Báo cáo biện pháp Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân cho học sinh trường tiểu học

GDTC trong trường học với mục tiêu là phát triển thể chất cho học sinh, sinh viên nhằm góp phần vào việc đào tạo con người phát triển toàn diện, nâng cao thể lực, giáo dục nhân cách đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần trong sinh viên. Thế hệ học sinh, sinh viên là những chủ nhân tương lai của đất nước, nên sứ mạnh lịch sử tương lai của đất nước đều trông mong vào thế hệ này, đó cũng chính là chỉ thị số 36 – CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 1994 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về công tác TDTT là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khoẻ, thể lực, giáo dục nhân cách, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội. Với Nghị quyết Đại hội Đảng VIII đã ghi rõ: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu để chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI”. Và ngày 29/ 04/ 1993 Bộ Giáo dục và đào tạo ra quyết định số 931/ RLTT v/v: Ban hành qui chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp "GDTC được thực hiện trong nhà trường từ Mầm non đến Đại học góp phần đào tạo những công dân toàn diện. GDTC là bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Vì vậy, vấn đề GDTC là một trong những nhân tố quan trọng trong hệ thống giáo dục, đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, xây dựng chiến lược phát triển con người Việt Nam là quốc sách hàng đầu để đất nước có lớp người trẻ “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” là mục đích của toàn Đảng, toàn dân ta. Đá cầu là môn thể thao dân tộc, có một quá trình phát triển rất sớm gắn liền với lịch sử phát triển dựng nước và giữ nước của dân tộc ta và là môn thể thao được mọi tầng lớp nhân dân đón nhận, đặc biệt là thế hệ trẻ rất ưa thích và tích cực tập luyện. Tại nghị quyết trung ương V (khóa VIII) về phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc đã tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho các môn thể thao dân tộc phát triển trong đó có môn đá cầu. Nhờ đó, môn đá cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu, là môn trọng điểm và cơ bản của thể thao nước ta, giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống GDTC ở các trường Đại học, Cao đẳng, và phổ thông.v.v...Tập luyện đá cầu có ý nghĩa rất lớn trong công tác giáo dục và giáo dưỡng cho học sinh, sinh viên trong các trường, nhằm hình thành phẩm chất, ý chí và đạo đức của con người mới... Đặc biệt còn là một loại hình hoạt động rất phong phú, đa dạng, gần gũi với những hoạt động sinh hoạt trong đời sống của con người.
docx 17 trang Đình Bảo 22/08/2023 3060
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân cho học sinh trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bai_tap_nham_nang_cao_hieu_qua_ky_t.docx

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân cho học sinh trường tiểu học

  1. UBND QUẬN HOÀN KIẾM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TÂNG CẦU BẰNG MU BÀN CHÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC”. Lĩnh vực/Môn : Thể dục Cấp học : Tiểu học Năm học 2018 – 2019
