Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng lập dàn ý đối với bài văn biểu cảm dành cho học sinh lớp 7

Chương trình Ngữ văn THCS gồm 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. Trong đó phân môn Tập làm văn có vai trò vô cùng quan trọng bởi đó là sản phẩm tinh thần, kết tinh sự nhận thức, vốn sống của học sinh. Mỗi bài Tập làm văn ra đời là kết quả của sự tổng hợp kiến thức đã học về lý thuyết làm văn, về kiến thức Văn học, về những quan sát cảm nhận cuộc sống thiên nhiên, xã hội quanh mình. Để có thể viết được bất kì bài văn nào dù ngắn hay dài, dù là bài văn hay báo cáo khoa học, người viết cũng không thể bỏ qua khâu hết sức quan trọng là lập dàn ý. Dàn ý còn gọi là dàn bài hay đại cương. Dàn ý là sự sắp xếp những điều cốt yếu trong một bài văn. Nói cách khác đó là một hệ thống những ý chính trong một bài viết hay bài nói. Chính vì vậy mà Gớt Tơ - nhà văn nổi tiếng người Đức đã quả quyết: “Tất cả đều phụ thuộc vào bố cục”. Còn Đôx-tôi-ép-xki nhà văn Nga nổi tiếng cuối thế kỉ XIX lại ao ước: “Nếu tìm được một bản bố cục đạt thì công việc sẽ nhanh như trượt mỡ”.

Trong nhà trường THCS, kĩ năng lập dàn ý rất quan trọng đối với học sinh để làm bất cứ bài văn nào. Nắm vững kĩ năng này các em sẽ làm được bài văn có tính hệ thống, đúng và đủ ý, tránh được hiện tượng lạc đề hay bài văn lủng củng. Tuy nhiên thực tế cho thấy, các em học sinh thường có tâm lý “sợ” trước mỗi bài kiểm tra Làm văn. Học sinh còn viết lan man, nghĩ gì viết nấy không có định hướng, thiếu kĩ năng lập dàn ý. Bởi vậy bài văn thường thiếu rõ ràng, mạch lạc, thiếu ý, chưa đúng yêu cầu dẫn đến sự thiếu thuyết phục người đọc, người nghe.

docx 26 trang thuhoaiz7 20/12/2022 3340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng lập dàn ý đối với bài văn biểu cảm dành cho học sinh lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lap_dan_y_d.docx

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng lập dàn ý đối với bài văn biểu cảm dành cho học sinh lớp 7

  1. MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1. Cơ sở lý luận 2 1.1. Biểu cảm 2 1.2. Văn biểu cảm 2 1.3. Đặc điểm của văn biểu cảm: 2 1.4. Các bước làm bài văn biểu cảm: 2 1.5. Các phương pháp lập ý cho bài văn biểu cảm: 3 2. Thực trạng vấn đề 4 2.1. Về chương trình:. 3 2.2. Đối với giáo viên: 4 2.3. Đối với học sinh: 4 3. Giải pháp thực hiện 4 3.2.1. Bước 1: Xác định đúng đối tượng cần biểu cảm: 4 3.2.2. Bước 2: Xác định các dạng bài văn biểu cảm 5 3.2.3. Bước 3: Lập dàn ý cho đề văn hoàn chỉnh 7 3.2.3. Bước 4: Chữa dàn ý và rút kinh nghiệm 7 4. Hiệu quả Sáng kiến kinh nghiệm 9 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 10 1. Kết luận: 10 2. Kiến nghị: 10 PHỤ LỤC IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  2. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận 1.1. Biểu cảm - Biểu cảm là sự biểu lộ, thể hiện tình cảm, tư tưởng của con người nhờ ngôn ngữ hay một số phương tiện khác nhau như viết, nói, hát - Biểu cảm chính là một nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống hằng ngày. 1.2. Văn biểu cảm Văn biểu cảm là loại văn được viết ra nhằm mục đích thể hiện những tình cảm, cảm xúc cũng như cách nhìn nhận, đánh giá, quan điểm của con người đối với thế giới xung quanh, trước những đối tượng gây cảm xúc hay những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Những tình cảm có thể được biểu hiện trong văn biểu cảm thường là những tình cảm mang tính nhân văn, chẳng hạn như tình yêu đất nước, yêu thiên nhiên và con người. Các dạng đề văn biểu cảm thường gặp: - Cảm nhận của em về một người nào đó (người thân, bạn bè, thầy cô ). - Cảm nhận về một hiện tượng, sự vật, cảnh đẹp thiên nhiên (đêm trăng, dòng sông, dãy núi, cánh đồng, vườn cây ). - Cảm nhận về một tác phẩm hoặc nhân vật trong tác phẩm văn học 1.3. Đặc điểm của văn biểu cảm: Văn biểu cảm luôn nhất quán một cảm xúc, tình cảm với sự vật, sự việc, con người được đề cập tới trong bài. Tình cảm đó có thể là tình yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình cảm với con người hay sự vật, sự việc, thậm chí có thể bộc lộ sự yêu ghét rõ ràng về chủ thể được nói tới. Đặc điểm của văn biểu cảm thể hiện ở lối biểu cảm trực tiếp như nói ra thành lời, sử dụng ngôn ngữ có tính biểu cảm cao như lời than, tiếng kêu, sử dụng các từ mang sắc thái tình cảm như yêu, ghét, nhớ nhung, thương mến Ngoài ra văn biểu cảm còn có cách bộc lộ cảm xúc một cách gián tiếp. Nghĩa là khi muốn bày tỏ tình cảm của mình đối với chủ thể người ta không trực tiếp nói ra cảm xúc của mình mà gửi gắm vào đó qua những câu chuyện hoặc hành động được miêu tả. Dạng này thì đòi hỏi người viết phải lồng ghép được yếu tố tự sự, miêu tả để mạch cảm xúc tuôn trào, người đọc dễ dàng nhận ra tình cảm được bộc lộ là gì. Lưu ý: Trong bài viết văn biểu cảm có thể sử dụng các yếu tố khác (tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận ). Các yếu tố này chỉ là phụ, phương tiện khơi gợi cảm xúc người viết nên khi viết tránh lạm dụng quá nhiều. 1.4. Các bước làm bài văn biểu cảm: - Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý 2/10
  3. gian tiết học ít nên người giáo viên cũng không thể hướng dẫn cụ thể cách lập dàn ý bài văn biểu cảm dẫn đến bài làm của học sinh chưa tốt, còn thiếu ý, ý lộn xộn. 2.2. Đối với giáo viên: - Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc trong trái tim của các em sau mỗi bài học. - Việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan của giáo viên vào tiết học còn hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh. 2.3. Đối với học sinh: - Một số học sinh còn có tâm lý sợ học Văn bởi học Văn là phải đọc nhiều, viết nhiều. - Hầu hết các em học sinh còn ngại nói, ngại bày tỏ cảm xúc cá nhân. Một số em chưa biết cách diễn tả tình cảm, cảm xúc của mình. Chính vì vậy mà bài làm văn biểu cảm thường khô khan, công thức, sức sáng tạo và dấu ấn cá nhân mờ nhạt, ngôn từ thiếu sức gợi và sự lay động, Xuất phát từ thực tiễn dạy và học Văn biểu cảm trong chương trình Ngữ văn lớp 7, tôi nhận thấy việc rèn kĩ năng lập dàn ý bài văn biểu cảm cho các em là vô cùng cần thiết. Có được dàn bài tốt mới giúp các em viết được một bài văn tốt, rõ ràng, mạch lạc, đảm bảo được yêu cầu cơ bản của bài văn biểu cảm. 3. Giải pháp thực hiện 3.1. Trang bị kiến thức cơ bản về thể loại văn biểu cảm Giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu rõ đặc điểm, bố cục, dàn ý cụ thể và cách làm bài văn biểu cảm. Để trang bị kiến thức cho các em, giáo viên cần đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả các tiết học lý thuyết bằng cách: - Trước các tiết học, giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học: khái niệm, đặc điểm, dàn bài văn biểu cảm, cách làm bài văn biểu cảm, - Trong giờ học, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích văn bản mẫu Sách giáo khoa cung cấp. Từ đó tổ chức cho học sinh thảo luận để tìm ra đặc điểm và điểm khác biệt của thể loại văn biểu cảm so với các thể loại văn khác đã học: tự sự, miêu tả. Đây là yếu tố then chốt để học sinh hiểu được bản chất của thể loại văn biểu cảm - Ngoài ra, giáo viên nên cung cấp cho học sinh một số dàn bài và văn bản biểu cảm mẫu để các em tự tìm hiểu, phân tích và có thêm tài liệu học tập. 3.2. Rèn kĩ năng lập dàn ý bài văn biểu cảm Qua thực tế áp dụng phương pháp dạy học đổi mới, tôi đúc kết được giải pháp rèn kĩ năng lập dàn ý bài văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 gồm 4 bước sau: 3.2.1. Bước 1: Xác định đúng đối tượng cần biểu cảm: 4/10
