Báo cáo biện pháp Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa và xử lý chấn thương trong tập luyện, thi đấu thể thao cho học sinh THCS

  • Bác Hồ của chúng ta là một tấm gương sáng trong phong trào tập luyện TDTT cho mọi người dân Việt Nam, Bác thường xuyên tập luyện võ thuật và nhiều mônthể thao khác nhằm tăng cường sức khỏe.

Từ ngày đầu Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm chăm lo sức khỏe của toàn dân, Người thường nói: “... mỗi một người dân mạnh khỏe... góp phần cho cả nước mạnh khỏe”, “... Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nàocũng tập.”

  • Điều 60 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 cũng nêu rõ: “3. Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làmchủ, trách nhiệmcông dân.”.
  • Mục đích của tập luyện TDTT là gì? Là để rèn luyện sức khỏe nâng cao thành tích trong tập luyện và thi đấu. Tập luyện thể dục thao mà dẫn đến các bệnh thì nó lại đi ngược lại với mục đích đề ra. Cho nên vấn đề được đặt ra là: Tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe, nâng cao thành tích trong thi đấu mà không để lại bệnh, không gây ảnh hưởng đến học tập, lao động và sức khỏe đó là vấn đề rất cần thiết.
docx 19 trang thuhoaiz7 20/12/2022 12540
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa và xử lý chấn thương trong tập luyện, thi đấu thể thao cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_de_xuat_mot_so_bien_phap_phong_ngua_va_xu.docx
  • pdfĐề xuất một số biện pháp phòng ngừa và xử lý chấn thương trong tập luyện, thi đấu thể thao cho học s.pdf

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa và xử lý chấn thương trong tập luyện, thi đấu thể thao cho học sinh THCS