  2. PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI I. ĐẶT VẤN ĐỀ. GDTC trong trường học với mục tiêu là phát triển thể chất cho học sinh, sinh viên nhằm góp phần vào việc đào tạo con người phát triển toàn diện, nâng cao thể lực, giáo dục nhân cách đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần trong sinh viên. Thế hệ học sinh, sinh viên là những chủ nhân tương lai của đất nước, nên sứ mạnh lịch sử tương lai của đất nước đều trông mong vào thế hệ này, đó cũng chính là chỉ thị số 36 – CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 1994 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về công tác TDTT là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khoẻ, thể lực, giáo dục nhân cách, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội. Với Nghị quyết Đại hội Đảng VIII đã ghi rõ: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu để chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI”. Và ngày 29/ 04/ 1993 Bộ Giáo dục và đào tạo ra quyết định số 931/ RLTT v/v: Ban hành qui chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp "GDTC được thực hiện trong nhà trường từ Mầm non đến Đại học góp phần đào tạo những công dân toàn diện. GDTC là bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Vì vậy, vấn đề GDTC là một trong những nhân tố quan trọng trong hệ thống giáo dục, đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, xây dựng chiến lược phát triển con người Việt Nam là quốc sách hàng đầu để đất nước có lớp người trẻ “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” là mục đích của toàn Đảng, toàn dân ta. Đá cầu là môn thể thao dân tộc, có một quá trình phát triển rất sớm gắn liền với lịch sử phát triển dựng nước và giữ nước của dân tộc ta và là môn thể thao được mọi tầng lớp nhân dân đón nhận, đặc biệt là thế hệ trẻ rất ưa thích và tích cực tập luyện. Tại nghị quyết trung ương V (khóa VIII) về phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc đã tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho các môn thể thao dân tộc phát triển trong đó có môn đá cầu. Nhờ đó, môn đá cầu ngày càng
  3. 2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm: Phương pháp này nhằm mục đích kiểm tra đánh giá năng lực điều khiển quả cầu của học sinh một cách chính xác và khách quan tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân chia nhóm trong quá trình thực nghiệm, đồng thời đánh giá mức độ phát triển năng lực điều khiển quả cầu ở kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân của các học sinh khi áp dụng những bài tập mới và vận dụng đổi mới phương pháp vào giảng dạy và tập luyện kỹ thuật này. 2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Chúng tôi đã sử dụng phương pháp này để kiểm nghiệm đánh giá tìm hiểu tính hiệu quả trong quá trình thực nghiệm các bài tập thực tế sau khi đã lựa chọn và xác định được bài tập để nâng cao được hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học. 2.6. Phương pháp toán học thống kê: Sau khi đã thu nhận đủ số liệu để đánh giá kết quả, chúng tôi đã sử dụng các công thức toán học thống kê để xử lí số liệu đó. 3. Phạm vi nghiên cứu: Bài tập bổ trợ cho kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân cho học sinh lớp 5 trong giờ học môn thể thao tự chọn đá cầu. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Nghiên cứu các yếu tố đá cầu cơ bản là cơ sở để tìm ra các bài tập bổ trợ nhầm nâng cao hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân. Để chơi môn đá cầu tốt thì người chơi phải nắm vững và thực hiện tốt cả ba yếu tố: sức mạnh, tốc độ và điểm rơi, muốn giải quyết tốt ba yếu tố trên thì người chơi phải biết phối hợp, biết sử dụng nhuần nhuyễn các yếu tố này trong tập luyện cũng như lúc thi đấu môn đá cầu. 1.1 Yếu tố sức mạnh Đây là yếu tố rất quan trọng trong tập luyện và thi đấu môn đá cầu, người chơi biết sử dụng sức mạnh tốt có thể giành điểm trực tiếp hoặc làm cho đối phương bị động để tạo cơ hội giành điểm, đối với đá cầu, sức mạnh thường được
