Báo cáo biện pháp Nâng cao hiệu quả Dạy - Học kiểu bài tập làm văn nghị luận lớp 7

Một thực tế chúng ta nhận thấy hiện nay ở các trường THCS là việc dạy - học kiểu bài tập làm văn nghị luận ở lơp 7 còn nhiều hạn chế. Ngay ở trường THCS tôi đang công tác, hiệu quả của các giờ dạy tập làm văn nghị luận cũng còn nhiều điều phải xem xét. Thực trạng đó được thể hiện cụ thể như sau:

- Về phía giáo viên: nhiều giáo viên chưa giúp học sinh hiểu được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận, chưa giúp học sinh biết cách tìm hiểu đề, tìm ý và viết được các đoạn văn nghị luận.

- Về phía học sinh: 

+ Còn nhiều học sinh chưa hiểu và nhớ được đặc điểm của văn nghị luận. Vì vậy, học sinh không nhận biết được văn bản nghị luận, không nhận biết được luận điểm, luận cứ và cách lập luận.

+ Còn có học sinh không biết cách tìm hiểu đề, khi làm bài thì bị lạc đề.

+ Nhiều học sinh không biết cách tìm ý, sắp xếp ý, xây dựng đoạn văn nghị luận. Trong bài làm, ý bị thiếu, bị sắp xếp lộn xộn, lập luận thiếu chặt chẽ, diễn đạt lủng củng, tối nghĩa.

Có thực trạng trên là do các nguyên nhân sau:

- Trước hết, tôi nhận thấy, nghị luận là một kiểu bài khó. 

- Nguyên nhân thứ hai, đó là nhiều giáo viên chưa trang bị cho mình một vốn kiến thức và phương pháp để dạy kiểu bài cho nên không giúp học sinh tạo lập tốt được kiểu văn bản này. Trong thực tế để dạy một tiết văn bản hay là khó song để dạy một tiết Tập làm văn hay càng không dễ chút nào. Có đồng chí giáo viên tuy đã hiểu vấn đề nhưng do không biết sử dụng phương pháp phù hợp nên cũng không mạng lại hiệu quả dạy học như mong muốn.

- Một nguyên nhân nữa khiến việc dạy học kiểu bài tập làm văn Nghị luận chưa đạt kết quả cao còn là do giáo viên chưa chú ý rèn kỹ năng cho học sinh. Chính vì vậy, học sinh thiếu đi các kỹ năng cần thiết khi tạo lập một văn bản.

- Nguyên nhân thứ tư đó là còn nhiều học sinh lười học, mải chơi. Chính vì thế nên kết quả học tập không cao.

docx 16 trang Đình Bảo 22/08/2023 3220
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Nâng cao hiệu quả Dạy - Học kiểu bài tập làm văn nghị luận lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_kieu_bai_tap_lam.docx

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Nâng cao hiệu quả Dạy - Học kiểu bài tập làm văn nghị luận lớp 7

