Báo cáo biện pháp Tổ chức hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng Sinh học 7 theo định hướng phát huy năng lực học sinh

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, bảo đảm yêu cầu giảm tải, giảm hàn lâm, gắn với thực tiễn; thực hiện tốt phương pháp giáo dục tích cực, tăng cường hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm cho học sinh; kiểm tra, đánh giá, thi cử nhẹ nhàng, không nặng về kiểm tra kiến thức mà tập trung đánh giá sự phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Trước tính hình đó BGD&ĐT đã tổ chức hai đợt tập huấn về vấn đề này:

Đợt 1: tập huấn theo Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề chương trình giáo dục phô thông mới( 2018) và định hướng phát triển.” thì các nhóm phương pháp dạy học tích cực ra đời và hình thức tổ chức hoạt động nhóm cũng đa dạng và nâng nên một tầm mới. Sau đây là một số hướng dẫn, mô hình nghiên cứu các tiếp cận, hình thức tổ chức dạy học và hiệu quả từng nhóm phương pháp để đảm bảo phát triển năng lực của học sinh tôi tiếp thu được trong buổi tập huấn. Đây là một nội dung rất quan trọng và thiết thực để đón đầu xu hướng đổi mới SGK tích hợp 3 môn Lý, Hóa, Sinh làm một môn “KHOA HỌC TỰ NHIÊN THCS” với hàm lượng các nội dung thảo luận nhóm, hoạt động nhóm rất nhiều theo đúng định hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy các nhóm năng lực, thái độ tích cực của học sinh và các quan điểm giáo dục theo hướng đổi mới hiện nay.

doc 32 trang thuhoaiz7 20/12/2022 6400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Tổ chức hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng Sinh học 7 theo định hướng phát huy năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_nhom_nham_nang_cao_chat.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Tổ chức hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng Sinh học 7 theo định hướng phát huy năng lực học sinh

  1. “Tổ chức hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 theo định hướng phát huy năng lực học sinh” UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS LỆ CHI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HỌC 7 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH Môn: Sinh học Tác giả: Đinh Tiến Phan Cấp học: THCS Đơn vị công tác: Trường THCS Lệ Chi Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2019-2020 -1/15-
  2. “Tổ chức hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 theo định hướng phát huy năng lực học sinh” PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN SKKN 1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ LĨNH HỘI SAU HAI ĐỢT TẬP HUẤN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG. Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, bảo đảm yêu cầu giảm tải, giảm hàn lâm, gắn với thực tiễn; thực hiện tốt phương pháp giáo dục tích cực, tăng cường hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm cho học sinh; kiểm tra, đánh giá, thi cử nhẹ nhàng, không nặng về kiểm tra kiến thức mà tập trung đánh giá sự phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Trước tính hình đó BGD&ĐT đã tổ chức hai đợt tập huấn về vấn đề này: Đợt 1: tập huấn theo Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề chương trình giáo dục phô thông mới( 2018) và định hướng phát triển.” thì các nhóm phương pháp dạy học tích cực ra đời và hình thức tổ chức hoạt động nhóm cũng đa dạng và nâng nên một tầm mới. Sau đây là một số hướng dẫn, mô hình nghiên cứu các tiếp cận, hình thức tổ chức dạy học và hiệu quả từng nhóm phương pháp để đảm bảo phát triển năng lực của học sinh tôi tiếp thu được trong buổi tập huấn. Đây là một nội dung rất quan trọng và thiết thực để đón đầu xu hướng đổi mới SGK tích hợp 3 môn Lý, Hóa, Sinh làm một môn “KHOA HỌC TỰ NHIÊN THCS” với hàm lượng các nội dung thảo luận nhóm, hoạt động nhóm rất nhiều theo đúng định hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy các nhóm năng lực, thái độ tích