Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm soạn bài giảng điện tử

Công nghệ thông tin đã và đang đóng vai trò quan trọng số một trong quá trình dạy và học. Công nghệ thông tin không những hỗ trợ công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập mà còn tạo ra nhiều phương pháp tiếp cận kiến thức với con đường ngắn nhất và đạt kết quả cao nhất, đảm bảo đáp ứng nhu cầu người dạy, người học cũng như đáp ứng được mục tiêu chương trình dạy và học (sách giáo khoa). Với sự hỗ trợ của máy tính, mạng Internet, các phần mềm ứng dụng, giáo viên, học sinh có điều kiện tiếp xúc với các bài giảng sinh động hơn¸ thực tế hơn như: thí nghiệm mô phong, hình ảnh động, các video trực quan,…

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã cải thiện đáng kể việc đánh giá quá trình dạy và học: phân tích khái niệm, sự vật, hiện tượng,… được phản hồi nhanh chóng hơn, tiến trình bài dạy, kiến thức bài dạy đối với từng đối tượng học sinh được cập nhật kịp thời. Những thông tin phản hồi tích cực được thiết kế cho các phản ứng riêng của học sinh, từ đó đưa ra các đánh giá chính xác về cách tiếp cận và vận dụng tri thức mới. Tác động của Công nghệ thông tin đối với quá trình dạy và học còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và trong từng điều kiện cụ thể, hiệu quả của nó đối với giáo viên và học sinh còn phụ thuộc vào việc nó được ứng dụng như thế nào đối với các chương trình giảng dạy, hướng dẫn và đánh giá.

doc 23 trang thuhoaiz7 20/12/2022 2861
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm soạn bài giảng điện tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_soan_bai_giang_dien_tu.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm soạn bài giảng điện tử

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Lĩnh vực: Công nghệ thông tin Cấp học: THCS NĂM HỌC 2015-2016
  2. Một số kinh nghiệm soạn bài giảng điện tử một chủ thể giờ dạy - đã “bị bỏ rơi” giáo viên là người sốt sắng và nỗ lực đi tìm chiếc chìa khóa mở cửa cái kho đựng kiến thức là cái đầu của học sinh, và ông ta đem bất kỳ một điều tốt đẹp của khoa học để chất đầy cái kho này theo phạm vi và khả năng của mình. Còn người học sinh là kẻ thụ động, ngoan ngoãn, cố gắng và thiếu tính độc lập. Ngoan ngoãn, bị động, nhớ nhiều điều thầy truyền đạt. Để chiếm được vị trí số một trong lớp học sinh phải có không phải một tính ham hiểu biết khôn cùng của một trí tuệ sắc bén mà phải có một trí nhớ tốt, phải thật cố gắng để đạt được điểm số cao trong tất cả các môn học. Ngoài ra, phải chăm lo cho quan điểm của chính mình phù hợp với quan điểm của thầy cô nữa. Trong phương pháp dạy học truyền thống khoa sư phạm chú ý đến người giáo viên và ít quan tâm tới học sinh. Học sinh như “cái lọ” mà người thầy phải nhét đầy “lọ” như thế nào? Tính thụ động của học sinh bộc lộ rất rõ ràng. Học sinh chỉ phải nhớ những gì người ta đã cung cấp cho mình ở trạng thái hoàn thành. Trong phương pháp dạy học cũ, nguyên tắc thụ động biểu lộ ở hình ảnh người giáo viên đứng riêng biệt trên bục cao trong lớp và cung cấp “cái mẫu”, còn phía dưới là hình ảnh các học sinh ngồi thành hàng trên ghế, cùng làm một công việc giống nhau là sao lại cái mẫu mà thầy giáo cung cấp cho họ. Nếu quan niệm nghệ thuật dạy học và nghệ thuật thức tỉnh trong tâm hồn các em thanh thiếu niên ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực, mà tính ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có được trong đầu óc sảng khoái. Nếu nhồi nhét kiến thức một cách cững bức thì hiệu quả giáo dục khó có thể mong muốn, bởi để “tiêu hóa” được những kiến thức thì phải “thưởng thức chúng” một cách ngon lành. Để học sinh chủ động, tích cực, sang tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Tóm lại, sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy, tức là các bài học thiết kế, biên soạn và lưu trữ trên máy tính, sau đó nhờ thiết bị máy chiếu kết nối với máy tính để trình chiếu nội dung của bài học ra một màn hình lớn để trình chiếu cho học sinh xem. Với phương pháp dạy học