Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo phân luồng học sinh THCS sau tốt nghiệp

Phân luồng học sinh sau THCS là định hướng phân bổ tỉ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập các chương trình giáo dục khác nhau hoặc tham gia vào thị trường lao động tùy thuộc năng lực, sở trường, nguyện vọng của học sinh và điều kiện thực tế, cũng như nhu cầu nhân lực của xã hội. 

Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội, góp phần cung ứng nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế, đồng thời tạo cơ hội được học tập suốt đời cho các em, hướng tới xây dựng xã hội học tập. Làm tốt công tác phân luồng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp tạo chuyển biến mạnh mẽ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của đất nước. Đồng thời từng bước đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, dần tiếp cận mục tiêu cụ thể trong Quyết định 522/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và mục tiêu cụ thể trong Kế hoạch số 219 của UBND Thành phố Hà Nội: khoảng 40% học sinh tham gia học nghề sau khi tốt nghiệp THCS. Với những ý nghĩa đó, việc phân  luồng, giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nghị quyết 29/NQ-TW của BCH TW khóa 8 đã định hướng: “Đẩy mạnh phân luồng sau THCS; định hướng nghề nghiệp ở THPT”. Khoản 4 Điều 6 của Luật giáo dục nghề nghiệp quy định: “Nhà nước có chính sách phân luồng cho học sinh tốt nghiệp THCS, THPT vào giáo dục nghề nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội”. 

docx 15 trang thuhoaiz7 20/12/2022 4140
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo phân luồng học sinh THCS sau tốt nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chi_dao.docx

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo phân luồng học sinh THCS sau tốt nghiệp

