Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Tiểu học

Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó có giáo dục Tiểu học, đồng thời tham gia hội nhập kinh tế thế giới, hoà mình vào xu thế toàn cầu hoá, do đó vấn đề nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáo viên càng trở nên cấp bách. Một nhà trường mà các giáo viên được thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ thì chất lượng giáo dục mới được nâng cao và theo kịp xu hướng giáo dục của thời đại. Quá trình này đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải thể hiện bản lĩnh và năng lực của mình.

Vì vậy, công tác bồi dưỡng giáo viên là hết sức cần thiết. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên tức là nâng cao tư tưởng, chính trị, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ, tạo ra được đội ngũ vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy - giáo dục đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ cho giáo viên.

     Là cán bộ quản lý của nhà trường, tôi xác định rằng: công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên sẽ là mắt xích chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống công tác quản lý. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường.

docx 19 trang Đình Bảo 22/08/2023 2623
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_chi_dao_cong_tac_boi_duon.docx

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Tiểu học

  1. 1/15 MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3 III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 3 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: 3 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3 3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ 3 VI. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 4 1. Thuận lợi 5 2. Khó khăn 5 3. Thực trạng vấn đề 5 4. Nguyên nhân dẫn đến các hoạt động còn chưa đạt hiệu quả 6 II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 6 1. Các biện pháp chủ yếu 6 2. Các giải pháp cụ thể cho từng biện pháp 7 2. 1. Bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng, nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo viên 7 2.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua các hoạt động giáo dục trên lớp 7 2. 3. Bồi dưỡng thông qua việc tăng cường thanh kiểm tra giáo viên và quản lí chặt chẽ các đợt kiểm tra định kì 11 2. 4. Tham mưu với hiệu trưởng linh hoạt trong các hình thức thi đua và khen thưởng 12 2. 5. Tăng cường cơ sở vật chất góp phần bồi dưỡng đội ngũ 13 B. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14 1. Kết quả thực hiện 14 2. Bài học kinh nghiệm 14
  2. 3/15 làm cho mọi hoạt động của nhà trường đi vào kỉ cương nề nếp ổn định, giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục, chất lượng dạy và học cũng như mọi phong trào khác ngày một đi lên. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn nhằm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục , đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trước yêu cầu đổi mới của bậc học hiện nay. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu nội dung và phương pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong trường Tiểu học. Cụ thể là nâng cao chất lượng về trình độ nghiệp vụ, phục vụ thiết thực cho việc dạy và học theo chương trình sách giáo khoa mới, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Phạm vị nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên và học sinh trường Tiểu học tôi đang công tác. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Tìm hiểu thực trạng nội dung, kế hoạch, biện pháp bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ và chất lượng thực tế về đội ngũ giáo viên ở trong nhà trường. Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ để đáp ứng nội dung đổi mới của giáo dục hiện nay - phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tiến hành nghiên cứu, đề xuất được những giải pháp quản lý có tính khả thi, đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp sau: 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Gồm các văn kiện của Đảng, Luật giáo dục năm 2005; Điều lệ trường phổ thông; Nghị quyết chi bộ của trường Tiểu học Trần Phú. Tham khảo các giáo trình, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến công tác chuyên môn. 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Quan sát các hoạt động của giáo viên, học sinh; Trao đổi, chia sẻ trực tiếp với giáo viên; Nghiên cứu hồ sơ sư phạm. 3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ Biểu bảng, sơ đồ thống kê; Phương pháp điều tra xử lý số liệu; Tổng kết kinh nghiệm. VI. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Tiến hành từ tháng 4/2019 đến tháng 4/2020. Áp dụng nghiên cứu tại trường Tiểu học trong 2 năm 2018-2019; 2019- 2020.