này, thay vì phấn trắng, bảng đen, giáo viên chỉ cần click chuột thì nội dung bài giảng đã xuất hiện. việc sử dụng giáo án điện tử sẽ giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian trong việc ghi bảng, hạn chế sự ảnh hưởng của bụi phấn đến sức khỏe của giáo viên và học sinh. Hơn thế nữa, giáo án điện tử có thể dễ dàng trình chiếu các hình ảnh trực quan sinh động bổ trợ cho bài giảng, giới thiệu các tài liệu tham khảo đi kèm; giúp các thầy cô sẽ có thời gian để tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận, phát huy tính tích cực, say sưa và hứng thú trong học tập. Qua đó, giáo viên không chỉ mang đến cho học 2/22
  3. Một số kinh nghiệm soạn bài giảng điện tử PHÂN II. PHẦN NỘI DUNG 1.SỬ DỤNG CÁC PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU VÀ MỘT SỐ PHẦN MỀM CHUYÊN DỤNG CHO MÔN HỌC. Trước khi tìm hiểu một số phần mềm trình chiếu và chuyên dụng cho môn học ta tìm hiểu thêm quy trình để thiết kế một bài giảng điện tử trên máy tính. a. Quy trình thiết kế một bài giảng điện tử trên máy: Bước 1: Lựa chọn nội dung: Xác định bài giảng hay phần bài giảng nào thích hợp cho việc soạn giáo án điện tử tùy thuộc đặc trưng của mỗi môn học. Gọi tên một vài loại bài thích hợp với giáo án điện tử cho tất cả các môn học là một điều khó. Tuy nhiên, theo tôi, có ba điểm cơ bản để quyết định là nên soạn bài bằng giáo án điện tử hay không. Một là mong muốn của giáo viên tổ chức hoạt động học tập tích cực bằng cách liên kết hình ảnh với lời nói một cách tự nhiên, bằng cách vận dụng hình ảnh và ngôn từ cô đọng trên các slide Power Point để khơi gợi/kích thích sự liên tưởng và tưởng tượng của học sinh. (Sự liên tưởng và tưởng tượng có thể tạo ra nhiều cách thức suy nghĩ và nhiều dạng hoạt động học tập). Hai là nội dung chủ yếu của bài dạy đòi hỏi phải mở rộng và chứa đựng một số ý tưởng có thể khai thác thành các tình huống có vấn đề. Ba là nguồn tư liệu hình ảnh phong phú liên quan đến nội dung bài dạy sẵn có (có thể truy cập từ Internet hay các nguồn tài nguyên khác như băng đĩa ghi âm, ghi hình, phim ảnh và điều quan trọng hơn là ý tưởng sẵn có trong kinh nghiệm của người biên soạn). Sau khi đã xác định được ba điều trên thì tùy vào từng loại bài soạn của mình mà giáo viên cần chọn lựa được những nội dung thích hợp để đưa vào bài dạy Bước 2: Lập dàn ý Đây là giai đoạn quan trọng nhất. Ở giai đoạn này, có ba nội dung chủ yếu mà người soạn nhất thiết phải hình dung ra rõ ràng trên nháp. Thứ nhất là phần kiến thức cốt lõi sẽ được trình bày một cách ngắn gọn và cô đọng. Hai là các câu hỏi, hoạt động học tập và bài tập học sinh cần thực hiện. Thứ ba là hình ảnh (tĩnh và động), âm thanh, sơ đồ, bảng biểu sẽ sử dụng để minh họa kiến thức hay để giúp học sinh thực hiện hoạt động học tập. Thoạt đầu, giáo viên miêu tả các thành phần kiến thức. Ở mỗi phần kiến thức nếu nảy ra câu hỏi, hình thức và nội dung hoạt động nào giáo viên có thể ghi chèn vào. Việc hoạch định các hoạt động học tập và bài tập có thể làm sau khi đã miêu tả các phần kiến thức cốt lõi hoặc làm 4/22
  4. Một số kinh nghiệm soạn bài giảng điện tử - Soạn một Slide nội dung thật hoàn chỉnh về mọi mặt: các Place holder, Textbox, các Animation tùy ý (hiệu ứng), các Font chữ và cỡ chữ, màu nền, màu Sau đó copy toàn bộ Slide này cho các trang sau, chỉ cần thay đổi phần Text nội dung, tất cả các tùy ý chọn sẽ được giữ nguyên, không cần chọn lại. - Cài đặt các đường dẫn đặc biệt cho các câu hỏi để có thể linh hoạt khi đặt câu hỏi hoặc trình bày minh hoạ cho bài giảng. Lúc cần, chúng ta có thể tự quyết định trình bày hay không trình bày, đặt câu hỏi hay không đặt câu hỏi, tùy từng đối tượng học sinh, không cần phải phô diễn hết trên bài giảng. - Đặt các hình ảnh, âm thanh trên các chương trình song song, không cần cắt chèn vào bài giảng, khi mở bài giảng ta có thể mở đồng thời các chương trình này. Thao tác chèn thường mất nhiều thời gian và gây nhiều biến động cho bài giảng khi chép đi chép lại. Lưu file giáo án dưới dạng Slide Show để tránh mất thời gian khi phải mở từ đầu và chọn Slide Show cho từng bài giảng. Để áp dụng được vào việc soạn giảng bằng giáo án điện tử thì đòi hỏi phải có đèn chiếu Projecter, máy vi tính, đó là chưa kể nếu áp dụng đồng loạt thì mỗi lớp học cũng đều phải được trang bị; Mặt khác, để thực hiện hiệu quả việc giảng dạy bằng giáo án điện tử đòi hỏi các GV phải có kiến thức sâu hơn về tin học, ứng dụng tốt hơn các phần mềm, song tin học lại quá mới đối với một bộ phận lớn GV. 6/22
