Báo cáo biện pháp Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn Sinh học 9 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển TTC xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục.

Tính tích cực học tập - về thực chất là TTC nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức. TTC nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. TTC học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn…

doc 18 trang Đình Bảo 22/08/2023 2200
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn Sinh học 9 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_van_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_goc_vao.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn Sinh học 9 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

  1. Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn sinh học 9 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LIÊN HỒNG  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn sinh học 9 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh” Môn: Sinh học Cấp học: THCS Tác giả: Nguyễn Hồng Thanh Đơn vị công tác: Trường THCS Liên Hồng Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2019 – 2020
  2. Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn sinh học 9 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh - Phương pháp khảo sát điều tra - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Phương pháp so sánh. B. NÔI DUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 1. Khái quát chung về dạy học tích cực. 1.1.Thế nào là tính tích cực học tập? Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển TTC xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục. Tính tích cực học tập - về thực chất là TTC nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức. TTC nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. TTC học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn 1.2. Phương pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. 2. Phương pháp dạy học theo góc. 2.1. Dạy học theo góc là gì? 2/15
  3. Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn sinh học 9 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh Giáo viên có thể giới thiệu sơ đồ luân chuyển các góc để tránh lộn xộn. Khi học sinh đã quen với phương pháp học tập này, giáo viên có thể cho học sinh lựa chọn thứ tự các góc. Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ ở từng góc bao gồm phương tiện/tài liệu (tư liệu nguồn, văn bản hướng dẫn làm việc theo góc ) Bước 3. Tổ chức cho học sinh học tập tại các góc Tổ chức thực hiện học theo góc – học sinh được lựa chọn góc theo sở thích – học sinh được học luân phiên tại các góc theo thời gian quy định (ví dụ 10’ - 15’ tại mỗi góc) để đảm bảo học sâu. - Học sinh có thể làm việc cá nhân, cặp hay nhóm nhỏ tại mỗi góc theo yêu cầu của hoạt động. - Giáo viên cần theo dõi phát hiện khó khăn của học sinh để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời. - Nhắc nhở thời gian để học sinh hoàn thành nhiệm vụ và luân chuyển góc. Bước 4. Tổ chức cho học sinh trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần). Tổ chức trao đổi/chia sẻ (thực hiện linh hoạt) - Tiêu chí học theo: Học theo góc 1. Tính phù hợp 2. Sự tham gia 3. Tương tác và sự đa dạng. 2.3. Một số điểm cần lưu ý khi dạy học theo góc Có nhiều hình thức tổ chức cho học sinh học theo góc. Ví dụ: a. Tổ chức góc theo phong cách học dựa và chu trình học tập của Kobl b. Tổ chức học theo góc dựa vào hình thành các kĩ năng môn học. c. Tổ chức học theo góc liên hệ chặt chẽ với học theo hợp đồng trong đó bao gồm các góc “phải” thực hiện và các góc “có thể” thực hiện. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Những hạn chế của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh nhiều kết quả bước đầu đạt được việc đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục: - Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS đối với nhiều giáo viên chưa mang lại kết quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là chủ đạo. - Số giáo viên thường xuyên chủ động phối hợp áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chưa nhiều. - Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết. Việc rèn kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tính huống thực tiễn cho học sinh chưa được quan tâm. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin, các phương tiện dạy học chưa được rộng rãi. 4/15