  3. 5/15 nghiệp vụ một cách thường xuyên; vấn đề bồi dưỡng phải được xây dựng thành kế hoạch khoa học và chịu sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường. Tuy nhiên trong quá trình quản lý tôi nhận thấy có một vài thận lợi và khó khăn như sau: 1. Thuận lợi Khung cảnh sư phạm, trang thiết bị tương đối hoàn thiện đáp ứng đạt các tiểu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia mức độ 2. Đây là một niềm vui lớn của tập thể thầy và trò cũng như toàn bộ nhân dân địa phương chúng tôi. Đội ngũ cán bộ - giáo viên của nhà trường đủ tâm huyết với nghề; đoàn kết, gắn bó thương yêu giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, chính quyền địa phương. Phụ huynh học sinh cùng đồng hành với nhà trường trong mọi hoạt động. 2. Khó khăn Trường đóng trên địa bàn dân cư đông, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp. Bên cạnh đó, một bộ phận cha mẹ học sinh không quan tâm đến việc học hành của con cái còn phó mặc cho nhà trường. Số phòng học hạn chế, diện tích phòng học trật hẹp 42 m 2//phòng, sĩ số học sinh trong đông trung bình 43em/lớp, có lớp nên tới 47 em . 3. Thực trạng vấn đề Qua nhiều năm làm công tác quản lý ở trường, tôi nhận thấy thực trạng công tác giảng dạy của giáo viên trường tôi như sau: Phần lớn đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, tận tâm với học sinh, nhiều tấm gương các thầy cô giáo đã vượt qua khó khăn trong cuộc sống để dạy tốt, nêu gương sáng cho học sinh noi theo; trong nhiều năm qua nhà trường luôn duy trì danh hiệu trường Tiên tiến Xuất sắc cấp Thành phố, được nhận bằng khen của Bộ và Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Nhiều năm liền trường có giáo viên dạy giỏi Cấp Thành phố: 02 giải Nhất, 01 giải Nhì; thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện luôn đạt giải cao: Nhất, Nhì . Tuy nhiên, trong trường còn có một vài giáo viên tiếp cận phương pháp giảng dạy mới còn hạn chế, nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng chuyên môn, chưa thực sự phấn khích tham gia hoạt động chuyên môn, trình độ đào tạo không đồng đều, chất lượng giảng dạy của một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành ở một số bộ phận còn ở mức độ cầm chừng chưa gương mẫu trong vấn đề tự học tự rèn, tự nghiên cứu để nâng cao tay nghề. Nhất là việc tham gia học tập để sử dụng công nghệ thông tin ứng dụng vào trong giảng dạy sao cho có hiệu quả nhất.
  4. 7/15 3.1 . Tăng cường công tác kiểm tra của Ban giám hiệu và của tổ chuyên môn. 3.2. Quản lý tốt các đợt kiểm tra định k.ì 4. Tham mưu với hiệu trưởng linh hoạt trong các hình thức thi đua và khen thưởng . 5. Tăng cường cơ sở vật chất góp phần bồi dưỡng đội ngũ. 2. Các giải pháp cụ thể cho từng biện pháp 2. 1. Bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng, nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo viên Thường xuyên cho giáo viên sinh hoạt nâng cao tư tưởng chính trị, coi trọng công tác dân chủ đặc biệt khâu đoàn kết trong nội bộ, giáo dục tập thể để thấy rõ vai trò to lớn của đoàn kết (đoàn kết là nhân tố của mọi thắng lợi). Đặc biệt coi trọng tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với nhiệm vụ mới của giáo dục. Luôn coi trọng kết quả chất lượng giáo dục, lấy học sinh làm thước đo cuối cùng để đánh giá chất lượng và sự cố gắng của đội ngũ giáo viên. Tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và chính sách của nhà nước cũng như của ngành, của địa phương đến toàn thể giáo viên. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên được tiếp xúc với các phương tiện thông tin báo chí; mặt khác nhà trường thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên được nghe thời sự, trao đổi tọa đàm (mời chuyên gia tâm lý, mời, mời các thầy cô viết sách tham khảo, viết sách giáo khoa) về các lĩnh vực chuyên môn, cuộc sống . Thực hiện tốt quy chế dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động dạy học, đặc biệt là trau dồi phẩm chất đạo đức: “Ý thức đúng thì hành động có hiệu quả”. Giúp cho giáo viên biết biến Nghị quyết của Hội nghị công chức, viên chức, người lao động đầu năm của nhà trường thành các nội dung chương trình cụ thể cho từng tháng ,từng kỳ trong năm học. 2.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua các hoạt động giáo dục trên lớp. Việc bỗi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho mỗi giáo viên có thể qua rất nhiều hình thức, nhiều cách tiếp cận như: tự học - tự bồi dưỡng; bồi dưỡng qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn; thông qua các buổi thực hiện chuyên đề, qua các tiết dạy minh họa.