  5. Một số kinh nghiệm soạn bài giảng điện tử - Sau khi cài đặt file SwiffPointPlayer thì khi nháy chuột vào Menu Insert ta sẽ thấy có thêm chức năng Flash Movie (chèn thêm các file Flash). - Để chèn file Flash vào Power Point ta thực hiện lệnh: Insert/ Flash Movie và tìm đến nguồn file có đuôi swf. * Phần mềm Violet: Là phần mềm đã được nhiều giáo viên sử dụng để tạo các bài giảng điện tử. Là phần mềm có nhiều tính năng vượt trội trong việc tạo các bài tập trắc nghiệm và vẽ đồ thị với các code mở. Việc sử dụng phần mềm Violet rất đơn giản vì các giao diện của Violet đều bằng Tiếng Việt. Vì không ngừng cập nhật theo từng ngày nên phần mềm Violet cung cấp rất nhiều công cụ hỗ trợ các bài giảng. Ví dụ như các trò chơi: + Tìm cặp bằng nhau: Trò chơi này GV sẽ thiết kế các đáp án tương đồng nhau để học sinh tìm các cặp nối với nhau. 8/22
  6. Một số kinh nghiệm soạn bài giảng điện tử + Bài tập trắc nghiệm: GV có thể tạo ra các bài tập trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức học tập của học sinh + Sơ đồ tư duy: Với các chức năng mới cập nhật, Violet có thể giúp chúng ta làm các sơ đồ tư duy để củng cố nội dung bài học, khắc sâu kiến thức học tập cho học sinh. 10/22
  7. Một số kinh nghiệm soạn bài giảng điện tử trên, file PPT đặt tại đường dẫn: D:\Baigiang\baigiang, còn Violet đóng gói ra thư mục D:\Baigiang\Package-tracnghiem thì ta sẽ đặt ở trong Base là: Package- tracnghiem - Movie: là tên đầy đủ (gồm cả đường dẫn) của file Player.swf được Violet sinh ra trong gói sản phẩm, chính là bằng thuộc tính Base cộng thêm: \Player.swf. Với ví dụ trên trong phần Movie ta sẽ đặt là: Package- tracnghiem\ Player.swf. (Trong quá trình nhập đường dẫn ta nên sử dụng thao tác Copy và Paste để đản bảo tính chính xác, tránh việc nhập dường dẫn sai dẫn đến việc kông thực hiện được. Khi đã hoàn tất, chạy trang PowerPoint đó để kiểm tra xem kết quả và Save lại. Sau khi đóng gói, ta có thể sửa lại trang Violet đã được nhúng vào trong PPT ở file Violet và PPT sẽ tự động cập nhật lại nội dung chúng ta vừa sửa chữa. Lưu ý: - Ta có thể nhập nhiều bài tập Violet vào nhiều trang khác nhau của Power Point bằng cách đóng gói các bài tập đó ra nhiều thư mục khác nhau. Để cho dễ quản lý ta nên đặt các thư mục đóng gói này nằm trong thư mục chứa file PPT. - Nếu không đặt các thư mục đóng gói của Violet vào trong thư mục chứa PPT thì khi nhúng ta phải dùng đường dẫn tuyệt đối. Tuy nhiên, ta không nên làm cách này vì khi copy bài giảng đó sang máy khác chúng ta sẽ không thể sửa nội dung được, hơn nữa việc quản lý sẽ rất khó khăn. * Phần mềm Adobe Presenter: Adobe Prersenter là một phần mềm mã nguồn mở, được tích hợp trên phần Micosoft Power Point. Dựa vào phần mềm này chúng ta có thể soạn được nhiều bài giảng sinh động có khả năng giúp cho học sinh có thể tự học cao. Phần mềm Adobe Presenter hỗ trợ chèn các tệp Multi Media một cách nhanh chóng và tiện lợi. Trong những năm trở lại đây việc sử dụng phần mềm này được sử dụng phổ biến rộng rãi và rất nhiều giáo viên đã sử dụng phần mềm này soạn giảng được những bài giảng phong phú, sáng tạo và bổ ích. Do vậy, ở trong phần này tôi chỉ đề cập đến một số kinh nghiệm khi sử dụng phần mềm Adobe Presenter mà thôi. - Xem lại bài giảng và công bố trên mạng. Xem lại bài giảng hoặc công bố lên mạng bằng chức năng Bản thân Presenter đã được tích hợp vào hệ thống phần mềm họp và học ảo Adobe Connect, với phần mềm Captivate mã nguồn mở, các tệp Flash video (FLV). Nghĩa là nếu chúng ta có một tên miền trong Adobe Connect, chẳng hạn như địa chỉ: do Cục CNTT cung cấp hoặc bạn 12/22