Báo cáo biện pháp Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi Lớp 7 - Trung học cơ sở

Môn Ngữ văn là môn học cực kì quan trọng trong hệ thống Giáo dục và Đào tạo nước ta. Bởi vì dạy Văn là dạy cách ứng xử, dạy cách làm người. Ngữ văn là công cụ đắc lực trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. 

Đối tượng học sinh ở bậc phổ thông nói chung và học sinh ở Trung học cơ sở nói riêng rất hồn nhiên, trong sáng. Các em như vùng đất phù sa màu mỡ phì nhiêu. Người giáo viên cùng toàn xã hội phải có trách nhiệm gieo trồng những hạt giống tốt để thu hoạch những hoa thơm, trái ngọt cả về tri thức và đạo đức. Với môn Ngữ văn, hạt giống tốt về kiến thức văn học không chỉ riêng nội dung ý nghĩa sâu sắc từ mỗi bài học hay một khái niệm Tiếng Việt nào đó, mà học sinh cần  phải có được những kĩ năng cần thiết để làm văn một cách thành thạo. Mặt khác, Văn học từ lâu đã là một bộ môn khoa học xã hội hay, song lại là một môn học khiến nhiều học sinh ngại học, ngại viết. Vậy đối với giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn, ngoài việc cung cấp nội dung bài dạy theo hướng dẫn của sách giáo khoa, sách giáo viên, chúng tôi còn phải rất quan tâm đến phương pháp rèn kĩ năng làm văn cho học sinh. 

doc 37 trang thuhoaiz7 20/12/2022 7040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi Lớp 7 - Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_vai_phuong_phap_ren_ki_nang_lam_bai_va.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi Lớp 7 - Trung học cơ sở

  1. Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở A. ĐẶT VẤN ĐỀ Môn Ngữ văn là môn học cực kì quan trọng trong hệ thống Giáo dục và Đào tạo nước ta. Bởi vì dạy Văn là dạy cách ứng xử, dạy cách làm người. Ngữ văn là công cụ đắc lực trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đối tượng học sinh ở bậc phổ thông nói chung và học sinh ở Trung học cơ sở nói riêng rất hồn nhiên, trong sáng. Các em như vùng đất phù sa màu mỡ phì nhiêu. Người giáo viên cùng toàn xã hội phải có trách nhiệm gieo trồng những hạt giống tốt để thu hoạch những hoa thơm, trái ngọt cả về tri thức và đạo đức. Với môn Ngữ văn, hạt giống tốt về kiến thức văn học không chỉ riêng nội dung ý nghĩa sâu sắc từ mỗi bài học hay một khái niệm Tiếng Việt nào đó, mà học sinh cần phải có được những kĩ năng cần thiết để làm văn một cách thành thạo. Mặt khác, Văn học từ lâu đã là một bộ môn khoa học xã hội hay, song lại là một môn học khiến nhiều học sinh ngại học, ngại viết. Vậy đối với giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn, ngoài việc cung cấp nội dung bài dạy theo hướng dẫn của sách giáo khoa, sách giáo viên, chúng tôi còn phải rất quan tâm đến phương pháp rèn kĩ năng làm văn cho học sinh. I. Lí do chọn đề tài : Đã từ lâu, tôi rất quan tâm đến kiểu bài Nghị luận trong chương trình Ngữ văn. Đây là một kiểu bài khó trong chương trình Tập làm Văn của cấp Trung học cơ sở. Tôi đã để tâm nghiên cứu và đưa vào thực nghiệm rèn cho học sinh một số kĩ năng để các em làm tốt hơn một bài văn nghị luận. Đặc biệt, trong năm học này, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7, năm học đầu tiên học sinh được làm quen với kiểu bài nghị luận. Với học sinh lớp 7, tư duy lô-gic, tư duy trừu tượng của các em còn non nớt, không muốn nói là còn hạn chế thì việc học và làm văn nghị luận đối với các em là một việc vô cùng khó khăn. Với các em, tôi đã rất băn khoăn trăn trở để tìm ra những cách khác nhau, trong đầu tôi luôn đặt câu hỏi cho mình : Phải làm thế nào để giúp các em nắm được và thực hành tốt được những kĩ năng của kiểu bài nghị luận, để các em có thể viết được những bài văn nghị luận đạt yêu cầu ? 