  5. 9/15 kì; phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc; kiểm tra, đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ giáo viên một cách kịp thời. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trong kế hoạch của nhà trường thì yêu cầu các tổ chuyên môn phải xây dựng kế hoạch hoạt động của năm học, của từng tháng, từng tuần. Nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn phải có đủ các nội dung như: + Đánh giá kết quả công tác tuần trước. + Triển khai công tác tuần tới. + Thảo luận, thống nhất chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đưa ra bài khó dạy, hướng dẫn cách giải quyết, hướng dẫn sử dụng công nghệ thôn tin + Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy định của nhà trường. Trong mỗi năm học nhà trường thường tổ chức nhiều đợt bồi dưỡng chuyên môn như: đầu năm học, các tháng trong năm học. Ở mỗi đợt bồi dưỡng, ban giám hiệu lập kế hoạch cụ thể, dựa trên những vướng mắc, khó khăn mà giáo viên gặp phải khi giảng dạy, khi tổ chức các hoạt dộng giáo dục khác. Ban giám hiệu phải dự các buổi sinh hoạt chuyên môn để nắm bắt được khó khăn vướng mắc của tổ khối từ đó có biện pháp chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời. 2. 2.3. Bồi dưỡng đội ngũ thông qua tổ chức chuyên đề: Đây là hình thức bồi dưỡng có tính tập trung, qua tổ chức chuyên đề thống nhất định hướng chỉ đạo phương pháp dạy học từng môn, phân môn các khối lớp. Việc tổ chức chuyên đề có hai hình thức: + Dự chuyên đề do cấp trên tổ chức phân công người có năng lực phù hợp với nội dung của chuyên đề thực hiện . Sau đó về trường yêu cầu người đi dự về tổ chức thành chuyên đề của trường để toàn thể cán bộ, giáo viên được học hỏi. + Tổ chức chuyên đề tại trường thông qua sinh hoạt chuyên đề tháng, năm, hội giảng. Hình thức này giúp cho giáo viên học tập được kinh nghiệm của nhau phát hiện những giờ dạy tốt. Từ đó có hướng động viên kịp thời, tạo điều kiện, nền móng làm nòng cốt vững chắc trong lĩnh vực chuyên môn. Trong các buổi bồi dưỡng tập trung tổ chức cho giáo viên xem các tiết dạy minh họa trên băng đĩa, tiết dạy giỏi của giáo viên trường bạn, qua đó rút kinh nghiệm thấy được những điều hay, những hạn chế trong tiết dạy, thấy được những vấn đề nào có thể áp dụng được tại đơn vị, có thể lựa chọn phương pháp khác cho phù hợp hơn đem lại hiệu quả cao.
  6. 11/15 2.2.6. Bồi dưỡng cho giáo viên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: Chất lượng giờ dạy có thành công không là nhờ vào việc áp dụng công nghệ thông tin trong giờ học đạt 50% kết quả giờ dạy. Hiện tại trường tôi 100% lớp học có máy chiếu, có mạng mạng Wifi . Chính vì vậy BGH yêu cầu 100% các tiết môn Tiếng việt và Toán, Tiếng Anh dạy bằng bài giảng điện tử, các môn còn lại yêu cầu 80% trở lên số tiết dạy bằng bài giảng điện tử và được thể hiện ngay trong việc đăng ký trên lịch báo giảng cá nhân của mỗi giáo viên. Trước tiên giúp giáo viên biết khai thác các tài liệu trên Internet, trên các trang web như bach kim.vn, violet, giaovien.net và nhiều trang khác để tham khảo các bài của các đồng nghiệp khác đã soạn. Tạo cho mình một kho tài liệu các nội dung, kiến thức, hình ảnh liên quan đến nội dung kiến thức bộ môn của mình để khi cần ta đỡ mất thời gian tìm khiếm. Khuyến khích giáo viên tham gia vào nhóm group trên Zalo, Facebook, để học hỏi lẫn nhau cách ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Đặc biệt trong mùa dịch COVID19 trường tôi đã tiến hành tổ chức nhiều chuyên đề giúp giáo viên biết ứng dụng CNTT vào việc dạy học trực tuyến. Ngoài việc cử giáo viên tin học và những đồng chí có kiến thức về CNTT chịu trách nhiệm về nội dung tập huấn cho giáo viên mà nhà trường còn mời chuyên gia của các phần mền có nội dung hỗ trợ công tác giáo dục như: Office 365; Olm,vn; VNPT tập huấn cho giáo viên. 2.3. Bồi dưỡng thông qua việc tăng cường thanh kiểm tra giáo viên và quản lí chặt chẽ các đợt kiểm tra định kì 2.3.1.Tăng cường công tác kiểm tra của Ban giám hiệu và của tổ chuyên môn. Kiểm tra là một trong bốn nội dung, chức năng của người cán bộ quản lý trong công việc quản lý nhà trường. Kiểm tra là vũ khí, là động lực cho sự phát triển. Trong nhà trường, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra chính là nhắc nhở mọi người làm việc đúng, đồng thời phát hiện kịp thời những mặt tốt để phát huy và tìm ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Chúng tôi xác định nội dung kiểm tra là việc thực hiện các quy định về chuyên môn như: kế hoạch giảng dạy, thiết kế bài dạy, thực hiện chương trình, việc chấm, chữa bài, nhận xét cho học sinh, việc dự giờ thăm lớp, tự học, công tác chủ nhiệm và một số công tác khác. Để việc kiểm tra có tác dụng thiết thực, đúng mục đích, đầu năm học chúng tôi đưa ra các kế hoạch để mọi người thảo luận, thống nhất rồi mới thực hiện. Khi thực hiện kế hoạch kiểm tra, Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn