chất sau phản ứng nào đó làm thuốc thử để phân biệt các chất còn lại. - Với dạng bài không dung thêm thuốc để phân biệt thì bắt buộc phải lấy lần lượt từng hoá chất trong đề bài cho phản ứng với nhau từng đôi một. - Kẻ bảng phản ứng và dựa vào bảng để xác định những chất đã nhận biết được - Trong trường hợp kẻ bảng không phân biệt được hết các chất thì ta dùng chất đã nhận biết được hoặc sản phẩm của chất đó sau phản ứng nào đó làm thuốc thử Ngoài ra ta còn có thể đun nóng các chất nếu các chất đó phân huỷ để nhận biết *Các bước trình bày một bài tập nhận biết Cách 1: Dùng phương pháp mô tả. - Bước 1: Trích mẫu thử( Thường là lấy ra mỗi chất một ít làm mẫu thử). - Bước 2: Chọn thuốc thử ( tùy thuộc vào yêu cầu đề bài) - Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu thử, trình bày hiện tượng quan sát được từ đó tìm ra hóa chất cần nhận biết.( hoặc trình bày bằn sơ đồ) - Bước 4: Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. Cách 2: Dùng phương pháp lập bảng Cũng qua các bước như cách (1). Riêng bước 2 và 3 thay vì mô tả, gộp lại thành bảng: Trình tự nhận biết. 7
  5. Hướng dẫn: Ba(HCO3)2, Na2CO3, Na2SO4, NaHSO3, NaHSO4. to vẫn đục và ↑ ↓ Ba(HCO3)2 ↑ NaHSO3 NaHSO4, Na2SO4, Na2CO3 + Ba(HCO3)2 ↓ và ↑ ↓ NaHSO4 Na2SO4, Na2CO3 + NaHSO4 ↑ Na2CO3 Na2SO4 Ba(HCO3)2 → BaCO3 ↓ + CO2 ↑ + H2O 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O Ba(HCO3)2 + 2 NaHSO4 -> BaSO4 + Na2SO4 + 2CO2 + 2 H2O Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaHCO3 Ba(HCO3)2 + Na2CO3 -> BaCO3 + 2NaHCO3 Na2CO3 + 2NaHSO4 -> 2 Na2SO4 + CO2 + H2O Ví dụ 3: Không dùng hóa chất khác, nhận biết: HCl, K2CO3, NaCl, Na2SO4 và Ba(NO3)2 Hướng dẫn : Cho các dung dịch tác dụng với nhau từng đôi một, kết quả được trình bày ở bảng sau: HCl K2CO3 NaCl Na2SO4 Ba(NO3)2 HCl (x) CO2 - - - K2CO3 CO2 (x) - - BaCO3 NaCl - - (x) - - Na2SO4 - - - (x) BaSO4 Ba(NO3)2 - BaCO3 - BaSO4 (x) - Dung dich không tạo hiện tượng gì là NaCl - Dung dịch tạo CO2 với một dung dịch khác là dung dịch HCl. - Dung dịch tạo kết tủa trắng với một dung dịch khác là Na2SO4 - Dung dịch tạo kết tủa trắng với hai dung dịch khác là Ba(NO3)2 - Dung dịch vừa tạo CO2 vừa tạo kết tủa trắng với hi dung dịch khác là K2CO3 Ví dụ 4: Chỉ dùng dung dịch H2SO4 hãy phân biệt các chất sau: a) NaCl, Na2S, Na2SO3, Na2CO3. b) Ba, BaO, Al, Al2O3 c) Mg, Zn, Fe, Ba. Ví dụ 5: : Không dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nhận biết các ống nghiệm mất nhãn đựng các dung dịch: a) Na2CO3, HCl, BaCl2. b) MgCl2, BaCl2, H2SO4, K2CO3. c) Na2SO4, MgSO4, CuSO4, Ba(OH)2 d) NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH II.3.2.2.3 DẠNG 3: TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP - Bài toán tách chất ra khỏi hốn hợp có 2 dạng bài Dạng 1: Tách riêng một chất ra khỏi hốn hợp. 9
  6. Phương pháp : - Đặt x là số mol của thanh kim loại A - Dựa vào đề bài lập phương trình biểu diễn độ tăng ( độ giảm ) + Nếu khối lượng thanh kim loai A tăng : m tăng = m B bám vào – m A tan ra. + Nếu khối lượng thanh kim loai A giảm : m giảm = m A tan ra – m B bám vào - Giải phương trình tìm ẩn và kết luận . Ví dụ 1: Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 50 gam vào 250 gam dung dịch AgNO 3 6% sau khi lấy vật ra khối lượng AgNO 3 trong dung dịch giảm 17% . Tính C% của các chất có trong dung dịch sau khi lấy vật ra? Hướng dẫn : m AgNO3 ban đầu = 250 x 6/ 100 = 15 g m AgNO3 giảm = 15x 17/100 = 2,55g m AgNO3 giảm chính là khối lượng AgNO3 phản ứng n AgNO3 = 2,55/ 170 = 0,015 mol pt: Cu + 2 AgNO3-> Cu(NO3)2 +2Ag n Cu = ½ n AgNO3 = 0.015 /2 = 0,0075 => m Cu tan ra = 0,48 g n Ag = n AgNO3 = 0,015 mol => m Ag bám vào = 1,62g khối lượng của dung dịch sau khi lấy vật ra là = 250 + 50 + 1,62 – 0,48 = 301,62 g sau phan ứng có Cu(NO3)2 và AgNO3 dư C% Cu(NO3)2 = 250x 0,0075 / 301, 62 x 100% = 0,62% C% AgNO3 dư = 4,1% Ví dụ 2: Nhúng lá Zn vào 500ml dung dịch Pb( NO3)2 2M , sau một thời gian lấy lá Zn ra nặng hơn ban so với ban đầu là 2,84g a.Tính khối lượng Pb sinh ra bám vào lá Zn? b.Tính nồng độ M của muối có trong dung dịch sau khi phản ứng ( thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) Hướng dẫn: n Pb( NO3)2 = 2 x 0,5 = 1 mol Zn + Pb( NO3)2 -> Zn( NO3)2 + Pb Đặt x là số mol thanh kim loại Zn tan ra => m Zn tan = 65x => m Pb bám vào = 207x Theo đề bài m thanh kim loại Zn tăng 2,84g => 207x - 65x = 2,84  x = 0,02 mol  m Pb bám vào thanh Zn = 207 x 0,02 = 4,14 g Dung dịch sau phản ứng gồm : Pb( NO3)2 = 0,98 mol => CM Pb( NO3)2 = 0,98/0,5 = 1,96M Zn( NO3)2 = 0,02 mol => CM Zn( NO3)2 = 0,02/ 0,5 = 0.04M 11