Báo cáo biện pháp Kinh nghiệm trong việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo hướng đổi mới

Trong hệ thống tổ chức của các trường THCS, đơn vị cơ bản được thành lập để tổ chức giảng dạy và giáo dục học sinh là lớp học. Để quản lí lớp học, nhà trường cử ra một trong những giáo viên đang giảng dạy làm chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm (GVCN)được hiệu trưởnglựa chọn từ những giáo viên có kinh nghiệmgiáo dục, có uy tín với học sinh, được Hội đồng giáo dục nhà trường nhất trí phân công chủ nhiệm lớp học để thực hiện mục tiêu giáo dục. Như vậy khi nói đến GVCN là đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng của người làm công tác chủ nhiệm lớp, còn nói đến công tác chủ nhiệm lớp là đề cập đến những nhiệm vụ, nội dung công việc mà người GVCN phải làm, cần làm và nên làm.

Đối với giáo dục học sinh THCS, người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng.Ngoài việc trực tiếp giảng dạy ở lớp chủ nhiệm, GVCN trước hết phải là nhà giáo dục, là người tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các em. Giáo viên chủ nhiệm lớp bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm chất đạo đức, nhân cách của học sinh. Mặt khác, GVCN còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục,... Có thể nói vai trò xã hội của người giáo viên chủ nhiệm trở nên lớn hơn nhiều so với chức năng của người giảng dạy bộ môn.

docx 41 trang thuhoaiz7 20/12/2022 6262
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Kinh nghiệm trong việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo hướng đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_kinh_nghiem_trong_viec_to_chuc_gio_sinh_ho.docx
  • pdfKinh nghiệm trong việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo hướng đổi mới.pdf

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Kinh nghiệm trong việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo hướng đổi mới