cực của học sinh và các quan điểm giáo dục theo hướng đổi mới hiện nay. Đợt 2: tập huấn theo tài liệu bồi dưỡng giáo viên về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới môn khoa học tự nhiên trung học cơ sở. Mã chuyên đề: 2.26 Thời lượng: 10 tiết (05 tiết lý thuyết, 04 tiết thực hành, 01 tiết kiểm tra) Đối tượng bồi dưỡng: Giáo viên dạy các môn Khoa học tự nhiên cấp THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2. PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 7 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 2.1. Vị trí của chương trình sinh học 7 trong chương trình sinh học THCS. -Là phần tiếp theo của sinh học 6 -Cung cấp những kiến thức cơ bản phổ thông tương đối hoàn chỉnh về thế giới động vật. -3/15-
  3. “Tổ chức hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 theo định hướng phát huy năng lực học sinh” cao nhất trong giờ dạy trên lớp. Trong nội dung SKKN này, tôi mạnh dạn đề xuất những giải pháp mà tôi đã áp dụng trong suốt thời gian giảng dạy của mình và thấy có kết quả tốt. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp và mong các bạn đóng góp ý kiến để SKKN này của tôi có giá trị áp dụng thực tiễn cao nhất. Sau đây tôi xin trình bày nội dung cụ thể ứng với bộ môn sinh học 7 mà tôi đang giảng dạy. III. CÁCH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM VÀ MỨC ĐỘ TÍCH CỰC 1. Xác định rõ mục tiêu kiến thức, ý thức, thái độ, kỹ năng cần đạt được và năng lực cá nhân của mỗi nhóm tham gia? a) Mục tiêu kiến thức: Cần bán sát vào yêu cầu nội dung kiến thức cần đạt được của bài học trong hoạt động nhóm. Để thiết kế câu hỏi thảo luận dựa trên nền tảng kiến thức học sinh đã có hoặc dựa trên các tài liệu tranh ảnh, mô hình, bảng biểu, mà học sinh chuẩn bị nghiên cứu học tập. Một trong những việc rất quan trọng là phải “PHÂN LOẠI KIẾN THỨC TRONG CHƯƠNG TRÌNH SGK SINH 7” ✓ Đặc điểm đời sống, tập tính của động vật ✓ Đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống ✓ Đặc điểm cấu tạo trong, kĩ năng thực hành, quan sát, giải phẫu ✓ Sự tiến hoá về tổ chức cơ thể, sinh sản, sự phát triển của giới động vật ✓ Kiến thức về đa dạng sinh học, vai trò của động vật đối với đời sống => Giúp chúng ta thiết kế tổ chức dạy và học phù hợp Thông qua hoạt động nhóm sẽ đạt được nhiều kết quả giáo dục hữu ích phát huy được năng lực chuyên môn cá nhân cho học sinh như: - Giảm được khoảng cách kiến thức giữa các học sinh trong lớp. - Giải quyết được nhiều nội dung, vấn đề khó để học sinh chiếm lĩnh kiến thức. b) Yêu cầu cần đạt về phẩm chất thái độ đối với học sinh: - Bao gồm những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. + Giáo dục học sinh phẩm chất: tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của tự nhiên, để từ đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững. + Giúp cho học sinh biết trân trọng, giữ gìn và bảo vệ tự nhiên; có thái độ và hành vi tôn trọng các quy định chung về bảo vệ tự nhiên; hứng thú khi tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức vào bảo vệ thế giới tự nhiên của quê hương, đất nước. + Giáo dục cho học sinh biết yêu lao động, có ý chí vượt khó; có ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng. Gây hứng thú cho học sinh hoàn thành hoạt động học cũng như mục tiêu của giáo dục -5/15-
  4. “Tổ chức hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 theo định hướng phát huy năng lực học sinh” thực hiện kế hoạch tìm tòi, khám phá các hiện tượng đa dạng của thế giới tự nhiên, gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Trong chương trình giáo dục khoa học tự nhiên, thành tố tìm tòi khám phá được nhấn mạnh xuyên suốt từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông và được hiện thực hóa thông qua các mạch nội dung dạy học, các bài thực hành và hoạt động trải nghiệm từ đơn giản đến phức tạp. Những biểu hiện của nhóm các kỹ năng: Kĩ năng Biểu hiện 1. Đề xuất vấn đề; – Đề xuất vấn đề từ tri thức và kinh nghiệm đã có và