  1. MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ .2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. Cơ sở lí luận 3 2. Thực trạng của công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp tại các trường THCS 3 3. Các biện pháp chỉ đạo phân luồng học sinh THCS sau tốt nghiệp 4 3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền để CMHS 4 3.2. Phối hợp chặt chẽ với CMHS, các trường đào tạo nghề 5 3.3. Đa dạng hóa hoạt động hướng nghiệp 6 3.4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 7 4. Hiệu quả của sáng kiến 8 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 9 1. Kết luận 9 2. Kiến nghị 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT 12 0/9
  2. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học ở các cấp cao hơn hoặc đi theo con đường giáo dục nghề nghiệp. Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS đã được Đảng và Chính Phủ quan tâm từ những năm 80 của thế kỉ XX với cách gọi là hoạt động hướng nghiệp cho học sinh. Chỉnh phủ nêu rõ: công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn việc chọn nghề của học sinh cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội đồng thời phù hợp với năng khiếu của cá nhân. Ngày 14/5/2018 Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã phê duyệt đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giai đoạn 2018 - 2025” để tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS và THPT vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế. Ngày 04/12/2018, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 219/KH- UBND triển khai đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giai đoạn 2018 - 2025” của chính phủ. Kế hoạch nhằm tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng HS sau THCS và THPT vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế. 2. Thực trạng của công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp tại các trường THCS Những năm qua, công tác phân luồng sau THCS đã có bước chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung vẫn còn gặp không ít khó khăn. Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” của Chính phủ đề ra là phấn đấu đến năm 2025 đạt 40% HS tốt nghiệp THCS tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ít nhất đạt 30%. Tuy nhiên theo khảo sát của PGS. TS Đỗ Thị Bích 2/9
  3. phân luồng học sinh phổ thông. Trong các buổi họp PHHS ở khối lớp 8 và lớp 9, GVCN tích cực tuyên truyền tới CMHS về đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” của Chính Phủ để giúp PHHS hiểu rõ đường lối và dần xóa bỏ mặc cảm khi phải chọn trường nghề cho con. Tích cực phối hợp với các trường nghề trên địa bàn quận hoặc các trường ở khu vực phụ cận có khoảng cách địa lí gần để quảng bá hình ảnh nhà trường giúp CMHS hiểu rõ hơn về mô hình đào tạo; kinh phí học tập; cơ chế hoạt động, những đãi ngộ của HS khi tham gia học trường nghề, các cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi học xong . Từ đó thay đổi nhận thức của phụ huynh về các trường nghề góp phần vào quyết định chọn ngôi trường để con tiếp tục học sau khi tốt nghiệp THCS. Ngoài ra, các trường THCS cần phối hợp chặt chẽ với các trường nghề để làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh thông qua việc lồng ghép với các buổi sinh hoạt tập thể như chào cờ đầu tuần; các tiết sinh hoạt lớp. Hoặc có thể tổ chức ngày hội hướng nghiệp cho học sinh khối 9 để các em có quyết định đúng đắn và lựa chọn ngôi trường phù hợp với hoàn cảnh gia đình cũng như năng lực của bản thân. Các nhà trường cần đa dạng hóa, vận dụng linh hoạt các hình thức tư vấn hướng nghiệp phù hợp với lứa tuổi HS THCS. Trong bối cảnh Đại dịch Covid19 ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội, các nhà trường có thể phát huy vai trò của các nền tảng mạng xã hội; ứng dụng CNTT để đẩy mạnh hoạt đông tư vấn hướng nghiệp online cho học sinh và CMHS. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể tổ chức các buổi tọa đàm online thông qua nền tảng zoom hoặc google meet với BGH, GVCN; CMHS và học sinh khối 9 các trường THCS. Để làm tốt công tác này, BGH các nhà trường cần chú ý đến công tác đào tạo đội ngũ GVCN và xây dựng đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm để có thể phân luồng học sinh đạt hiệu quả. Các trường phối hợp chặt chẽ với trường nghề để biên soạn bộ tài liệu phục vụ cho việc định hướng nghề nghiệp. Hàng năm mở các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức, chủ trương, đường lối của Nhà nước về định hướng phân luồng HS; những kĩ năng; phương pháp tư vấn hiện đại có sự hỗ trợ của CNTT cho đội ngũ cốt cán làm công tác hướng nghiệp ở các nhà trường. 3.2. Phối hợp chặt chẽ với CMHS, các trường đào tạo nghề để phân luồng định hướng nghề nghiệp GVCN tăng cường tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng học sinh; đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em. Trong quá trình giảng dạy phát hiện sở trường; sở đoản của HS để giúp các em tìm được hướng đi đúng đắn cho tương 4/9
  4. quan thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nhất là triển khai thí điểm các mô hình nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương như: mô hình trường học – trang trại tại các Huyện khu vực ven đô; mô hình trường học - nông trường chăn nuôi; trường học - vườn đào, trường học - du lịch một số quận, huyện có tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp và du lịch, Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đón GVCN, PHHS và HS khối 9 về tham quan khung cảnh nhà trường; trực tiếp tham dự những tiết học nghề, xuống xưởng thực hành để tìm hiểu, tham quan. Và ban lãnh đạo cùng bộ phận tuyển sinh của nhà trường sẽ trực tiếp giải đáp mọi thắc mắc của các thầy cô giáo chủ nhiệm khối 9, của đại diện CMHS và các em học sinh. Các nhà trường có thể liên kết với các công ty, nhà máy ở khu công nghiệp trên địa bàn hoặc các tỉnh lân cận như Bắc Ninh; Hưng Yên để học sinh đến tham quan, học tập và trải nghiệm. Đồng thời tổ chức chương trình trải nghiệm cho học sinh tại các cơ sở sản xuất, làng nghề truyền thống như Bát Tràng; lụa Vạn Phúc Các nhà trường cần chủ động phối hợp các trường dạy nghề; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên của quận trong công tác giáo dục hướng nghiệp; lồng ghép thực hiện các chủ đề giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông với các hoạt động tư vấn tuyển sinh. Trong các buổi họp PHHS của khối lớp 9, BGH trường THCS mời Ban giám hiệu, đại diện các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trụ sở đào tạo đóng trên địa bàn Quận Long Biên và thành phố Hà Nội như: Trường CĐ xây dựng công trình đô thị Hà Nội, Trường CĐ nghề Long Biên, Trung tâm GDNN-GDTX quận Long Biên, Trường Trung cấp xây dựng Hà Nội, Trường CĐ công thương đến trường, vào từng lớp học để chia sẻ với cha mẹ học sinh về: + Mô hình đào tạo của nhà trường. + Cách thức học tập, kinh phí đào tạo. + Trải nghiệm thực tế trong quá trình học tập. + Tư vấn lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai và các thông tin hữu ích khác. Ngoài ra cần tổ chức ngày Hội hướng nghiệp thật quy mô, đảm bảo chất lượng và tính cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở đào tạo nghề nghiệp giúp PH có cái nhìn toàn diện, đánh giá công bằng về các nhà trường và lựa chọn ngôi trường phù hợp cho con và phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình cũng như xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các nhà trường có thể mời các cựu HS đã học trường nghề để trực tiếp tham gia vào coogn tác tư vấn tuyển sinh và định hướng nghề nghiệp tại các trường THCS. Đồng thời, các nhà 6/9
  5. + 07 học sinh theo học tại các trường ngoài công lập. Sau phân luồng, tỉ lệ học sinh thi đỗ vào lớp 10 THPT là 107/115 học sinh khối 9 tham gia dự thi, chiếm 93,04% với tổng điểm ba môn: Toán - Ngữ văn - Tiếng Anh gần 21 điểm. Điểm xét tuyển cao nhất là 54.55 điểm. Như vậy có thể thấy, việc áp dụng các biện pháp trên đã đem lại những hiệu quả nhất định trong công tác phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS. Đây là tín hiệu đáng mừng để bản thân tôi mạnh dạn nghiên cứu thêm các biện pháp để áp dụng vào thực tiễn chỉ đạo hoạt động phân luồng HS tại đơn vị tôi công tác. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu, tôi rút ra một số kết luận như sau : - Sáng kiến đã đưa ra được cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của những biện pháp trong công tác chỉ đạo phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS - Sáng kiến đã nêu lí do, thực trạng của hoạt động phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS. - Sáng kiến đề cập tới các biện pháp để quản lí, chỉ đạo hoạt động phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS góp phần thực hiện tốt đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” của Chính Phủ cũng như Kế hoạch số 219/KH-UBND ngày 04/ 12/ 2018 của UBND Thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 336/KH-UBND ngày 25/ 9/ 2020 của UBND Quận Long Biên. - Sáng kiến giúp tôi thấy rõ được vai trò của những biện pháp quản lí, chỉ đạo hoạt động phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS. Từ đó tiếp tục nghiên cứu, áp dụng những biện pháp để có thể làm tốt hơn nữa công tác này. 2. Kiến nghị Để công tác phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS đạt hiệu quả, tôi có một vài đề xuất như sau: - Phòng Giáo dục và đào tạo tạo điều kiện cho các nhà trường phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong nhà trường. - Các nhà trường xây dựng nguồn tài liệu bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp - Nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học hướng nghiệp bám sát yêu cầu, mục tiêu và hoàn cảnh thực tiễn của địa phương. 8/9