  1. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Trong hệ thống tổ chức của các trường THCS, đơn vị cơ bản được thành lập để tổ chức giảng dạy và giáo dục học sinh là lớp học. Để quản lí lớp học, nhà trường cử ra một trong những giáo viên đang giảng dạy làm chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) được hiệu trưởng lựa chọn từ những giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín với học sinh, được Hội đồng giáo dục nhà trường nhất trí phân công chủ nhiệm lớp học để thực hiện mục tiêu giáo dục. Như vậy khi nói đến GVCN là đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng của người làm công tác chủ nhiệm lớp, còn nói đến công tác chủ nhiệm lớp là đề cập đến những nhiệm vụ, nội dung công việc mà người GVCN phải làm, cần làm và nên làm. Đối với giáo dục học sinh THCS, người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng. Ngoài việc trực tiếp giảng dạy ở lớp chủ nhiệm, GVCN trước hết phải là nhà giáo dục, là người tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các em. Giáo viên chủ nhiệm lớp bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm chất đạo đức, nhân cách của học sinh. Mặt khác, GVCN còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục, Có thể nói vai trò xã hội của người giáo viên chủ nhiệm trở nên lớn hơn nhiều so với chức năng của người giảng dạy bộ môn. Công tác chủ nhiệm nói chung hay cụ thể hơn là các giờ sinh hoạt lớp nói riêng đóng một phần quan trọng trong quá trình giáo dục các em. Để có các giờ sinh hoạt lớp hiệu quả thì người giáo viên chủ nhiệm cần linh động, sáng tạo và chọn lọc những giải pháp, biện pháp sao cho đạt mục đích yêu cầu giáo dục. Ngoài ra giáo viên cũng phải giải thích cho học sinh hiểu tầm quan trọng của giờ sinh hoạt lớp. Từ đó giúp các em có cái nhìn đúng đắn và ý nghĩa hơn của giờ sinh hoạt lớp. 1
  2. - Sử dụng phương pháp điều tra lấy ý kiến - Phương pháp quan sát sư phạm B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận Về phía nhà trường, chính lãnh đạo ngành giáo dục cũng phải thừa nhận một điều, giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay gần như còn một khoảng trống. Nhà trường chủ yếu trao đổi về tri thức mà ít chú ý đến việc dạy học sinh làm người. Nhiều giáo viên lên lớp chỉ lo truyền giảng kiến thức chuyên môn, không có thì giờ để uốn nắn chỉnh sửa những sai trái của học sinh. Hơn nữa, các trường chỉ đưa ra các nội quy, lấy nội quy soi vào học sinh. Mỗi khi các em phạm lỗi, thầy cô thường dùng hình thức kiểm điểm, phê bình hoặc nặng hơn là phạt, chứ không chú ý hướng cho các em cách tiến đến cái đúng. Bước vào năm học mới, một vấn đề được lãnh đạo từ Bộ GD&ĐT, đến Sở và hiệu trưởng các trường đều nhấn mạnh là dành sự quan tâm đặc biệt đến giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh. Hơn nữa, khác với bậc tiểu học giáo viên chủ nhiệm có mặt hầu hết trong các buổi học của các em vì thế nhiều thời gian bên các em nhưng lên bậc THCS các em được tiếp xúc với nhiều thầy cô khác nhau, giáo viên chủ nhiệm chỉ có mặt vào giờ sinh hoạt mười lăm phút đầu các buổi học hoặc buổi sinh hoạt lớp cuối tuần. Chính vì thế tiết sinh hoạt chủ nhiệm tuy chiếm thời gian không nhiều nhưng bồi đắp cho học sinh những kỹ năng cần thiết để tham gia vào các hoạt động tập thể. Nâng cao được ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và mạnh dạn thì các em mới dễ dàng tham gia vào các hoạt động một cách có hiệu quả. Tình yêu quê hương đất nước, gia đình và bạn bè cũng từ đó được hình thành và phát triển. Quan trọng hơn các em có ý thức tôn trọng và ứng xử tốt với mọi người, kể cả các em nhỏ tuổi hơn mình. Biết sống hòa nhã sẵn sàng giúp đỡ người khác, tích cực tham gia vào các công việc chung, ý thức xây dựng môi trường sống thân thiện trong lớp học, gia 3
  3. trong những giờ lên lớp, trong những hoạt động tập thể khiến học sinh thấy hứng thú hơn. Sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường ngày càng trở nên chặt chẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, công tác chủ nhiệm lớp còn gặp không ít những khó khăn, thách thức. Trong thời đại khoa học công nghệ và kinh tế thị trường hiện nay, ngoài những tiện ích to lớn mà nó mang đến cho nhân loại thì kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng học sinh: xu hướng đua đòi chưng diện theo trang phục, mái tóc của các ca sĩ, diễn viên trong phim ảnh không lành mạnh và đặc biệt là game online. Chính những vấn đề này ảnh hưởng không ít đến việc học tập, việc hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh và gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều công nghệ kinh doanh chỉ chú ý đến lợi nhuận. Hầu hết các điểm truy cập Internet đều trang bị những trò chơi bạo lực thu hút học sinh. Vì thế, hiện tượng trốn tiết, giấu tiền học phí để chơi game là điều không tránh khỏi. Không những thế, hậu quả do những tác động của những trò chơi nguy hiểm này dẫn đến các hành vi bạo lực khôn lường. Mặt khác, nhiều gia đình do quá bận rộn với công việc nên thời gian dành cho việc giáo dục con cái không nhiều, gần như phó mặc cho nhà trường và xã hội, thậm chí cung cấp tiền bạc dư thừa không nghĩ đến hậu quả. Nhiều phụ huynh chỉ gặp gỡ trao đổi với GVCN trong 3 buổi họp phụ huynh trong một năm học. còn chủ yếu là trao đổi qua điện thoại trong những trường hợp cần thiết. Trẻ thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm của gia đình, dễ bị kẻ xấu lôi cuốn sa ngã. Một số em do được chiều chuộng và chăm sóc quá chu đáo nên nảy sinh tính ích kỉ, ương bướng, khó bảo. Hơn nữa, công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, thực tế hiện nay chưa có một khoá đào tạo chính thức nào cho GVCN. Chính vì vậy, không nhiều GVCN 5
