Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học cơ sở

Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh (HS), được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân… ( Điều 27-Luật giáo dục).

Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.

Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường Trung học cơ sở (THCS) nói riêng, số HS vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Một số cán bộ quản lí, giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ môn GDCD, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho HS.

doc 25 trang thuhoaiz7 20/12/2022 10504
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_vai_tro_cua_giao_vien_chu_nhiem_lop_tr.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học cơ sở

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Tác giả: Trần Thị Phương Lĩnh vực: Chủ nhiệm Cấp học: Trung học cơ sở Năm học 2016 - 2017
  2. SKKN: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học cơ sở DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GVCN: Giáo viên chủ nhiệm HS: Học sinh THCS: Trung học cơ sở PHHS: Phụ huynh học sinh GVBM: Giáo viên bộ môn GV: Giáo viên CMHS: Cha mẹ học sinh BGH: Ban giám hiệu GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo 2
  3. SKKN: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học cơ sở chuyện HS đánh thầy cô giáo chủ nhiệm của mình; GVCN lớp nóng nảy, thô bạo đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng đối với học sinh. Ngược lại có những GVCN lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng đã được giao. Trường THCS nơi tôi đang theo dạy là một ngôi trường nằm cách xa trung tâm huyện,và có tỉ lệ học sinh nghèo, cận nghèo cao nhất nhì huyện do cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào kinh tế nông nghiệp nên còn rất nhiều khó khăn. Tuy vậy nhưng tập thể đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường vẫn cố gắng phấn đấu để trở thành đơn vị đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc trong thi đua dạy và học. Đội ngũ GV nhiệt tình có trách nhiệm, BGH chỉ đạo sát sao, rất quan tâm tới cán bộ GV cũng như HS. PHHS đa số quan tâm đến con em, nhiệt tình trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục HS. Đa số HS ngoan ngoãn, lễ phép có ý thức học tập và kỉ luật tốt, HS có ý thức tự giác vượt khó trong học tập. Bên cạnh đó thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ PHHS chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của HS, không có tinh thần phối hợp với GVCN và nhà trường trong việc giáo dục HS hoặc có những PHHS quan tâm nhưng chưa đúng cách dẫn tới phản tác dụng. Có thể do hiện nay trong thời đại kinh tế mở cửa, nguồn thu nhập kinh tế chủ yếu của địa phương là nông nghiệp. Nhiều hộ gia đình, do thu nhập từ nông nghiệp quá thấp, đã phải tìm kế sinh nhai khác như: công nhân tại các khu công nghiệp trong và ngoài huyện, hoặc đi làm ăn kinh tế ở tỉnh khác. Nhiều gia đình do tập trung làm ăn nên không có thời gian quan tâm đến con cái học hành cũng như việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Hơn thế nữa việc du nhập các loại hình văn hóa không có chọn lọc đã khiến nhiều học sinh dẫn đến tình trạng tha hóa về đạo đức, coi nhẹ việc học tập, chia bè kết phái, bỏ giờ, bỏ tiết đi chơi game, thậm chí là bỏ học ở nhà tham gia vào các tệ nạn xã hội. Để góp phần khắc phục những tồn tại và hạn chế nêu trên, góp phần vào công tác giáo dục đạo đức cho HS trong giai đoạn hiện nay. Qua thực tiễn công tác chủ nhiệm học sinh ở trường THCS, tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học cơ sở”. 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1. Mục tiêu ngiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là lựa chọn những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức HS và góp phần hoàn thiện nhân cách HS ở trường THCS. 4
  4. SKKN: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học cơ sở 6.2. Địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại: Lớp 6 trường THCS 7. Đóng góp mới của đề tài Từ kết quả nghiên cứu và đánh giá đúng vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức cho HS trường THCS, sẽ là cơ sở để lựa chọn, đề xuất giải pháp giáo dục đạo đức cho HS nhằm giáo dục nhân cách cho HS lớp 6A nói riêng và HS trường THCS nói chung, đảm bảo tính khoa học, độ tin cậy và sẽ có tác động tích cực, hiệu quả tới việc giáo dục đạo đức cho HS trường THCS. 6
  5. SKKN: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học cơ sở đủ tài liệu, đồ dùng dạy học trước khi dạy. Người dạy càng tận tâm thì các em càng cố gắng học. Khi lên lớp, theo tôi, GV cần có lời nói gọn, rõ ràng, dứt khoát. Dùng từ, câu dễ hiểu , hợp với trình độ học sinh. Biết lắng nghe học sinh nói. Mỗi khi các em phát biểu ý kiến hay nói một điều gì, thầy cô dù bận rộn cũng phải lắng nghe các em nói và cố gắng giải quyết một cách thỏa đáng nhất. Có như vậy các em HS mới đặt niềm tin vào thầy cô và khi thầy cô nói các em mới chú ý nghe trở lại. Bên cạnh đó, GVCN biết thông cảm và chia sẻ những khó khăn của các em. Trả lời những câu hỏi của các em một cách thấu đáo. Hỏi các em về những khó khăn trong đời sống, những khó khăn ở trường giúp các em giải quyết những khó khăn này. Trong lớp học hay ngoài lớp học, thầy cô còn phải đóng vai người anh, người chị mà các em có thể tin tưởng, nhờ cậy được. Qua đó, các em sẽ biết sống nhẫn nại, kiên trì và giàu lòng nhân ái. Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải công phu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần dựa trên những nguyên tắc giáo dục đạo đức cho HS như: - Giáo dục HS trong thực tiễn sinh động của xã hội - Giáo dục theo nguyên tắc tập thể - Giáo dục bằng cách thuyết phục và phát huy mạnh mẽ tính tự giác của học sinh - Giáo dục đạo đức cho HS phải lấy việc phát huy ưu điểm là chính, trên cơ sở đó mà khắc phục khuyết điểm - Phải tôn trọng nhân cách HS, đồng thời đề ra yêu cầu ngày càng cao đối với HS - Giáo dục đạo đức phải phối hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS và đặc điểm hoàn cảnh cá nhân học sinh - Trong công tác giáo dục đạo đức, người thầy cần phải có nhân cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các các ảnh hưởng giáo dục đối với học sinh - Phải đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu giáo dục đạo đức giữa các thành viên trong nội bộ nhà trường và sự thống nhất phối hợp giáo dục HS giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Và những phương pháp giáo dục đó là: - Phương pháp thuyết phục: •Là những phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của HS để xây dựng những niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau: 8
  6. SKKN: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học cơ sở hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của HS đó và những HS khác. Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụng phương pháp này. Khi xử phạt cần phải làm cho HS thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên HS sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời nói, cử chỉ thô bạo đánh đập, xỉ nhục hoặc các hình thức xúc phạm đến thân thể HS. 2. Cơ sở thực tiễn Trong công tác giáo dục đạo đức cho HS vai trò của GVCN lớp là vô cùng quan trọng, GVCN là một trong những GV đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. GVCN lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục HS phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể HS vững mạnh. GVCN lớp có vai trò sau đây: - Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học: •GVCN lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục HS ở một lớp học. •Vai trò quản lí của GVCN lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của HS trong lớp. •GVCN phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và hạnh kiểm của HS trong lớp trước hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm của nhà trường và trước PHHS của lớp khi tổng kết năm học. - Người xây dựng tập thể HS thành một khối đoàn kết: •GVCN lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, GVCN xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng. •HS kính yêu GVCN như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của GVCN càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt. •Rất nhiều GV cùng giảng dạy trong một lớp, nhưngGVCN bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng HS trong suốt cuộc đời họ. •Người tổ chức các hoạt động giáo dục HS trong lớp •Vai tò tổ chức của GVCN thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm. 10
  7. SKKN: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học cơ sở thực tiễn. Thực tiễn cuộc sống, nhất là cuộc sống xã hội đang có các nhân tố của kinh tế thị trường tác động đến nhà trường, có lúc nhẹ nhàng, có khi sôi động dồn dập. Xã hội ô nhiễm, luồng văn hoá ngoại lai, đồi truỵ, bạo lực len lỏi vào mọi tầng lớp nhân dân đã rất dễ gây ấn tượng và phản ảnh sâu đậm đối với trẻ. Để làm tốt việc giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho HS THCS phải kết hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường và xã hội nhằm giáo dục về tình hình và nhiệm vụ của đất nước, tình hình thời sự, chính trị trong nước và thế giới (có định hướng chính trị rõ ràng); giáo dục về tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội - chính trị trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, về quyền tự do, dân chủ và trách nhiệm công dân; bồi dưỡng một số kỹ năng sinh hoạt chính trị - xã hội cần thiết. Tuy vậy cũng cần phải thấy trong thực tế có những GVCN yếu, vai trò của mình mờ nhạt nên dấu ấn của công tác đoàn thể sâu đậm hơn, vai trò bị lấn át, từ đó càng tạo ra sự nhìn nhận thiên lệch. Có nhiều GVCN lớp đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm trẻ chưa hiểu hết mình có những nhiệm vụ và quyền hạn gì nên chưa ai thực hiện đi dự giờ các GVBM trong lớp khi mình thấy cần. GVCN được xếp loại học sinh, được thi hành kỉ luật học sinh theo quy định, được hưởng giờ công tác theo định mức quy định. Từ đó nếu có nhiều chủ nhiệm lớp trong trường có năng lực và bản lĩnh thì công cuộc giáo dục sẽ đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Năm học 2015- 2016 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 6A. Bên cạnh những thuận lợi như: -Đa số HS ngoan hiền, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức. - HS trong lớp có ý thức xây dựng tập thể lớp . - Giữa GVCN, phụ huynh học sinh và BGH luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục. - Có sự quan tâm nhiệt tình của BGH và đội ngũ giáo viên bộ môn Thì cũng có không ít những khó khăn: - Nhiều HS hoàn cảnh gia đình khó khăn: gia đình HS N.B có bố bị bệnh mất sức lao động; - Một số học sinh thiếu thốn tình cảm(chỉ ở với mẹ hoặc bố, cha mẹ làm ăn xa): gia đình N.H, X.M, Q.B có bố mẹ đã li hôn hoặc mất tích; gia đình T.A, T.H đều có bố mất sớm. Hơn thế nữa đây là lớp học có tỉ lệ HS yếu kém về học lực và hạnh kiểm khá cao( thông qua kết quả điểm kiểm tra khảo sát đầu năm), có 1 HS lưu ban cụ thể như sau: -Về học tập: 12