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI  S¸ng kiÕn kinh nghiÖm ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN, THI ĐẤU THỂ THAO CHO HỌC SINH THCS Lĩnh vực : Thể dục Cấp học : Trung học cơ sở Tên tác giả : Nguyễn Việt Hưng Đơn vị công tác : Trường THCS Thái Thịnh Chức vụ : Giáo viên N¨m hỌc 2019 - 2020
  2. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT THCS : Trung học cơ sở TDTT : Thể dục thể thao GV : Giáo viên HS : Học sinh DANH MỤC BẢNG STT Nội dung Trang Bảng 1: Các bệnh lý thường xảy ra trong tập luyện và thi đấu 1 5 TDTT của học sinh (bắt đầu học kì I năm học 2019 – 2020). Bảng 2: Các bệnh lý thường xảy ra trong tập luyện và thi đấu 2 13 TDTT của học sinh (kết thúc học kì I năm học 2019 – 2020).
  3. + Phương pháp Ankét: Sử dụng mẫu phiếu điều tra để thu thập thông tin về thực trạng bệnh thường gặp trong khi tập luyện và thi đấu TDTT của học sinh. + Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm tác động trên 08 lớp các khối 6, 7, 8, 9 (mỗi khối 02 lớp) với tổng số học sinh của một trường THCS trên địa bàn Thành phố Hà Nội. + Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn giáo viên và học sinh để thu thập những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu. 6. Giả thuyết khoa học Nếu trong dạy học môn Giáo dục thể chất, giáo viên xây dựng được quy trình tập luyện hợp lý thì sẽ phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập của học sinh, tránh gặp chấn thương và xử trí tốt khi bị chấn thương. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học, giúp các em yêu thích môn học hơn, tăng cường các hoạt động thể chất nhằm duy trì và nâng cao sức khoẻ, từ đó hỗ trợ cho việc học văn hoá tốt hơn. 2/14
  4. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG XẢY RA TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU THỂ DỤC THỂ THAO CỦA HỌC SINH THCS 2.1. Vài nét về tình hình nhà trường * Thuận lợi: + Trường THCS mà tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này, được thành lập từ năm 1974, trường nằm tại trung tâm của một Quận trên địa bàn TP Hà Nội. Kết quả học tập của học sinh ngày một tiến bộ, trong những năm gần đây số lượng học sinh thi vào cấp ba luôn đứng vào tốp đầu của Quận. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu cũng được nhà trường quan tâm đúng mức, hàng năm nhà trường có nhiều học sinh dự thi học sinh giỏi và đạt nhiều giải cấp Quận, Thành phố ở các môn học (trong đó có Giáo dục thể chất). + Hiện nay, đa số các em được chăm sóc sức khỏe rất tốt từ khi còn nhỏ. Vì thế các em đã có sẵn một nền tảng sức khỏe để tập luyện các môn thể thao. + Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi quá độ và là giai đoạn rất nhạy cảm, có sự phát triển đặc biệt mạnh mẽ, linh hoạt của các đặc tính nhân cách. Các em sẽ tiếp thu nhanh các kiến thức gần gũi mình nhất và thường gặp. * Khó khăn: + Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn một số tồn tại như: nhiều em học sinh còn chưa thực sự yêu thích, học lệch, học yếu một số môn khoa học; riêng bộ môn Giáo dục thể chất nhiều học sinh còn lười tập luyện, thể chất yếu, không duy trì được trạng thái vận động lâu. + Sĩ số học sinh một lớp đông nên ảnh hưởng tới việc tổ chức tập luyện, phương pháp tập luyện, dẫn đến lượng vận động và cách tập luyện chưa phù hợp với giới hạn sinh lý cho phép của cơ thể từng cá nhân học sinh. + Các em luôn mong muốn thử sức mình, muốn khẳng định mình theo các phương hướng khác nhau, nên hành vi của các em phức tạp và mâu thuẫn, không tuân theo phương pháp tập luyện đúng khoa học. 2.2. Thực trạng các bệnh lý thường xảy ra trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao của học sinh THCS Đứng trước tình hình trên, là một giáo viên dạy bộ môn GDTC, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng các bệnh lý thường xảy ra trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao của học sinh THCS của các em học sinh 8. * Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá thực trạng các bệnh lý thường xảy ra trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao của học sinh, từ đó xác lập cơ sở thực tiễn cho việc phòng ngừa, xử lý các bệnh lý trong giảng dạy môn Thể dục THCS. * Đối tượng khảo sát: Các học sinh lớp 6A0, 6A7, 7A1, 7A4, 8A3, 8A6, 9D, 9G (mỗi khối 100 học sinh, tổng số 400 học sinh) của trường THCS mà tôi chọn nghiên cứu. * Nội dung khảo sát: Điều tra thực trạng các bệnh lý thường xảy ra trong môn Thể dục. * Kết quả khảo sát: 4/14
