Báo cáo biện pháp Một số biện pháp để dạy tốt môn tin học ở tiểu học

Ngày nay, sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội người. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và công nghệ thông tin, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá - hiện đại hoá, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung.

Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn tin học vào trong nhà trường ngay từ tiểu học. Ở tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp học tiếp theo.

          Về mục tiêu giáo dục: "... đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

doc 21 trang thuhoaiz7 20/12/2022 3080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp để dạy tốt môn tin học ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_de_day_tot_mon_tin_hoc_o.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp để dạy tốt môn tin học ở tiểu học

  1. UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG HÀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ DẠY TỐT MÔN TIN HỌC Ở TIỂU HỌC Lĩnh vực/ Môn : Tin học Cấp học : Tiểu học Họ và tên : Phí Minh Phương Chức vụ : Giáo viên Điện thoại : 096.4409.718 Email : phuongtemp90@gmail.com Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Hồng Hà – Hoàn Kiếm – Hà Nội Hoàn Kiếm, tháng 3 năm 2018
  2. I. Lý do chọn đề tài Ngày nay, sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội người. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và công nghệ thông tin, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá - hiện đại hoá, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn tin học vào trong nhà trường ngay từ tiểu học. Ở tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp học tiếp theo. Về mục tiêu giáo dục: " đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". ( Luật giáo dục 2005 - trang 1) Trong đó, mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trang 2 | 2 0
  3. cha mẹ học sinh cũng như toàn xã hội. Có như thế, học sinh mới có cơ hội được học môn tự chọn một cách đồng loạt. Việc đưa tin học vào giảng dạy ở cấp tiểu học dù tự chọn hay chính khóa rất cần có sự đầu tư cơ sở vật chất nhất định, nhằm vào mục tiêu hỗ trợ giáo viên giảng dạy, hỗ trợ học sinh học tập. Môn tin học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về công nghệ thông tin như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính, đồng thời hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như: + Góp phần hình thành và phát triển tư duy giải thuật. + Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin. + Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại. + Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm tin học. + Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. + Có ý thức tìm hiểu công nghệ thông tin trong các hoạt động xã hội. Đặc biệt khi học sinh học các phần mềm như: + Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh ứng dụng từ các môn học Tiếng Việt để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách. Ứng dụng soạn thảo văn bản để soạn thảo giải những bài toán đã học ở cấp tiểu học. + Phần mềm đồ hoạ (Paint) Học sinh ứng dụng trong môn Mỹ thuật, học được từ môn mỹ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hoà và có thẩm mĩ. + Phần mềm cùng học toán 3, cùng học toán 4, cùng học toán 5: Đã giúp các em luyện tập giải toán và các kĩ năng làm toán Trang 4 | 2 0