1.Cơ sở lí luận: Con người muốn tồn tại trong tự nhiên và trong xã hội bao giờ cũng có yêu cầu và cũng cần nhận thức về thế giới. Để nhận thức thế giới, con người không chỉ dựa vào những hiểu biết do giác quan mang lại. Là động vật có tư duy, con người còn biết các tri thức do giác quan mang lại mà phán đoán và suy luận để nhận thức sâu hơn về thế giới. Dựa trên những phán đoán và suy luận chính xác, con người đã phát hiện ra rất nhiều quy luật của tự nhiên và xã hội. Càng ngày 1
  2. Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở tưởng, suy nghĩ, thái độ trước một vấn đề đặt ra. Do đó, muốn làm văn nghị luận phải có một khái niệm về một vấn đề, có quan điểm, chủ kiến, biết vận dụng khái niệm, đồng thời biết tư duy lô-gic, biết vận dụng những thao tác phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh, tư duy trừu tượng, có năng lực nghị luận là một điều kiện để con người có thể thành công trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. 2. Cơ sở thực tiễn a. Trong văn học trung đại : - Có văn nghị luận cổ: được nhà vua Lí Thái Tổ sử dụng để ban “Chiếu dời đô” (Thiên đô chiếu) với mục đích nêu lên một tư tưởng, một quan điểm lớn là chọn nơi đóng đô để mưu toan nghiệp lớn, xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, tìm kế phát triển lâu bền cho nhân dân, xã tắc. - Tiếp đó là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn viết bài văn nghị luận “Hịch tướng sĩ” đúng lúc Tổ quốc bị lâm nguy trước nạn ngoại xâm của đế chế Mông Nguyên vào thế kỉ XIII để khích lệ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc; để các tướng sĩ đồng tâm hiệp lực đứng dậy đánh đuổi giặc ngoại xâm. - Rồi nữa, đến thế kỉ XV, sau khi Lê Lợi quét sạch không còn bóng dáng một tên giặc Minh nào trên đất nước ta thì Nguyễn Trãi đã thay mặt ông viết bài văn nghị luận “Bình Ngô đại cáo” (Cáo Bình Ngô) để tổng kết toàn bộ thắng lợi ấy và tuyên bố nền độc lập tự cường của dân tộc Đại Việt – một dân tộc có chủ quyền. b. Trong văn học hiện đại : - Sau khi cuộc cách mạng tháng Tám – năm 1945 thành công, Hồ Chí Minh viết văn bản nghị luận “Tuyên ngôn độc lập” để khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. - Khi nói về truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh viết văn bản nghị luận “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Ngữ văn 7 – tập II). - Khi muốn bàn về sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt ta, nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai đã tôn vinh vẻ đẹp của tiếng Việt bằng văn bản nghị luận “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (Ngữ văn 7, tập II). - Khi muốn bàn về sự vô giá của sách và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với đời sống con người và các phương pháp đọc sách để tích lũy kiến thức để nâng cao tầm hiểu biết, nhà mĩ học, lí luận văn học Trung Quốc – Chu Quang Tiềm đã dùng văn bản nghị luận “Bàn về đọc sách” (Ngữ văn 9 – tập II). - Ngoài ra, trong cuộc sống, còn vô cùng nhiều những văn bản khác được viết bằng phương thức nghị luận với mục đích trình bày những tư tưởng, quan điểm tư duy trước thực tiễn cuộc sống xã hội của con người. Cho nên văn nghị luận là một kiểu văn bản có một vị trí vô cùng quan trọng trong thực tế đời sống xã hội 3