  4. Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn sinh học 9 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh - Củng cố lại kiến thức về cấu trúc không gian của phân tử ADN 2. Kĩ năng: - Rèn được kĩ năng quan sát và phân tích mô hình ADN - Rèn được thao tác lắp ráp mô hình ADN - Tự tìm hiểu và thực hiện được nhiệm vụ được giao một cách độc lập và hợp tác tại các góc - Trình bày kết quả phân tích và vận dụng 3. Thái độ: - Tích cực thoải mái, tự giác tham gia vào các hoạt động . - Có ý thức hợp tác, chủ động , sáng tạo trong học tập - Củng cố niềm tin vào khoa học - Tính cẩn thận , yêu thích bộ môn - Biết giữ gìn đồ dùng, thiết bị sẵn có 4. Phát triển năng lực Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực thực hành sinh học. II. CHUẨN BỊ : 1. Phương tiện, thiết bị Chuẩn bị của Giáo viên: - Mô hình phân tử ADN - Hộp đựng mô hình cấu trúc phân tử ADN tháo rời số lượng 6 bộ - Màn hình và máy chiếu , băng hình cấu trúc không gian ADN ,cơ chế tự sao AND - Giấy Ao, phiếu giao việc, băng dính, kéo Chuẩn bị của Học sinh ; - SGK Sinh học 9, vở ghi, bút chì, thước . - Đọc trước bài học: Quan sát và lắp mô hình - Ôn lại kiến thức về cấu tạo và cơ chế nhân đôi ADN và bán chất hóa học của gen, cơ chế tổng hợp ARN và Prôtêin - Mỗi học sinh chuẩn bị viết bài thu hoạch 2. Phương pháp: Học theo góc ,thực hành, thảo luận nhóm ,trực quan ,vấn đáp III. HOẠT ĐỘNG DAY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Khởi động: - Gọi 1 em học sinh : Mô tả cấu trúc - HS đứng tại chỗ trả lời không gian của phân tử ADN - HS khác nhận xét, đánh giá - GV chốt và dẫn dắt vào bài mới. 6/15
  5. Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn sinh học 9 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh GV yêu cầu học sinh dựa vào qui trình - HS căn cứ vào quy trình hoàn lắp ráp hãy thực hành lắp ráp mô hình thành lắp ráp mô hình ADN - Sau khi học sinh đã luân chuyển và hoàn thành nhiệm vụ ở tất cả các góc, GV Hướng dẫn học sinh báo cáo kết quả - GV tổ chức cho HS trình bày kết quả - Đại diện của các góc lần lượt trình đã đạt được ở từng góc. Yêu cầu đại bày kết quả. diện của nhóm học sinh đang ngồi tại vị Trong khi đại diện của 1 nhóm trí của góc nào sẽ trình bày kết quả đạt trình bày kết quả, các nhóm khác được ở góc đó. theo dõi và cử đại diện đến tại vị trí - Chốt kiến thức đúng. góc đó để so sánh và đối chiếu với kết quả nhóm mình, nhận xét hoặc bổ sung (nếu có ). Củng cố - Kiểm tra đánh giá : - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm để Gv nhận xét chung về tinh thần, kết học tiết sau quả giờ thực hành. - Viết thu hoạch GV căn cứ vào phần trình bày của học sinh và kết quả lắp ráp mô hình ADN để cho điểm. Daën doø : Vẽ hình 15 SGK vào vở Ôn tập 3 chương (1,2,3) theo yêu cầu cuối bài. Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết Đọc trước bài 21 PHIẾU HỌC TẬP : GÓC QUAN SÁT Thảo luận nhóm (Thời gian tối đa 10 phút) 1. Mục tiêu: Quan sát kĩ mô hình , xem phim vận dụng kiến thức đã học mô tả được cấu trúc không gian của phân tử ADN 2. Nhiệm vụ : Quan sát mô hình, xem phim hãy xác định: + Vị trí tương đối của 2 mạch nucleotit? + Chiều xoắn của 2 mạch? 8/15
  6. Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn sinh học 9 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý, năng lực hợp tác - Năng lực nhận thức khoa học, năng lực vận dụng kiến thức vào tình huống thực tế. II. CHUẨN BỊ : 1. Phương tiện, thiết bị Chuẩn bị của Giáo viên: Giấy Ao, phiếu giao việc, băng dính, kéo Chuẩn bị của Học sinh ; - SGK Sinh học 9, vở ghi, bút chì, thước . - Đọc trước bài học: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái 2. Phương pháp: Học theo góc ,dạy học nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác theo nhóm , kĩ thuật khăn trải bàn, trực quan ,vấn đáp III. HOẠT ĐỘNG DAY - HỌC Hoạt động 1: Hoạt động khởi động GV đưa tình huống xuất phát: Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. Vậy bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái nhằm mục đích gì? Chúng ta tìm hiểu nôi dung bài hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định tổ chức. - Ngồi theo nhóm. - Giới thiệu các góc và các nhiệm vụ cụ- Quan sát và lắng nghe thể ở mỗi góc (3 góc):Góc phân tích,- Nghiên cứu các nhiệm vụ cụ thể và lựa góc quan sát, góc áp dụng chọn góc theo tổ - Hướng dẫn học sinh nghiên cứu và lựa chọn các góc - Thực hiện nhiệm vụ tại các góc - Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm tại các - Yêu cầu các tổ thực hiện nhiệm vụ ở góc học tập. Sử dụng kỹ thuật “khăn các góc, mỗi góc trong thời gian 10’ trải bàn” rồi luân chuyển sang các góc khác - Trưng bày sản phẩm của nhóm tại góc - Hướng dẫn các tổ thực hiện nhiệm vụ học tập và trưng bày sản phẩm Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ ở các góc. - Đại diện của các góc lần lượt trình - GV tổ chức cho học sinh trình bày 10/15
  7. Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào giảng dạy môn sinh học 9 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh - Chỉ ra được sự đa dạng của các hệ sinh thái thông qua các ví dụ trên hình. - Trình bày được một số biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển và hiệu quả của các biện pháp đó. 2. Nhiệm vụ : Quan sát hình 60.1 và hoàn thành các nhiệm vụ sau: Hệ sinh thái Hệ sinh thái Hệ sinh thái Hệ sinh thái Hệ sinh thái Hệ sinh thái Hình 60.1. Một số hệ sinh thái a. Điền tên các hệ sinh thái vào chỗ trống tương ứng dưới mỗi hình b. Trình bày về vai trò của hệ sinh thái biển . Đưa ra một số biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển. PHIẾU HỌC TẬP : GÓC ÁP DỤNG (10 phút) 1. Mục tiêu : - Chỉ ra được sự đa dạng của các hệ sinh thái thông qua các ví dụ - Trình bày được một số biện pháp bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp 2. Nhiệm vụ : Quan sát hình 60.2 và hoàn thành các nhiệm vụ sau: Đồi chè Vườn tiêu 12/15