  4. về trí tuệ lẫn về thể chất. Trường có một đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn và luôn tâm huyết với nghề. - Bản thân tôi đã qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, nhiều năm chủ nhiệm lớp nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm - Học sinh lớp 7H ngoan, chăm học có kết quả học lực và hạnh kiểm tương đối tốt: Học lực giỏi: 29 HS ; Học lực khá: 17 HS ; Học lực TB: 8 HS. Học lực yếu: 4HS ; Học lực kém: 1 HS Hạnh kiểm tốt: 53 HS; Hạnh kiểm khá: 6HS. Một số HS trong lớp đã có kinh nghiệm làm cán bộ lớp như lớp trưởng, Bí thư chi đoàn cán sự bộ môn, lớp phó Một số HS có bố mẹ là cán bộ, giáo viên, công chức, có điều kiện để học tập tốt . - Do địa bàn rộng, dân cư phân bố không tập trung nên gây khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong việc tiếp cận và thăm gia đình học sinh. Trường THCS Thái Thịnh trong những năm gần đây lãnh đạo trường đã quan tâm nhiều hơn đến công tác giáo dục đạo đức học sinh, công tác của GVCN lớp. Hằng năm Hiệu trưởng có sự chọn lựa phân công GVCN hợp lý ở các khối. Đầu năm học tổ chức hội nghị GVCN trao đổi một số chuyên đề như “ Bạo lực học đường “, “ giáo dục học sinh khuyết tật “ Tuy nhiên một số GVCN còn lúng túng trong việc tổ chức các tiết sinh hoạt lớp, chủ yếu thực hiện công việc theo dõi học sinh hằng tuần, nhắc nhở học sinh vi phạm nội quy, thậm chí có nhiều tiết sinh hoạt lớp GVCN dành luôn một tiết để la mắng học sinh, làm cho học sinh cảm thấy tiết sinh hoạt lớp nặng nề, áp lực. Ai cũng ngao ngán bởi những hành vi "kiểm điểm" của các thầy cô. Nào là tình hình lớp không ổn định, vi phạm nội quy, không học bài. Mặc dù thầy cô có ý tốt muốn nhắc nhở học sinh của mình, đó cũng là một cách quan tâm nhưng thầy cô cứ lặp đi lặp lại điều này trong hầu hết các buổi sinh hoạt khiến cho học sinh cảm thấy khá căng thẳng thậm chí giống như là tra tấn cực 7
  5. - Khen ngợi phải chân thật, gây được cảm xúc tích cực nơi người khen - Cần khen ngay hành vi tích cực mới khi nó vừa xuất hiện nhất là với những em hay mắc khuyết điểm, những em học yếu, nhút nhát . Khi phê bình HS cũng cần lưu ý là phê bình hành vi cụ thể chứ không khái quát hoá thành phẩm chất nhân cách. Khi phê bình không được chì chiết, nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm đã xảy ra từ lâu VI. Biện pháp tổ chức giờ sinh hoạt lớp có hiệu quả 1. Mục tiêu của biện pháp Sinh hoạt lớp là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh và là một trong những giải pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúpcác em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Chính vì thế giáo viên chủ nhiệm phải xác định được mục tiêu của giờ sinh hoạt lớp và tìm hiểu những nguyên nhân chính làm cho học sinh không thích giờ sinh hoạt lớp. 2. Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp a. Biện pháp thứ nhất: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho học sinh Cách phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh nhằm tiết kiệm thời gian của giờ sinh hoạt vừa giúp cho các em có trách nhiệm hơn với lóp. Lớp tôi chủ nhiệm có 59 học sinh, được tổ chức thành 8 tổ. Ban cán sự lớp gồm 1 lớp trưởng, 1 lớp phó phụ trách học tập, 1 lớp phó phụ trách lao động, 8 tổ trưởng. Nhiệm vụ của Lớp trưởng: là quản lý 15 phút đầu giờ, theo dõi chung các hoạt động của lớp, tổng hợp kết quả thi đua và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần. Lớp phó phụ trách học tập: Theo dõi nề nếp học tập chung và tổng hợp để đánh giá hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần. 9
  6. trọng hơn. Các em có khả năng sáng tạo theo cách các em mong muốn. Chính các em đã biến giờ sinh hoạt lớp đơn thuần và nhạt nhẽo thành thú vị, sôi động. Một số trò chơi như tổ chức thi “rung chuông vàng” giữa các tổ với nhau. Đường lên đỉnh Olympia. Nội dung câu hỏi do các em tự sưu tầm và có ý kiến tham khảo các thầy cô giáo bộ môn để cho câu hỏi sát với nội dung bài học mà chống nhàm chán.Các trò chơi vận động như đổ nước vào chai hoặc cướp cờ cũng được đan xen.Tham gia vào trò chơi giúp các em cảm thấy thoải mái vừa ôn lài kiến thức vừa trút bao căng thẳng mệt mỏi của một tuần học tập. Giúp các em có một tâm thế thoải mái cho những giờ học tuần sau. Một số trò chơi tập thể như: * Băng reo: Vỗ tay theo nhịp 1-2,1-2-3. - Quản trò hướng dẫn tập thể vỗ tay như sau: vỗ 2 nhịp, nhịp đầu vỗ 2 cái, ngừng một nhịp rồi vỗ tiếp 3 cái liền. - Lần vỗ đấu tập dợt, quản trò mới tập thể vừa vỗ vừa đếm số (1 2 – 1 2 3) Khi tiếng vỗ tay nhịp nhàng rối không cần đếm số tiếp. Muốn sinh động quản trò điều khiển vỗ từ chậm đến nhanh dần. * Băng reo: Vỗ tay theo nhịp 1-2-3,1-2-3-4-5 - Cách vỗ tay giống như cách vỗ tay trên nhưng khó hơn vì nhịp vỗ tay dài hơn nhịp đầu vỗ 3 cái liên tiếp, ngưng một nhịp vỗ tay tiếp 5 cái liền. - Cách vỗ tay theo nhịp có thể sáng tạo nhiều cách rất hay như; vỗ tay theo nhịp trống nghi thức * Băng reo: Vỗ tay theo cử động - Quản trò mời một người khác hay chính quản trò di chuyển bước chân trong vòng tròn Mỗi khi bước chân chạm xuống đất , tập thể vỗ một cái to. Cứ thế tuỳ theo bước chân nhanh chậm, tiếng vỗ tay sẽ rộn ràng theo bước chân. * Băng reo: Vỗ tay làm mưa nhân tạo: - Quản trò cầm một đồ vật (khăn quàng, nón ) để tập thể chú ý hướng điều 11