  4. - HS đã nắm được các kiến thức cơ bản của bài học. Từ đó HS đã biết sử dụng và ứng dụng phần mềm vào việc học tập. * Khó khăn: 1) Về phía giáo viên : - Tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ môn Tin học còn quá ít. Nhất là những tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tin học. - Phần mềm Encore ( Em học nhạc) đã được cài đặt nhưng việc sử dụng còn gặp nhiều khó khăn do: + Phòng máy không trang bị tai nghe + Kiến thức về âm nhạc của giáo viên còn hạn chế. 2) Về phía học sinh - Việc rèn luyện thói quen gõ 10 ngón tay cho HS còn gặp khó khăn do HS không có nhiều thời gian cho việc luyện tập trên lớp. 3) Những khó khăn khác: - Sự cố về kỹ thuật: Nhiều máy bị hỏng. Dẫn đến không đủ máy cho HS thực hành. - Một số phần mềm không thể áp dụng được vào giảng dạy vì do phòng máy không có tai nghe cho HS như phần mềm học tiếng Anh và phần mềm nhạc Encore. 2. Giải pháp sau khi có sáng kiến: 1) Cải thiện chất lượng phòng máy: - Việc sửa chữa máy tính trong phòng máy đã có nhân viên bảo trì đến sửa chữa với nhưng lỗi nặng cần thay thế phần cứng, với nhưng lỗi khác giáo viên sẽ sửa chữa và khắc phục tại chỗ. Để có một tiết thực hành đạt hiệu quả cao và không ảnh hưởng nhiều đến HS thì tất cả các máy trong phòng phải hoạt động tốt. Thế nhưng trong quá trình sử dụng máy tính, chúng ta vẫn thường xuyên gặp phải những lỗi hệ thống từ nhỏ đến lớn. Trong đó, những sự cố bất thường Trang 6 | 2 0
  5. e) Cài đặt máy tính với đầy đủ phần mềm học tập cho HS rồi tôi đóng băng ổ C lại bằng phần mềm Deep Freeze giúp giảm việc hỏng máy do virut hay những lỗi HS vô tình xóa dữ liệu trong ổ C. f) Đôi lúc máy chạy nhưng màn hình không lên hình. Hãy mượn màn hình đang sử dụng tốt khác để thử. g) Thường xuyên hướng dẫn HS vệ sinh phòng máy, phân công mỗi lớp một tuần phụ trách vệ sinh phòng máy dưới sự chỉ đạo của GV, giáo dục HS ý thức bảo vệ của công và ý thức giữ gìn máy tính trong phòng Tin đồng thời giảm việc hỏng máy tính do bụi bẩn. Tóm lại : Là GV Tin học, công việc chính là giảng dạy. Nhưng nếu Gv có thể khắc phục được những sự cố nhỏ một cách kịp thời đó sẽ đem lại hiệu quả lớn trong quá trình nâng cao chất lượng giờ thực hành. 2) Tăng cường tự học để năng cao nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học môn tin học: Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là phủ nhận phương pháp dạy học truyền thống và sử dụng phương pháp dạy học hoàn toàn mới. Đổi mới phương pháp dạy học là sự vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học, các biện pháp, kỷ thuật dạy học truyền thống kết hợp với những phương pháp dạy học, phương tiện, công nghệ và các kỷ thuật dạy học hiện đại, sao cho phù hợp với đối tượng, nội dung chương trình, nhằm giúp người học tích cực, chủ động sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức vào thực tế. Bản chất của phương pháp dạy học là đổi mới quan niệm dạy học từ: dạy học thụ động sang dạy học tích cực tham gia; dạy học bằng kể hay giải thích chuyển sang dạy học bằng cách khám phá; dạy học độc thoại bằng dạy học đối thoại; dạy học tập trung vào cá nhân nay dạy học tập trung vào nhóm, dạy học hợp tác; dạy học tập trung vào nội dung tiến tới dạy học tập Trang 8 | 2 0
  6. Dựa vào các nội dung so sánh nêu trên và thực tiễn trong quá trình dạy học từ nhiều năm nay, tôi nhận thấy cách dạy học tập trung vào người học có hiệu quả rõ rệt giúp cho các em tự tin cố gắng vươn lên trong học tập. 3) Sắp xếp nội dung, phương pháp học tập cho từng phần học phù hợp, hiệu quả. - Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phải xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ dạy lý thuyết. Ví dụ 1: Bài 1 : Người bạn mới của em ( Tin học lớp 3 - Quyển 1) Xây dựng kế hoạch bài dạy này ta làm như sau: (Tiết 1) Giới thiệu máy tính: Việc 1: Quan sát: Bộ máy tính để bàn Cho học sinh quan sát một bộ máy tính để bàn và nhận biết các bộ phận quan trọng của một máy tính bao gồm: Màn hình; phần thân máy; bàn phím; chuột. Màn hình Phần thân máy Bàn phím Chuột - Màn hình của máy tính có cấu tạo và hình dạng như màn hình ti vi. Các dòng chữ, số và hình ảnh hiện trên màn hình cho thấy kết quả hoạt động của máy tính (giáo viên thao tác trực tiếp trên máy cho học sinh quan sát) Trang 10 | 2 0