Đặt câu hỏi cho vấn dùng ngôn ngữ của mình để mô tả vấn đề đã đề xuất. đề – Phân tích đơn giản vấn đề đã đề xuất, bước đầu phán đoán có thích hợp nghiên cứu không. – Nhận ra được nghiên cứu khoa học bắt đầu từ vấn đề. – Đặt ra các câu hỏi liên quan đến vấn đề. 2. Đưa ra phán đoán – Nêu được vai trò quan trọng của phán đoán và đề và xây dựng xuất giả thuyết trong nghiên cứu khoa học. giả thuyết – Đưa ra phán đoán và giả thuyết cho vấn đề nghiên cứu. 3. Lập kế hoạch thực – Bám sát mục tiêu và điều kiện nghiên cứu, thiết kế ý hiện tưởng nghiên cứu, lựa chọn phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn ) và lập kế hoạch thực hiện. 4. Thực hiện kế hoạch – Nêu được nghiên cứu khoa học cần có sự kiện và – Thu thập sự kiện và chứng cứ. chứng cứ: quan sát, – Lựa chọn được thông tin có liên quan đến vấn đề ghi chép, thu thập dữ trong nhiều nguồn thông tin. liệu, làm thí nghiệm. – Tiến hành các quan sát, so sánh, đo đếm, thí nghiệm. – Phân tích dữ liệu – Phân tích và xử lí sự kiện, số liệu đã thu được, có thể nhằm chứng minh nhận ra các sai sót và chênh lệch. hay bác bỏ giả thuyết. – Nhận thức được giải thích khoa học cần dựa trên cơ – Rút ra kết luận về sở sự kiện kinh nghiệm, vận dụng tri thức khoa học và vấn đề thực tiễn và suy đoán khoa học. đánh giá. – Thiết lập mối liên hệ giữa sự kiện và tri thức khoa học, có thể biết được hiện tượng không thống nhất với kết quả dự đoán; thử đưa ra giải thích hợp lí. – Đánh giá độ tin cậy của số liệu, biết được sai lệch -7/15-
  5. “Tổ chức hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 theo định hướng phát huy năng lực học sinh” phương pháp nào đi chăng nữa thì yếu tố phù hợp với đối tượng học sinh vẫn là tiêu trí số một. 5. Chia làm mấy nhóm, mỗi nhóm gồm những thành viên nào? Nhóm học tập rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho nhau, được hỗ trợ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiện bản thân trong quá trình học tập. Tuỳ theo mục tiêu kiến thức, tư liệu giảng dạy của từng bài, từng nội dung có thể lựa chọn cách thức tổ chức hoạt động từng loại nhóm cho phù hợp. a, Nhóm nhỏ: từ 2-3 học sinh/nhóm thường 2 học sinh cùng bàn - Nhóm này phù hợp với nội dung kiến thức: + Kiến thức về đời sống, tập tính của các loài động vật (học sinh đọc thông tin SGK tìm đặc điểm về môi trường sống, thức ăn, thời gian kiếm ăn, những tập tính điển hình, đặc điểm sinh sản, ) + Kiến thức về đa dạng sinh học, vai trò của động vật đối với đời sống b, Nhóm trung bình: từ 3-4 học sinh/nhóm thường là 2 bàn liền kề - Nhóm này phù hợp với nội dung kiến thức: + Đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống + Sự tiến hoá về tổ chức cơ thể, sinh sản, sự phát triển của giới động vật c, Nhóm lớn: từ 5-8 học sinh/nhóm thường mỗi nhóm là một tổ - Phù hợp với nội dung kiến thức: Kĩ năng thực hành giải phẫu, quan sát, (dạng bài thực hành, bài tập lớn khó cần nhiều người giải quyết). Chú ý: Đối với nhóm trung bình và nhóm lớn cần phải có định hướng phân chia nhân lực cho đồng đều để đảo bảo tính tương xứng và cạnh tranh cao giữa các nhóm. Mỗi nhóm nhất thiết phải bầu ra được bạn trưởng nhóm(HS học khỏ-giỏi, có uy tín), bạn thư ký (HS viết chữ rõ ràng nhanh nhẹn) biết khoản xuyến công việc và có năng lực điều hành hoạt động nhóm. Trong thời gian đầu, GV hướng dẫn cụ thể cho các nhóm hoạt động (tập huấn cho nhóm trưởng và thư ký). Có nhận xét, điều chỉnh bổ sung cách làm của từng nhóm và rút kinh nghiệm chung. Chú ý động viên khích lệ kịp thời. * Khi chia nhóm, giáo viên cần tránh: - Số lượng nhóm quá lớn làm cản trở sự trao đổi và điều khiển của nhóm trưởng cũng như các thành viên trong nhóm, dẫn đến một số em bị bỏ rơi khi thảo luận hoặc không có cơ hội trình bày ý kiến của mình khi thảo luận. - Hình thức hóa nhóm tức là lựa chọn học nhóm không phù hợp với phương pháp, kỹ thuật mà giáo viên đưa ra, chẳng hạn như thuyết trình, trình chiếu, vấn đáp, không có thảo luận trong nhóm học sinh. -9/15-