  5. CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN, THI ĐẤU THỂ THAO CHO HỌC SINH THCS 3.1. Nội dung kiến thức Các bệnh thường gặp trong tập luyện TDTT là do các phản ứng rất mạnh của cơ thể đối với việc tập luyện TDTT gây ra, dẫn đến sự rối loạn chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Vì vậy những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh trong TDTT là việc tổ chức tập luyện chưa đúng khoa học, phương pháp sai dẫn đến lượng vận động vượt giới hạn sinh lý cho phép của cơ thể người tập. Nên người tập dễ gặp phải một số bệnh như: - Choáng trọng lực (Shock). - Đau bụng trong tập luyện. - Chuột rút. - Hội chứng hạ đường huyết của người tập (học sinh). - Say nắng (Cảm nắng). Qua nghiên cứu và thực tiễn trong công tác giảng dạy ở trường THCS, tôi nhận thấy rằng cần nắm bắt và hiểu biết rõ về các bệnh thường gặp khi tập luyện thể thao; tìm hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh để đưa ra các giải pháp đề phòng và xử lý nó khi xảy ra trong giảng dạy, tập luyện và thi đấu TDTT. 3.2. Một số bệnh thường gặp trong tập luyện và thi đấu TDTT 3.2.1. Choáng trọng lực. - Là một loại bệnh cấp tính xảy ra sau khi người tập chạy hết cự ly về đích ngã xuống và mất tri giác tạm thời trong thời gian ngắn. - Nguyên nhân: Sau khi vận động tốc độ nhanh, khối lượng lớn, đột nhiên giảm tốc độ và hoặc dừng lại ngay mà không tiếp tục vận động nhẹ nhàng thì rất dễ bị choáng ngất. Do khi vận động máu tập trung nhiều về các cơ quan vận động, lượng máu lưu thông trong tuần hoàn tăng lên rõ rệt (gấp 30 lần so với yên tĩnh). Nhờ các động tác vận động làm các nhóm cơ phải luôn luôn co rút và thả lỏng, nên máu được lưu thông trong vòng tuần hoàn dễ dàng. Khi cơ bắp dừng hoạt động đột ngột, tốc độ máu lưu thông ở trong mao mạch và tĩnh mạch bị cản trở, thêm trọng lực của cơ thể dồn vào các chi dưới làm một lượng lớn máu tích tụ ở tĩnh mạch các chi dưới nên lượng máu về tim rất thấp. Các yếu tố đó làm cho máu lưu thông lên não ít khiến não thiếu Oxy đột ngột gây ngất và mất tri giác trong thời gian ngắn. + Học sinh chạy bền về đích không đi lại mà ngồi. (Nghỉ ngơi thụ động). + Học sinh đau ốm mới khoẻ lại, sức khỏe yếu nhưng vận động với lượng vận động lớn. + Học sinh bị chấn thương gây ra lo lắng cũng bị choáng, ngất. + Học sinh thi đấu tuy đã rất cố gắng song kết quả không được cao cũng dễ bị choáng, ngất khi về đích và nghe đọc kết quả. Ví dụ: Trong các môn chạy ngắn như: Chạy cự ly ngắn 30m, 100m, 200m khi người tập chạy về đích dừng lại đột ngột, hiện tượng này dễ diễn ra. - Triệu chứng: Người tập có triệu chứng như đột ngột mất tri giác, choáng, cảm thấy toàn thân vô lực, hóa mắt, chống mặt, ù tai, buồn nôn. Mặt tái 6/14
  6. 3.2.2. Đau bụng trong tập luyện. - Đây là một loại bệnh lý thường gặp trong quá trình tập luyện và thi đấu TDTT đặc biệt là các môn vận động có chu kì như: Chạy các cự li trung bình, chạy các cự li dài, marathon, trước các cuộc thi đấu quan trọng - Nguyên nhân: + Trình độ tập luyện của học sinh còn thấp mà lại thi đấu với những học sinh có sức khỏe tốt hơn nên cố gắng đuổi theo, làm lượng vận động tăng lên đột ngột . + Trước các kì thi đấu TDTT như: hội khoẻ Phù Đổng các cấp, giải việt dã , học sinh có tâm lý yếu cũng bị đau bụng (tâm lý “sốt xuất phát”). + Tinh thần không thoải mái, lo lắng khi thực hiện các động tác khó như khi đẩy tạ, hoặc nhảy qua mức xà cao . + Học sinh ăn quá no trước khi tập luyện. + Bên cạnh đó có thể do học sinh mắc một số chứng bệnh về đường ruột, dạ dày . Ví dụ: Trong các môn điền kinh khi chuẩn bị chạy, sau khi đã khởi động xong thì một số học sinh bị chứng bệnh này. Có trường hợp học sinh đang chạy lại bị đau bụng - Triệu chứng: Triệu chứng thường thấy nhất là đau ở vùng hạ sườn phải hoặc hạ sườn trái. - Cách xử lý: + Nếu đau bụng nhẹ, dùng tay ấn vào chỗ đau, giảm tốc độ vận động, hít thở sâu và nhịp nhàng trong thời gian hợp lí có thể khỏi (như hình 2). + Thoa dầu nóng vào vùng bụng bị đau, nhắc nhở học sinh chịu đựng hơn khi bị đau. Nếu đau nặng thì phải dừng vận động và đi bác sĩ. Hình 2 - Giải pháp phòng ngừa: + Giáo viên cần kiểm tra kĩ sức khỏe học sinh trước khi phân nhóm tập luyện các bài tập như: Chạy cự li trung bình, ngắn, dài Trong khi chạy cần 8/14
  7. + Khi cơ tam đầu cẳng chân bị chuột rút làm cho bàn chân duỗi thẳng ra thì lúc này chúng ta dùng lực đẩy mũi bàn chân để gấp mu bàn chân lên cẳng chân (như hình 3). Sau đó dùng kỹ thuật của xoa bóp để xoa bóp tương đối mạnh cục bộ cơ bị chuột rút. Nếu bị chuột rút dưới nước cần phải nhanh chóng đưa nạn nhân lên bờ, sau đó mới xử lí. Hình 3 - Giải pháp phòng ngừa: + Cần tuân thủ các nguyên tắc tập luyện, khởi động kĩ các cơ, khớp trước khi tập luyện và thi đấu. + Khi mới tập lại sau thời gian nghỉ lâu như nghỉ hè, nghỉ Tết cần cho học sinh khởi động thật kĩ và ép dẻo các cơ rồi mới cho tập luyện. + Tăng cường tập luyện thể lực và tập các bài tập ép dẻo cho học sinh. + Không yêu cầu vận động mạnh, thời gian lâu khi cơ thể học sinh đang mệt mỏi. + Nhắc nhở học sinh khi trời lạnh nên mặc ấm. Sau khi đã làm ấm cơ thể mới được cởi áo khoác ra để tránh hiện tượng cơ bị co rút. + Sau khi tập luyện xong nên căng cơ thả lỏng tích cực. 3.2.4. Hội chứng hạ đường huyết. - Đây là trạng thái bệnh lý cũng thường gặp trong tập luyện và thi đấu thể thao do hàm lượng đường xuống dưới mức tối thiểu cho phép. - Nguyên nhân: Trong tập luyện TDTT, khi cơ bắp phải co rút mạnh sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng và nguồn năng lượng đó chủ yếu lấy từ việc ôxy hóa đường. Vì vậy khi hoạt động với cường độ vận động lớn, thời gian dài thì lượng glucoza trong cơ thể bị tiêu hao rất nhiều và rất dễ sinh ra hiện tượng hạ đường huyết. Ví dụ như trong các môn chạy cự li dài, chạy bền - Triệu chứng: Người tập (học sinh) có biểu hiện bủn rủn chân tay, chóng mặt, toát mồ hôi, sắc mặt tái nhợt. Nếu nặng thấy co giật toàn thân, nói năng không lưu loát, hôn mê. 10/14