  1. A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài. Ngữ văn là một trong ba môn học (Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ) có số giờ học cao nhất ở nhà trường Phổ thông. Nó vừa là môn học về khoa học xã hội nhân văn (cung cấp cho học sinh những kiến thức về Tiếng Việt, Văn học và Làm văn, đồng thời hình thành ở học sinh những năng lực sử dụng Tiếng Việt, năng lực tiếp nhận các tác phẩm văn học ), vừa là môn học công cụ (trang bị cho học sinh công cụ để học tập, sinh hoạt và nhận thức xã hội ). Nhiệm vụ của môn Ngữ văn là hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực: nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt. Những năng lực này ở học sinh được hình thành và phát triển theo 3 bậc học: Tiểu học, THCS và THPT. Ở bậc học THSC, môn Ngữ văn bao gồm 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Mỗi phân môn có một nhiệm vụ chức năng riêng và cùng hướng tới thực hiện nhiệm vụ chung của môn Ngữ văn. Đối với phân môn Tập làm văn nhiệm vụ cơ bản bước đầu cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm và kĩ năng tạo lập các loại văn bản. Để thực hiện được cả hai hoạt động này, quá trình dạy học cần tích hợp tri thức và kĩ năng của cả ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Làm văn. Đồng thời còn cần huy động kiến thức của nhiều môn học khác nữa. Phân môn Làm văn cấp THCS có bản chất là dạy học sinh nói, viết một văn bản hoàn chỉnh. Tức là dùng hoạt động nói, viết để tạo ra văn bản. Hoạt động này giữ vai trò là trung tâm, là trục chính của môn Ngữ văn. Chương trình Tập làm văn cấp THCS nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về đặc điểm và cách tạo lập các kiểu văn bản: Tự sự; miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và một số văn bản hành chính thông dụng. Nắm chắc kiến thức cơ bản về đặc điểm và có kĩ năng xây dựng các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh là cả một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực của học sinh. Nhưng tạo lập một văn bản nghị luận còn khó khăn hơn đối với học sinh.Văn bản nghị luận sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị luận. Nghị luận là việc tác giả nêu ra một quan điểm nào đó rồi nêu ra những sự thực và vận dụng những phương thức tư duy lôgic như khái niệm, phán đoán, suy lí để bình luận nhằm đạt được mục đích khiến người ta tin theo. Tập làm văn là một trong ba phân môn của bộ môn Ngữ văn. Mục tiêu của phân môn này không chỉ là cung cấp cho học sinh kiến thức về các kiểu văn bản, các phương thức biểu đạt, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em mà còn có nhiệm vụ rèn các kĩ năng cho học trò. Trong sáu kiểu văn bản học sinh được học ở trường THCS, kiểu bài nghị luận là kiểu bài học sinh được học nhiều nhất 1/15
  2. nhưng một thực tế lại cho chúng ta thấy rằng học sinh của chúng ta rất ngại học văn, ngại viết văn, nhất là văn nghị luận. Các em thường kêu khó. Những bài làm của các em - cho dù là học sinh lớp 9, cũng có rất ít bài có tính thuyết phục. Với riêng học sinh lớp 7 thì tình hình lại càng tồi tệ hơn nữa. Có nhiều em chẳng hiểu văn nghị luận là gì. Thực tế đó đòi hỏi những người cầm phấn như chúng ta cần phải suy nghĩ. Là một giáo viên đứng lớp được 23 năm, lại làm quản lý về chuyên môn, tôi được đi dự giờ của nhiều đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường. Trước thực tiễn việc dạy và học phần tập làm văn lớp 7 ở trường THCS, tôi nhận thấy: a. Tình trạng khi chưa thực hiện. Một thực tế chúng ta nhận thấy hiện nay ở các trường THCS là việc dạy - học kiểu bài tập làm văn nghị luận ở lơp 7 còn nhiều hạn chế. Ngay ở trường THCS tôi