Báo cáo biện pháp Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục. Người thường xuyên theo dõi và có những lời chỉ dạy quý giá cho những người làm công tác giáo dục. Người đã từng nói “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người ” đã trở thành khẩu hiệu của tất cả các trường. Đó cũng chính là nguồn động lực tinh thần to lớn để các thầy giáo, cô giáo nỗ lực làm tốt nhiệm vụ vẻ vang của mình. Và Người cũng khẳng định “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ, nhân dân nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của đất nước”. Đúng như vậy không có giáo dục sẽ không có những người chủ tương lai của nước nhà. Dù ở thời đại nào, đất nước nào, dân tộc nào muốn phát triển về mọi mặt thì trước hết phải có giáo dục, không có giáo dục đất nước sẽ không phát triển. Nền giáo dục là thước đo đánh giá sự phát triển phồn thịnh của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đồng thời nó cũng đảm bảo cho sự phát triển về kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia đó, dân tộc đó, trong đó có giáo dục bảo vệ môi trường cũng như việc nâng cao ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường của mỗi người dân; cán bộ, giáo viên, học sinh.
doc 29 trang Đình Bảo 22/08/2023 1840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_cong_tac_chi_dao_giao_duc_y_thuc_bao_ve_mo.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học

  1. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU TÊN ĐỀ TÀI: “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học ” I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục. Người thường xuyên theo dõi và có những lời chỉ dạy quý giá cho những người làm công tác giáo dục. Người đã từng nói “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người ” đã trở thành khẩu hiệu của tất cả các trường. Đó cũng chính là nguồn động lực tinh thần to lớn để các thầy giáo, cô giáo nỗ lực làm tốt nhiệm vụ vẻ vang của mình. Và Người cũng khẳng định “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ, nhân dân nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của đất nước”. Đúng như vậy không có giáo dục sẽ không có những người chủ tương lai của nước nhà. Dù ở thời đại nào, đất nước nào, dân tộc nào muốn phát triển về mọi mặt thì trước hết phải có giáo dục, không có giáo dục đất nước sẽ không phát triển. Nền giáo dục là thước đo đánh giá sự phát triển phồn thịnh của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đồng thời nó cũng đảm bảo cho sự phát triển về kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia đó, dân tộc đó, trong đó có giáo dục bảo vệ môi trường cũng như việc nâng cao ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường của mỗi người dân; cán bộ, giáo viên, học sinh. Môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm, bị suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn cư dân trên trái đất. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. Sự thiếu hiểu biết về môi trường là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm, suy thoái môi trường. Do đó, việc giáo dục môi trường trong trường Tiểu học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó liên quan đến xây dựng nhận thức cho học sinh ngay từ lúc tuổi thơ, ngay trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh, mà trong đó bậc Tiểu học là bậc học nền móng, bậc phổ cập của hệ thống giáo dục quốc dân, học sinh Tiểu học đang ở độ tuổi định hướng và phát triển về nhân cách. Giáo dục các em là cơ sở ban đầu làm nền tảng cho việc đào tạo các em thành những công dân tốt cho đất nước “cái gì (về nhân cách) không làm được ở Tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau.”. Ngoài ra, điều đặc biệt quan trọng đó là giáo dục môi trường không những có tác động tích cực tới nhân cách, hành vi của học sinh, những người chủ tương lai mà còn có ảnh hưởng lan tỏa tới cộng đồng và xã hội ở địa 1/29