  4. Từ công thức tính vận tốc chuyển động của một vật: V = S/t Trong đó: - V: là tốc độ chuyển động của vật thể, - S: là quãng đường vật thể bay được, - t: là thời gian bay của vật thể. Như vậy, ta có thể xác định được vận tốc của một vật nhanh hay chậm theo các cách sau: - Trong một quãng đường nhất định, vật thể chuyển động về trước với thời gian ngắn hơn thì vận tốc đó nhanh hơn. - Trong một thời gian nhất định, vật thể chuyển động về trước với cự li dài hơn thì vận tốc đó nhanh hơn. Căn cứ vào cơ sở của nguyên lí trên, đồng thời kết hợp đặc điểm của môn đá cầu đã cho thấy rằng muốn tăng tốc độ bay của quả cầu thì cần phải chú ý các điểm sau: - Trong một cự li đá cầu nhất định phải tăng nhanh tốc độ động tác và tăng thật nhanh tốc độ co duỗi cơ, hạn chế biên độ động tác khi thực hiện. - Tranh thủ tiếp xúc với cầu sớm nhằm rút ngắn thời gian đá cầu, chủ động đưa cầu lên lưới bằng kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân. 1.3. Yếu tố điểm rơi Đối với đá cầu điểm rơi là điểm tiếp xúc giữa bàn chân – quả cầu – mặt đất trong phạm vi diện tích của sân. Nếu sử dụng tốt yếu tố điểm rơi sẽ luôn đặt đối phương trước những tình huống bất ngờ, bị động, luôn luôn phải di chuyển trong phạm vi sân của mình để đỡ và đá cầu, trong thi đấu ai sử dụng tốt yếu tố này có thể giành điểm trực tiếp. Trong quá trình sử dụng yếu tố điểm rơi này, cần chú ý những điểm sau: - Khi sử dụng các đường cầu biến hóa khác nhau (dài, ngắn, lao thẳng ) phải hết sức chú ý đến hai góc xa cuối sân và hai góc gần với lưới, đây là những điểm dễ gây lúng túng, khó khăn cho đối phương khi đỡ cầu. - Cần phải đá cầu vào nơi xa vị trí chuẩn bị của đối phương. Trong tập luyện cũng như lúc thi đấu đá cầu cần phải chú ý sử dụng nhiều các đường cầu khác nhau một cách thuần thục và linh hoạt, chứ không nên chỉ chú trọng một đường
  5. quả kiểm tra, đánh giá thành tích của các em đạt được rất là kém, tỷ lệ các em tâng cầu chưa đạt 5 lần là rất nhiều. 3. Tiến hành áp dụng các bài tập bổ trợ vào giảng dạy nâng cao hiệu quả kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân. Đá cầu là trò chơi dân gian có từ lâu đời và phát triển rất rực rỡ qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc và môn đá cầu cũng là môn thể thao rất non trẻ so với nhiều môn thể thao khác, khi đá cầu đòi hỏi người tập phải vận động toàn thân như: di chuyển, tâng cầu, đỡ cầu, đá cầu tấn công, chuyền cầu, cứu cầu Như vậy, hai chân phải nhanh nhẹn, hoạt động tích cực, mắt phải tập trung quan sát và phán đoán đường cầu trên toàn sân để đưa ra quyết định khi tiếp xúc với cầu một cách hợp lý để có hiệu quả cao nhất. Để đá cầu được tốt đòi hỏi người chơi phải tâng cầu bằng mu bàn chân thật tốt mới điều khiển quả cầu bay theo ý muốn (tức là kiểm soát được các đường bay của cầu trên sân). Kỹ thuật sử dụng mu bàn chân trong đá cầu hiện đại ngày càng được người chơi sử dụng nhiều và đem lại hiệu quả trong các trận thi đấu. Vì vậy, việc sử dụng mu bàn chân để tiếp xúc với cầu, chạm cầu, điều khiển quả cầu trong các tình huống được quan tâm đầu tư và cải tiến để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy cũng như là thi đấu môn đá cầu. 3.1. Phân tích kỹ thuật động tác tâng cầu bằng mu bàn chân: - Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trụ phía trước, cả bàn chân chạm đất, chân đá (chân cùng với tay cầm cầu) để sau và chạm đất bằng nửa bàn chân trên. Tay cầm cầu để trước, ngang thắt lưng, bàn tay ngửa và khum lại để đỡ cầu. Tay không cầm cầu co lại tự nhiên. Trọng tâm dồn nhiều vào chân trước. Mắt nhìn theo cầu. - Thực hiện kỹ thuật động tác: Tung nhẹ cầu lên cao khoảng 0,5m, khi cầu rơi xuống thì xác định được điểm rơi của cầu (ở phái trước gần người), người chơi nhanh chóng chuyển trọng tâm của cơ thể sang chân trước, người hơi khom và đưa chân sau (chân đá) về trước sao cho bàn chân để song song với mặt sân để tiếp xúc với cầu. Khi cầu rơi cách sân khoảng 20 – 30cm, người chơi nhấc đùi vuông góc với thân chân để mu bàn