đang công tác, hiệu quả của các giờ dạy tập làm văn nghị luận cũng còn nhiều điều phải xem xét. Thực trạng đó được thể hiện cụ thể như sau: - Về phía giáo viên: nhiều giáo viên chưa giúp học sinh hiểu được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận, chưa giúp học sinh biết cách tìm hiểu đề, tìm ý và viết được các đoạn văn nghị luận. - Về phía học sinh: + Còn nhiều học sinh chưa hiểu và nhớ được đặc điểm của văn nghị luận. Vì vậy, học sinh không nhận biết được văn bản nghị luận, không nhận biết được luận điểm, luận cứ và cách lập luận. + Còn có học sinh không biết cách tìm hiểu đề, khi làm bài thì bị lạc đề. + Nhiều học sinh không biết cách tìm ý, sắp xếp ý, xây dựng đoạn văn nghị luận. Trong bài làm, ý bị thiếu, bị sắp xếp lộn xộn, lập luận thiếu chặt chẽ, diễn đạt lủng củng, tối nghĩa. Có thực trạng trên là do các nguyên nhân sau: - Trước hết, tôi nhận thấy, nghị luận là một kiểu bài khó. - Nguyên nhân thứ hai, đó là nhiều giáo viên chưa trang bị cho mình một vốn kiến thức và phương pháp để dạy kiểu bài cho nên không giúp học sinh tạo lập tốt được kiểu văn bản này. Trong thực tế để dạy một tiết văn bản hay là khó song để dạy một tiết Tập làm văn hay càng không dễ chút nào. Có đồng chí giáo viên tuy đã hiểu vấn đề nhưng do không biết sử dụng phương pháp phù hợp nên cũng không mạng lại hiệu quả dạy học như mong muốn. - Một nguyên nhân nữa khiến việc dạy học kiểu bài tập làm văn Nghị luận chưa đạt kết quả cao còn là do giáo viên chưa chú ý rèn kỹ năng cho học sinh. Chính vì vậy, học sinh thiếu đi các kỹ năng cần thiết khi tạo lập một văn bản. - Nguyên nhân thứ tư đó là còn nhiều học sinh lười học, mải chơi. Chính vì thế nên kết quả học tập không cao. b. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. Với đề bài: Giải thích câu nói của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”. 3/15
  3. - Luận điểm: Là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết về vấn đề nghị luận. + Về vai trò, tính chất, Luận điểm có quan hệ chặt chẽ với vấn đề nghị luận. Luận điểm phải đúng và đủ để làm sáng rõ vấn đề nghị luận. Luận điểm là ý chính trong bài văn nghị luận. Nói một cách hình ảnh thì nó là xương sống, là linh hồn của bài văn nghị luận. Bài văn nghị luận thưòng có nhiều luận điểm. Có luận điểm chính và luận điểm phụ. Luận điểm chính là luận điểm thể hiện một cách bao quát nhất, trực tiếp nhất quan điểm của người viết về vấn đề nghị luận. Luận điểm phụ là luận điểm triển khai luận điểm chính hoặc là luận điểm xuất phát làm cơ sở cho luận điểm chính. + Về hình thức: luận điểm thường được diễn đạt rõ ràng cụ thể, trình bày trong một câu (là câu khẳng định hoặc câu phủ định), có cấu tạo ngữ pháp đầy đủ. Tuy nhiên, cũng có truờng hợp luận điểm được trình bày ở nhiều câu. + Về vị trí, luận điểm thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. - Luận cứ: Là lý lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Lí lẽ là những đạo lí, lẽ phải đã được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự việc, số liệu, bằng chứng để xác nhận cho luận điểm. Lý lẽ và dẫn chứng phải đúng đắn, phù hợp với luận điểm, ngoài ra dẫn chứng còn cần phải tiêu biểu, toàn diện mới tạo nên sức thuyết phục cho luận điểm. - Lập luận: Là cách nêu luận điểm và vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lí, quy nạp, diễn dịch, phân tích, so sánh, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lí, không thể bác bỏ. Có thể nói lập luận có mặt ở khắp bài văn nghị luận. Có lập luận mới đưa ra được kết luận của nó. Để lập luận có tính chặt chẽ, thì từ việc lựa chọn luận cứ cho tới việc sắp xếp luận cứ và trình bày luận cứ (Diễn đạt ý thành lời) đều phải tập trung hướng vào luận điểm và vấn đề nghị luận. Ví dụ, trong văn bản “Chống nạn thất học”, để đi đến luận điểm một Cần phải chống nạn thất học tác giả chọn các luận cứ sau: - Khi xưa, Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân, chúng mở nhà tù nhiều hơn trường học, 95% dân số nước ta mù chữ. - Nay, ta giành được độc lập rồi, phải xây dựng đất nước. - Muốn xây dựng đât nước phải có kiến thức. Các luận cứ này được sắp xếp theo trình tự suy luận theo thời gian (xưa- nay) và theo phép suy luận nhân - quả. Trong mỗi luận cứ đều thể hiện sự lập luận: Khi xưa, Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân, chúng mở nhà tù nhiều hơn trường học (nhân) -> 95% dân số nước ta mù chữ.(quả). Luận cứ hai cũng được lập luận theo quan hệ ấy. Từ hai luận cứ, tác giả đưa ra kết luận (luận điểm): Vì vậy, một trong những công việc cấp tốc lúc này là phải nâng cao dân trí. Mọi người Việt Nam phải biết quyền lợi của mình, bổn phận 5/15
  4. một câu danh ngôn), sau đó chỉ ra nguyện nhân, ý nghĩa, liên hệ các tư tưởng trái ngược, những câu nói tưong đồng về ý nghĩa và rút ra bài học cho bản thân. Sau khi có luận điểm rồi thì tìm luận cứ. Đây cũng là công việc rất quan trọng, vì nếu không có luận cứ thì luận điểm cũng không có sức thuyết phục. Luận cứ phải phù hợp với luận điểm, phải đúng đắn, nếu là dẫn chứng thì phải tiêu biểu, toàn diện. Về cách lập dàn bài, viết bài thì sách giáo khoa và sách giáo viên đã trình bày rất rõ ràng vì thế tôi xin không được trình bày ở đây. Nói tóm lại, hiểu rõ đặc điểm của văn nghị luận, nắm chắc đặc điểm của đề văn và cách làm bài văn là yêu cầu cần thiết đối với giáo viên dạy Ngữ văn. Do vậy, nếu chúng ta còn chưa rõ ở nội dung nào thì cần tự học hỏi để nắm chắc vấn đề, có như vậy chúng ta mới có thể chủ động về kiến thức, mới có thể định hướng cho học sinh khi các em không biết là hoặc làm chưa đúng. 1.2. Dự kiến phương pháp dạy học để giúp học sinh hiểu được nội dung kiến thức về kiểu bài. Khi giáo viên đã làm chủ kiến thức thì việc tiếp theo sẽ là dự kiến được phương pháp dạy học. Nếu biết sử dụng phương pháp dạy học phù hợp thì mang lại hiệu quả. Trong dạy - học tập làm văn, chúng ta có các phương pháp quy nạp, phân tích mẫu, diễn dịch, so sánh, thực hành Tuy nhiên sử dụng phương pháp nào trong giờ dạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhât là kiểu bài và đối tượng học sinh. Với các bài dạy hình thành lý thuyết chúng ta thường sử dụng phương pháp quy nạp, phương pháp phân tích mẫu, phương pháp so sánh. Với các bài luyện tập thưòng sử dụng phương pháp thực hành. Phương pháp quy nạp và Phương pháp phân tích mẫu luôn kết hợp với nhau trong một tiết dạy lý thuyết kiểu bài tập làm văn. Phương pháp so sánh có thể dùng khi dạy các kiến thức lý thuyết cũng có thể là dạy thực hành. Ví dụ so sánh khi tìm luận điểm, khi tìm hiểu đề. Chẳng hạn, khi dạy bài “Đặc điểm của văn nghị luận”, có thể cho học sinh so sánh vị trí của luận điểm chính trong văn bản “Chống nạn thất học” và văn bản “Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội” để rút ra kết luận là: Luận điểm chính có thể đứng ở đầu bài văn với tư cách là luận điểm xuất phát hoặc đứng ở cuối văn bản với tư cách là luận điểm kết luận. Khi tìm hiểu đề văn nghị luận có thể cho học sinh so sánh hai hoặc ba đề bài để tìm ra điểm giống và điểm khác của mỗi đề từ đó rút ra kết luận. Để làm được điều này, giáo viên cần hiểu rõ đối tượng học sinh của mình, đọc kỹ mục tiêu cần đạt trong chuẩn kiến thức, kỹ năng từ đó biết được trong bài dạy cần giúp học sinh hiểu và nhớ được kiến thức nào, rèn được kỹ năng nào, 7/15