  4. Biểu cảm về tác phẩm văn học nghĩa là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm, về các phương diện ấy của tác phẩm. Tùy thuộc vào từng đối tượng biểu cảm mà có dàn bài tương ứng. Cụ thể: a. Đối với dạng bài biểu cảm về sự vật, con người: * Bài văn biểu cảm về con người: Đây là hình thức văn biểu cảm bộc lộ cảm xúc với đối tượng là con người. Đó có thể là tình cảm yêu thương, trìu mến hay nỗi nhớ da diết. Sau đây là dàn bài chung: - Mở bài: Giới thiệu về nhân vật được đề cập đến trong bài và tình cảm với người đó một cách khái quát - Thân bài: + Miêu tả về nhân vật được biểu cảm, từ đó giúp người đọc/ người nghe có được hình dung chung về người đó. + Thể hiện tình cảm, tâm tư, cảm xúc của người viết với nhân vật biểu cảm bằng cách trực tiếp, gián tiếp hay kết hợp cả hai. + Viết văn theo trình tự từ miêu tả tới thể hiện tình cảm hoặc kể những kỉ niệm, câu chuyện về đối tượng được đề cập để từ đó bộc lộ tình cảm của người viết. - Kết bài: + Khẳng định lại cảm xúc, tình cảm của mình với đối tượng được biểu cảm + Bày tỏ đánh giá, quan điểm về đối tượng đó. * Bài văn biểu cảm về con vật, đồ vật, cây cối, ngôi trường, : - Mở bài: Giới thiệu về đối tượng được nói tới trong bài một cách khái quát - Thân bài: + Miêu tả về sự vật được đề cập đến để người đọc, người nghe hình dung sơ lược về sự vật được tả + Trình tự thường là miêu tả, kể chuyện sau đó mới đến bộc lộ tình cảm, cảm xúc - Kết bài: Khẳng định tình cảm của người viết đối với sự vật được biểu cảm. b. Đối với dạng bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học: Đối với dạng bài này, người viết phải thể hiện cảm nhận và suy nghĩ của bản thân về một tác phẩm văn học nào đó. Đồng thời đánh giá, phân tích về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Sau đây là dàn bài chung: * Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nêu cảm nghĩ chung của mình về tác phẩm * Thân bài: - Trình bày rõ cảm nghĩ đã nêu ở Mở bài. Có thể dùng hình tượng, liên tưởng, nhận xét, cảm thụ, Cảm nghĩ phải xuất phát từ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 6/10
  5. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức: chấm chéo, phân tích dàn bài mẫu, để tổ chức cho học sinh nhận xét, đánh giá về dàn bài của bạn và điều chỉnh dàn bài văn của mình. Giáo viên đánh giá kết quả làm bài chung của lớp. Thông báo những dàn bài tốt, những em cố gắng vươn lên hoặc có sự tiến bộ rõ rệt. Giáo viên nêu dẫn chứng cụ thể về các ưu khuyết điểm của lớp: Bài nào? Phần nào? Câu nào?, có thể nêu tên học sinh cụ thể - hình thức biểu dương, động viên khích lệ các em. Với những học sinh mắc lỗi, giáo viên không nên nêu tên trước lớp mà chỉ cần đọc dẫn chứng vì làm như vậy sẽ gây cho học sinh tâm lý bị phê bình trước lớp khiến các em chán nản, không nhiệt tình trong học tập. Phân tích và sửa chữa lỗi - đây là phần dành nhiều thời gian nhất, giáo viên tập trung sửa chữa, phân tích những lỗi sai điển hình, phổ biến chung của cả lớp. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự phát hiện lỗi và sửa chữa. Những lỗi cần sửa được ghi lên bảng, gọi học sinh lên sửa và cả lớp cùng tiến hành sửa, ghi vào vở của mình. Áp dụng cho đề bài cụ thể: Biểu cảm về loài cây em yêu Bước 1: Học sinh cần xác định đúng đối tượng cần biểu cảm: một loài cây. Đây là đề bài mở, các em có thể lựa chọn một loài cây tùy ý: cây hoa, cây ăn quả, Định hướng tình cảm: yêu thích Bước 2: Xác định kiểu bài văn biểu cảm: biểu cảm về một sự vật (loài cây) Từ việc xác định đúng kiểu bài văn biểu cảm, học sinh sẽ hình thành dàn ý sơ lược của kiểu bài văn này để chuẩn bị cho bước 3: lập dàn ý cho bài văn. Bước 3: Lập dàn ý cho đề văn hoàn chỉnh a. Mở bài - Giới thiệu về loài cây mà em yêu thích (là những loài cây thân thuộc ở làng quê Việt Nam như: tre, dừa, chuối, gạo, đa, ) b. Thân bài - Biểu cảm về loài cây em yêu: + Đặc điểm hình dáng, kích thước của cây (ví dụ: em thích những cây tre cao vút thẳng tắp) + Đặc điểm cành, lá, hoa, quả (ví dụ: nhìn chiếc lá đa to như những chiếc quạt nan) - Biểu cảm về những giá trị của cây: + Cây cho hoa, quả, gỗ, củi (ví dụ: quả chuối vừa ăn ngon lại rất bổ dưỡng) + Cây cho bóng mát (ví dụ: em yêu những rặng tre xanh rì che nắng những trưa hè) - Tình cảm của em với loài cây mà em yêu thích + Kể một kỉ niệm của em với loài cây đó (ví dụ: đã có lần em trèo lên cây dừa hái quả) + Em luôn chăm sóc và bảo vệ cây 8/10
  6. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Muốn làm tốt bài văn biểu cảm chúng ta phải rèn luyện các kĩ năng như tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài. Trong đó kĩ năng khá quan trọng là lập dàn ý nhằm tạo nên sơ đồ phác thảo cấu tạo của một bài văn để bài văn có bố cục hợp lý, hay về nội dung. Tuy nhiên việc lập dàn ý cho bài văn biểu cảm không đơn giản chút nào. Người giáo viên phải nắm vững kiến thức và đặc biệt phải linh hoạt các phương pháp dạy học định hướng cho học sinh các em viết được những bài văn đúng, hay. Với đề tài này tôi đã đưa ra một số giải pháp rèn kĩ năng lập dàn ý bài văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 nhằm giúp các em tham khảo đồng thời rèn luyện thói quen lập dàn ý trước khi làm bài - một kĩ năng mà các em ngại nhất trong phân môn Tập làm văn. Hi vọng đề tài này sẽ góp một ý kiến giúp các em làm bài văn biểu cảm hay hơn, góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 2. Kiến nghị: Để rèn luyện tốt kĩ năng lập dàn ý bài văn biểu cảm cho học sinh lớp 7, tôi đưa ra một số kiến nghị sau: - Về chương trình: cần tăng cường các tiết Cách làm bài văn biểu cảm, Luyện nói văn biểu cảm, Thực hành viết bài văn. Qua đó, giáo viên có thể tận dụng mà hướng dẫn học sinh thực hành lập dàn ý cho bài văn một cách tối đa. - Về phía nhà trường: tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. - Với tổ nhóm chuyên môn: tăng cường tổ chức chuyên đề, thảo luận chuyên môn về phương pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho các kiểu bài văn để khắc phục những hạn chế mà giáo viên còn vướng mắc. - Với giáo viên: + Cần chú trọng nghiên cứu tài liệu tham khảo về phân môn Tập làm văn, tăng cường dự giờ, đúc rút kinh nghiệm + Khi chấm chữa phải ghi chép cụ thể mặt đạt, mặt chưa đạt. Phân tích tỉ mỉ để các em rút kinh nghiệm có bài viết tốt hơn cho những tiết sau + Tăng cường rèn cho học sinh thói quen lập dàn ý trước khi làm bài. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này, do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để bản sáng kiến hoàn chỉnh hơn. 10/10