  3. Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở dụng được. Bên cạnh đó, tôi còn áp dụng bằng cách đưa bài tập về nhà để các em luyện tập thêm, sau đó sẽ thu lại và chấm chữa cho các em nhận ra ưu, nhược điểm để làm những bài sau được tốt hơn. III. Nhiệm vụ của sáng kiến : Từ những đối tượng đưa ra ở trên, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn 7 sẽ phải thật linh hoạt trong việc rèn kĩ năng cho học sinh. Sau đây là những nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm này: + Giúp học sinh biết cách tìm hiểu đề bài để xác định đúng yêu cầu của đề bài, định hướng làm bài cho đúng với yêu cầu. + Hướng dẫn học sinh cách tìm ý cho bài văn nghị luận nói chung và cả hai loại nhỏ: chứng minh và giải thích. + Hướng dẫn học sinh cách lập dàn bài, xây dựng các dàn bài đại cương và cả dàn bài chi tiết. + Rèn kĩ năng dựng đoạn trong văn nghị luận. + Rèn kĩ năng diễn đạt trong văn nghị luận cho học sinh. + Luyện lời văn chuyển đoạn, liên kết đoạn cho bài văn nghị luận. + Luyện viết mở bài và kết bài cho bài văn nghị luận; luyện viết những đoạn văn nhỏ trong phần thân bài. + Giao viết bài hoàn chỉnh từ những dàn ý có sẵn. IV. Phương pháp nghiên cứu. 1. Trực tiếp giảng dạy, đọc và sưu tầm tài liệu tham khảo. 2. Khảo sát đối tượng học sinh qua trực tiếp giảng dạy bằng những bài kiểm tra trắc nghiệm, bài kiểm tra thường xuyên hoặc định kì, bài viết Tập làm Văn. 3. Tham khảo ý kiến đồng nghiệp. 4. Điều tra, dự giờ, thực nghiệm. 5. Đàm thoại, kiểm tra, đối chiếu trước và sau khi áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 6. Viết đề cương, từ đó áp dụng vào để viết sáng kiến kinh nghiệm. B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Phần I. Thực trạng vấn đề qua khảo sát thực tế : Năm học 2014 – 2015, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Ngữ văn của khối 7. Trong đó có một lớp có đại đa số học sinh có lực học khá, giỏi ; hai lớp còn lại số học sinh khá, giỏi rất ít, đại đa số là học sinh có học lực trung bình, một số ít học sinh có lực học yếu kém. Ở học kì I, các em học tiếp về tự sự, văn miêu tả và văn biểu cảm (các kiểu bài mà các em đã học ngay từ lớp 2 của bậc Tiểu học). Đến học kì II của lớp 7, các em được làm quen với kiểu bài nghị luận, 5
  4. Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở sinh, tôi thấy rõ: Các kĩ năng làm văn của các em còn nhiều hạn chế, nhiều em tỏ ra rất lúng túng, vụng về trong khi dùng từ, đặt câu và diễn đạt, Các em rất ít vốn từ, từ ngữ còn thô, gần với lời nói hàng ngày, ít chất văn, chứ chưa nói gì đến tính khả năng diễn đạt trôi chảy và dùng lời văn trau chuốt, có sự liên kết chặt chẽ. Vì vậy, tôi chọn đề tài này để rèn luyện cho học sinh kết hợp trong các tiết học chính khóa, các buổi học bồi dưỡng chiều để củng cố, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận. Phần II. Những nội dung lí luận và giải pháp thực hiện I. Khái quát chung về văn nghị luận: 1. Căn cứ vào nội dung, người ta chia văn nghị luận thành hai loại: a. Nghị luận xã hội: - Là nghị luận về một vấn đề xã hội. Khái niệm xã hội được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm những vấn đề thuộc mọi quan hệ, hoạt động của con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, giáo dục đạo đức, dân số, môi trường. b. Nghị luận văn học: - Là nghị luận về một vấn đề văn học, về một tác phẩm, một tác giả, một giai đoạn, một trào lưu, một quan điểm văn học nào đó. 2. Căn cứ vào cách thức, người ta chia văn nghị luận thành các kiểu: a. Kiểu bài chứng minh: - Là kiểu bài mà người viết dùng