  2. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. những con người toàn diện “Cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chính vì lẽ đó tôi đã chọn đề tài “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học ”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. - Làm tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học. - Kinh nghiệm giáo dục môi trường của nhà trường đối với học sinh. - Bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh. III.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. - Tìm ra hình thức tổ chức quản lý, chỉ đạo “ giáo dục bảo vệ môi trường” cho học sinh Tiểu học; Nghiên cứu cơ sở lý luận; thực trạng của giáo dục bảo vệ môi trường với học sinh Tiểu học. - Thống nhất được kế hoạch, nội dung chỉ đạo “giáo dục bảo vệ môi trường” ngay từ đầu năm cho các khối lớp. - Học sinh biết vận dụng bảo vệ môi trường vào cuộc sống hàng ngày. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Giáo viên, học sinh - trường Tiểu học . V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu các phương pháp đổi mới quản lý; Phương pháp điều tra thực trạng việc dạy và học của giáo viên và việc học (tiếp thu kiến thức) của học sinh ở trường Tiểu học; - Phương pháp quan sát, đàm thoại; thực nghiệm giáo dục; chuyên đề có nội dung liên quan đến giáo dục môi trường. - Đọc tài liệu, sách tham khảo, sách giáo khoa, tạp chí giáo dục Tiểu học VI. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN: Đề tài thực hiện tại: Trường Tiểu học. Thời gian : Năm học 2017 - 2018 (từ tháng 9/2017 đến tháng 5/2018) PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI I .CƠ SỞ LÝ LUẬN: Tuổi vào Tiểu học là giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời của học sinh. Chính trong giai đoạn này các em phát triển rất nhanh cả về thể chất, tình cảm và trí tuệ, hình thành và phát triển mạnh mẽ những năng lực khác nhau, đặt cơ sở nền móng cho phát triển nhân cách của chúng. Sự hiểu biết các mối quan hệ khác nhau trong thiên nhiên góp phần phát triển trí tuệ, phát triển năng lực phân tích trong hoàn cảnh sinh thái của học sinh. Các yếu tố của sự tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên có ý nghĩa to 3/29
  3. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh từ thực tế tình hình nhà trường, thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm trang bị cho các em những nhận thức, những kỹ năng, hành vi và có thái độ ứng xử phù hợp với môi trường, cùng với việc giáo dục các em chúng tôi muốn gửi những thông điệp quan trọng về môi trường và bảo vệ môi trường trong thời điểm hiện nay đến với các bậc phụ huynh và toàn xã hội. Hiện nay, việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh như thế nào là hiệu quả và phù hợp với tình hình địa phương, của trường là vấn đề đặt ra đối với tôi. Nơi đây đa số người dân sống bằng nghề nông và buôn bán, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, hệ thống xử lý nước, rác thải chưa được đầu tư đúng mức. Công tác bảo vệ môi trường là vấn đề chưa được quan tâm nhiều, tất cả làm ảnh hưởng tới môi trường. Đối với trường Tiểu học nơi tôi công tác, trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực của lãnh đạo nhà trường, trường từng bước được đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục toàn diện; công tác xây dựng quang cảnh nhà trường xanh - sạch - đẹp được chú trọng. Tuy nhiên, công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong điều kiện tình hình thực tế của nhà trường và qua các môn học là vấn đề chưa được giáo viên quan tâm thường xuyên. Trong dạy học giáo viên bám chặt vào các yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng, việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề giáo viên vẫn còn băn khoăn, e dè, sợ đi lệch mục tiêu bài dạy. Hơn nữa, việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở các bài có nội dung cần tích hợp theo phương thức trực tiếp như môn Tiếng Việt hoặc nội dung tích hợp ở mức độ toàn phần như môn Đạo đức đòi hỏi người giáo viên phải có những thông tin đầy đủ về môi trường liên quan đến nội dung bài dạy để tích hợp vào bài học đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng không làm thay đổi đặc trưng của môn học. Đối với học sinh tiểu học, các em được lĩnh hội kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường qua các môn học về mặt lý thuyết còn mờ nhạt; các hoạt động lao động vệ sinh trường lớp, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, giữ vệ sinh lớp học đều được các em tham gia dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường chứ các em chưa thực sự có được ý thức tự giác trong việc làm mọi lúc, mọi nơi; bởi lẽ các em chưa hiểu được vai trò quan trọng của môi trường đối với cuộc sống cũng như chưa hiểu hết được tác hại của việc ô nhiễm môi trường. Với thực trạng về môi trường địa phương, nhà trường, tình hình thực tế về giáo dục bảo vệ môi trường của giáo viên, cùng với nhiệm vụ xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp thì giáo dục bảo vệ môi trường gắn với thực tế, qua các môn học và hoạt động giáo dục là con đường ngắn nhất để hình 5/29
  4. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. - Quản lí chất thải rắn: Hiệu quả thu gom thấp, hiệu quả xử lí chưa đạt yêu cầu, chưa có phương tiện đầy đủ và thích hợp để xử lí chất thải nguy hại. 2. Thực trạng môi trường ở địa phương, trường lớp: 2.1. Thuận lợi. - Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và toàn xã hội về môi trường trong trường học. Số lượng cây xanh trong sân trường không nhiều nhưng đảm bảo bóng mát và môi trường trong lành cho học sinh. - Chương trình “xanh- sạch- đẹp” trường lớp đã được thực hiện, nhà trường đã được trang bị nguồn nước uống sạch, có nhà vệ sinh cho học sinh và giáo viên, nhà trường luôn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng các công việc hàng ngày như trồng cây, chăm sóc cây, trồng chậu cây cảnh, vệ sinh trường lớp. Những nội dung đó đã được nhà trường đưa vào danh mục thi đua của từng lớp, từng tuần, từng tháng cho mỗi lớp. 2.2. Khó khăn. - Diện tích khuôn viên nhà trường quá hẹp với 5134 m2/1490 học sinh. - Ý thức của học sinh về môi trường, bảo vệ môi trường chưa cao. Ví dụ như: + Khạc nhổ bừa bãi, vứt rác tứ tung, đi tiêu, đi tiểu không đúng nơi quy định, chạy chân đất, chơi nhiều trò chơi mất vệ sinh. + Trèo cây, bẻ cành, giẫm đạp lên cây hoa, không tôn trọng, bảo vệ tài sản của công, vẽ bậy trên tường, bảng, bàn ghế. + Tham gia lao động vệ sinh ở trường với thái độ thờ ơ, bắt buộc, chưa biết gìn giữ an toàn trong lao động vệ sinh, không đeo khẩu trang, đùa nghịch bằng dụng cụ lao động. + Chưa có ý thức bảo vệ cây, hoa trong trường. 2.3. Kết quả khảo sát. Số học sinh Số học sinh có ý thức bảo Số học STT Khối có ý thức bảo vệ môi trường vệ môi trường chưa nhiều sinh Số lượng % Số lượng % 1 1 310 104 33,5 206 66,5 2 2 294 99 33,7 195 66,3 3 3 302 102 33,8 200 66,2 4 4 279 109 39,1 170 60,9 5 5 305 112 36,7 193 63,3 7/29
  5. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên và chịu sự chi phối của con người. 1.2.3. Môi trường nhà trường. Bao gồm không gian trường, cơ sở vật vật trong trường như phòng học, phòng thiết bị, thư viện, thầy giáo, cô giáo, học sinh, nội quy của trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội * Môi trường (theo nghĩa rộng): là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội * Môi trường (theo nghĩa hẹp): bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Bởi môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. 1.2.4. Giáo dục bảo vệ môi trường là gì? - Giáo dục môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. - Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó (nhận thức); những khái niệm cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường (kiến thức); những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ, hành vi); những kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kĩ năng); tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực). 2. Những biện pháp chung. 2.1. Công tác chỉ đạo ( lập kế hoạch) thực hiện công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho năm học. Cũng như các nhiệm vụ quản lý khác thì quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường cũng cần đảm bảo thực hiện toàn vẹn một chu trình quản lý khép kín. Trong đó công tác chỉ đạo là khâu đầu tiên của chu trình. Với mục đích: + Xác định các căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn cho việc lập kế hoạch giáo dục giáo dục bảo vệ môi trường. Đảm bảo kế hoạch được xây dựng dựa trên những căn cứ chắc chắn làm cơ sở cho quá trình tổ chức thực hiện. + Xác định thực trạng nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường của nhà trường về nội dung đang thực hiện, cách thức thực hiện, cơ sở lý luận, kiến thức 9/29