  6. - Tập tâng cầu bằng mu bàn chân ở vị trí giữa sân bay bổng về phía lưới, di chuyển lên thực hiện động tác đá cầu sang sân đối phương. - Tập tâng cầu bằng mu bàn chân ở các vị trí khác nhau trên sân bay bổng về phía lưới, di chuyển lên thực hiện động tác đá cầu sang sân đối phương. - Tập phối hợp di chuyển đến các vị trí khác nhau trên sân để tâng cầu bằng mu bàn chân để cầu bay bổng lên lưới, rồi đá chuyền cầu về vị trí thuận lợi cho người thứ hai đứng gần lưới đá cầu sang sân đối phương. 3.2.6. Nhóm các bài tập chạy: - Chạy nhanh 30 – 60m. - Chạy zích zắc 30 – 60m. - Chạy phối hợp bật nhẩy. 3.2.7. Nhóm các bài tập với dụng cụ: - Tập nhẩy dây. - Tập bật nhảy chân trước - chân sau với tạ tay 3kg. - Tập bật với bục cao 30cm. 3.3. Kết quả thành tích kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh lớp 5 trường Tiểu học trước khi áp dụng các bài tập bổ trợ. Trước khi tiến hành thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra thành tích tâng cầu bằng mu bàn chân ở thời điểm ban đầu của các em học sinh lớp 5 toàn trường, kết quả kiểm tra của các nhóm thu được sau khi đã dùng toán thống kê để xử lý thể hiện ở bảng 1 dưới đây. * Dụng cụ để kiểm tra: - Cầu đá theo tiêu chuẩn. - Quần, áo và giầy thể thao hoặc giầy chuyên dụng đá cầu. * Địa điểm: Nhà thể chất vệ sinh sạch sẽ. * Cách tiến hành kiểm tra: Kiểm tra theo nhiều đợt, mỗi đợt từ 3 – 5 học sinh, giaos viên cử số học sinh tương đương làm nhiệm vụ đếm số lần bạn tâng cầu được. Những học sinh đến lượt kiểm tra đứng vào vị trí quy định, thực hiện động tác theo lệnh thống nhất
  7. 3.4. Kết quả đạt được sau khi tiến hành áp dụng các giải pháp mới vào giảng dạy kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân. Sau thời gian 3 tháng chúng tôi áp dụng cho học sinh lớp 5 bằng các bài tập bổ trợ chuyên môn đã được lựa chọn ở trên trong các giờ học môn thể thao tự chọn đá cầu và người giáo viên cần phải biết được việc đưa bài tập vào thời điểm nào, giai đoạn nào của quá trình hình thành kĩ năng vận động. Muốn vậy người giáo viên sẽ nghiên cứu: - Giai đoạn 1: Giai đoạn lan tỏa. Người tập tiếp thu những kiến thức của giáo viên để hình thành mối liên hệ giữa các cơ quan vận động với vỏ não, giai đoạn này hưng phấn trên vỏ não rất mạnh mẽ, lan rộng. Do vậy mà họ chưa cảm giác được động tác đúng, sai hay thừa. Chính vì vậy người tập hay mắc những sai lầm, nếu những sai lầm này được lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến hình thành động tác sai và trở thành cố tật. - Giai đoạn 2: Giai đoạn ức chế phân biệt. Giai đoạn này hưng phấn trên vỏ não đã tập trung vào những trung khu thần kinh, hoạt động nhiễu bị loại, bản thân người tập đã phân biệt được những động tác đúng, sai hay thừa. Họ tập trung uốn nắn sửa chữa ở từng khu vận động, do vậy động tác thực hiện cứng nhắc, giật cục, chưa có tính nhịp điệu, nếu tập thường xuyên đường dây liên hệ tạm thời trên bán cầu đại não ngày càng ổn định, tạo nên sự nhịp nhàng của kĩ thuật động tác khi thực hiện. - Giai đoạn 3: Giai đoạn hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo, tự động hóa Ở giai đoạn này, hưng phấn đã tập trung vào những vùng hẹp trên vỏ não, do vậy chỉ những cơ, cơ quan chính tham gia vận động. Người tập nắm vững kĩ thuật động tác, biến kĩ năng vận động thành kĩ xảo, thực hiện kĩ thuật động tác từ đầu đến cuối theo ý muốn của bản thân một cách hoàn hảo, chính xác, tính nhịp điệu cao. Họ biết phối hợp và sử dụng sức một cách hợp lí, tiết kiệm năng lượng cho bản thân, tiếp tục tập luyện sẽ trở thành tự động hóa động tác, dẫn tới ngoại suy. Kết quả thành tích tâng cầu bằng mu bàn chân của 128 học sinh sau khi được áp dụng một cách có hệ thống, có khoa học nên đã đem lại hiệu quả cao trong