dẫn chứng, lí lẽ để nêu bật sự đúng đắn của vấn đề được nêu ra. - Nghị luận chứng minh là làm cho người đọc thấy đúng mà tin. b. Kiểu bài giải thích: - Là kiểu bài trong đó người viết dùng lí lẽ và có dẫn chứng làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ, tin vào sự đúng đắn của vấn đề đưa ra nghị luận. Trên đây là hai kiểu bài chính mà học sinh được học ở lớp 7, 8. Ngoài ra, còn có các kiểu bài khác như: bình luận, phân tích, bình giảng, hỗn hợp Tuy nhiên chứng minh, giải thích là những phương pháp dùng khi nghị luận. Tùy theo những yêu cầu cụ thể mà chúng ta sử dụng phương pháp nào là chủ yếu. Một bài văn nghị luận không phải chỉ sự dụng một phương pháp nghị luận, mà thường có sự kết hợp nhiều phương pháp. Nghĩa là trong chứng minh có giải thích, trong giải thích có chứng minh, và có cả phân tích, bình luận nữa. Ngoài ra còn sử dụng cả miêu tả, tự sự, biểu cảm trong nghị luận. Để bài văn nghị luận cụ thể, rõ ràng, sinh động, hấp dẫn và có sức thuyết phục cao thì chúng ta phải lựa chọn phương pháp nghị luận cho hợp lí nhất. 7
  5. Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở theo mức độ, vai trò, vị trí đối với bài văn nghị luận, những ý được gọi là: luận đề, luận điểm, luận cứ. a. Luận đề: là vấn đề nghị luận. Đó là ý kiến được nêu ra trong đề, yêu cầu giải quyết. b. Luận điểm: là những ý chính hàm chứa trong luận đề. Luận đề có thể có một luận điểm hoặc nhiều luận điểm. Trong từng luận điểm lại phân chia thành những luận điểm nhỏ hơn. Các luận điểm lớn, nhỏ đó tương đối độc lập với nhau nhưng cùng quy về luận đề để thuyết minh, làm sáng tỏ luận đề. c. Luận cứ: là các cứ liệu để thuyết minh cho luận điểm. Có hai loại luận cứ: lí lẽ (các nguyên lí, chân lí, ý kiến đã được công nhận) và thực tế (đời sống hoặc văn học dùng làm dẫn chứng). Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng hình thành nên luận điểm, thuyết minh soi sáng luận điểm. d. Tổ chức liên kết ý: - Có luận điểm, luận cứ rồi phải biết tổ chức, phối hợp trình bày theo những quan hệ nhất định sao cho luận cứ nói lên được luận điểm, luận điểm thuyết minh được luận đề một cách mạnh mẽ, nổi bật, đầy sức thuyết phục. - Việc tổ chức liên kết ý gọi là lập luận. Cách đưa luận điểm, luận cứ vào quỹ đạo lô-gic trong quá trình trình bày để tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ cho việc giải quyết luận đề và biện pháp thực hiện. 6. Các thao tác nghị luận: a. Khái niệm: Thao tác nghị luận là thao tác tìm, xác lập hệ thống luận đề, luận điểm, luận cứ và thao tác làm cho hệ thống này đến người đọc và thuyết phục được người đọc (người nghe). - Để tìm luận đề, luận điểm, luận cứ, người viết phải sử dụng các thao tác lô-gic mà nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, đối tượng. Các thao tác này đồng thời là cách thức trình bày các ý của bài văn. Để luận đề, luận điểm, luận cứ đến được với người đọc, chúng ta phải vận dụng các thao tác nghị luận thực sự. - Thuộc loại thao tác nghị luận (đồng thời là cách thức trình bày ý) là các cặp thao tác: phân tích, tổng hợp; quy nạp, diễn dịch. Thuộc loại thao tác nghị luận thực sự là giải thích, bình luận (thao tác chứng minh đồng thời cũng là thao tác lô-gic). b. Các thao tác nghị luận thuộc thao tác lô-gic: - Phân tích và tổng hợp: + Phân tích: là đem một ý kiến, một vấn đề lớn chia ra thành những ý kiến, những vấn đề nhỏ để xem xét từng khía cạnh của vấn đề. Có phân tích thì mới mở rộng được vấn đề, làm cho bài văn nghị luận được sâu sắc, phong phú. 9