  7. tâm nhất là tạo cho các em có thao tác đúng và thành thạo khi sử dụng chuột, bàn phím, Ví dụ: Ở bài Bàn phím máy tính : Để giúp các em làm quen với bàn phím, Gv cho Hs nêu tên tất cả các phím và cho chơi một số trò chơi có nội dung về bàn phím. Trong đó có trò chơi Pi-an no( phần mềm Pianito) Nhưng theo tôi phần mềm này không đạt hiệu quả vì các máy của HS không có tai nghe hay loa nên hs dễ nhàm chán vì gõ mà không thấy có kết quả gì. Vì thế, theo tôi ngay từ bài học này GV có thể hướng dẫn HS làm quen luôn với phần mềm Mario. Như thế HS vừa nắm được tên của các phím, vừa gây được hứng thú học tập của các em. Còn phần mềm đó GV nên giới thiệu cho HS và khuyến khích các em chơi ở nhà. Ví dụ : Bài Chuột máy tính: Để giúp các em sử dụng thành thạo các thao tác ngay trong tiết học GV cần lồng ghép một số trò chơi như: Trò chơi Dots, trò chơi Stick hoặc mội vài trò chơi khác nhưng phải có tính giáo dục (thay vì đợi đến Phần trò chơi HS mới được chơi) . Đối với những HS yếu, cũng giống như HS lớp 1, Gv phải cầm tay các em để chỉ dẫn. Với phương pháp này, HS nắm bắt rất nhanh, rất hứng thú và nhanh chóng sử dụng được chuột. Ở lớp 4 và 5: Lúc này các em đã được hiểu biết nhiều hơn về máy tính nên GV sẽ có những yêu cầu cao hơn. HS phải nắm được cách sắp xếp thông tin theo hệ thống của máy tính. Biết cách sắp xếp và tìm kiếm thông tin. Ví dụ : Lớp 5 Gv yêu cầu mỗi Hs phải tạo được cho mình một thư mục riêng để khi lưu các tài liệu sẽ được đưa về một chỗ, các bài làm của các em sẽ được sắp xếp ngăn nắp hơn, dễ tìm kiếm hơn và lưu có hệ thống hơn. * Phần 2: Học và Chơi cùng máy tính GV yêu cầu HS cấn có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, không phân biệt phần mềm học tập hay phần mềm trò chơi. GV cần liên hệ Trang 12 | 2 0
  8. Ở lớp 4-5, yêu cầu đã được nâng cao hơn. Ngoài những kiến thức cơ bản cần đạt được ra, GV cần quan tâm nhiều đến vấn đề ứng dụng của các kiến thức đó vào bài vẽ. Ví dụ : Khi vẽ một bức tranh về giao thông, ở ngã tư có 4 cột đèn. HS có thể sao chép và lật hình để có 4 cột đèn theo ý mình mà không tốn nhiều thời gian. * Phần 5: Em tập soạn thảo Nội dung kiến thức chủ yếu là tạo cho HS những kiến thức cơ bản nhất để soạn thảo và trình bày một văn bản. Ở phần này GV cũng chú ý đến dạy thực hành hơn, dạy xong lý thuyết là cho HS thực hành ngay như vậy HS mới nắm được. Ở lớp 3 Hs được làm quen với 2 cách gõ là kiểu VNI và kiểu Telex. Gv cần cung cấp cả 2 cách gõ này và khuyến khích các em lựa chọn cách gõ phù hợp để việc soạn thảo dễ dàng hơn. Ở lớp 4 và 5 HS đã được học cách trình bày văn bản. GV hãy tạo điều kiện cho các em ứng dụng những kiến thức vừa học vào trình bày những văn bản thông thường. Ví dụ: Khi dạy bài Căn lề (lớp 4) Gv đưa thêm một số bài thơ, bài ca dao tục ngữ hay một đoạn văn bản đã học trong SGK Tiếng Việt mà hs đã học ở trên lớp để các em thực hành. Phần 6: Thế giới Logo của em Logo là một ngôn ngữ lập trình, có đầy đủ các đặc điểm của một ngôn ngữ máy tính, xuất phát từ ngôn ngữ LISP, ngôn ngữ của trí tuệ nhân tạo. Logo là ngôn ngữ để học. Để hỗ trợ thực hiện quá trình học và suy nghĩ bằng cách khuyến khích HS tìm tòi khám phá. Logo có bảng kí tự, từ khóa riêng, cú pháp riêng và khá chặt chẽ. Ở lớp 4 và lớp 5 HS mới được làm quen với phần mềm này và đây cũng là lần đầu tiên HS được làm quen với ngôn ngữ lập trình. Do vậy, khi thực hành những câu lệnh của Logo GV cần lưu ý HS phải rất cẩn thận khi viết các câu Trang 14 | 2 0