Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua tổ chức các trò chơi dân gian

Chúng ta đều biết: Cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn để cho con người vượt qua và biết yêu quý những gì mình đang có. Vì vậy, mỗi con người cần có những kỹ năng nhất định để tồn tại và phát triển. Là những nhà giáo dục, những người luôn đồng hành với quá trình phát triển của học sinh, chúng ta càng thấy rõ sự cần thiết giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Bởi giáo dục kỹ năng  sống  chính là định hướng cho các em những con đường sống tích cực trong xã hội hiện đại trong ba mối quan hệ cơ bản: con người với chính mình; con người với tự nhiên; con người với các mối quan hệ xã hội. 

Nhiều năm qua chương trình giáo dục phổ thông quan tâm chủ yếu tới việc cung cấp kiến thức văn hóa cho học sinh có phần xem nhẹ việc giáo dục cảm xúc, tình cảm, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Học sinh chỉ biết trú trọng vào việc học văn hóa không mấy quan tâm đến giá trị của cuộc sống. Các em chỉ chăm chú vào giải những bài văn, bài toán.... Vô hình các em bị biến thành cỗ máy học chữ, bị nhồi nhét kiến thức văn hóa mà không có thời gian vui chơi, giải trí. Tuổi thơ của các em bị đánh cắp mà không hay. Những trò chơi dân gian mà biết bao thế hệ ông cha ta gìn giữ và lưu truyền lại tự ngàn đời vô cùng bổ ích nhưng các em không hề được chơi. Các em không còn thời gian được vui chơi, được trải nghiệm trong cuộc sống. Chính điều đó là nguyên nhân dẫn đến những công dân tương lai sẽ yếu kém về kỹ năng  sống, các em không tự tin để thể hiện chính kiến của mình và các em dần trở thành những con người thờ ơ trước cuộc sống, khả năng tư duy bị hạn chế. Các em có những hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội. 

Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh là một yêu cầu vô cùng 

cần thiết. Chúng ta có thể giáo dục kỹ năng sống cho các em qua những hình thức khác nhau như: Chúng ta có thể tích hợp lồng ghép trong các môn học văn hóa, những buổi lao động, những buổi sinh hoạt ngoại khóa, những tiết sinh hoạt dưới cờ.... Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở các em thích được vui chơi, ca hát với bạn bè. Các em thích được tự mình tổ chức một trò chơi mà không cần đến sự giúp đỡ của người lớn. Các em cùng nhau tham gia những trò chơi dân gian mà không cần bất cứ đồ vật nào phải chuẩn bị từ trước. Các em có thể tìm những viên sỏi, viên đá là các em có thể chơi ô ăn quan, các em có thể cùng túm vào áo nhau là được trò chơi rồng rắn ..... 

doc 21 trang thuhoaiz7 20/12/2022 3160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua tổ chức các trò chơi dân gian", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua tổ chức các trò chơi dân gian

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS LỆ CHI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN Tác giả: Nguyễn Thị Ngần Lĩnh vực: Đoàn đội Cấp học: THCS NĂM HỌC 2018-2019
  2. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian” PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chúng ta đều biết: Cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn để cho con người vượt qua và biết yêu quý những gì mình đang có. Vì vậy, mỗi con người cần có những kỹ năng nhất định để tồn tại và phát triển. Là những nhà giáo dục, những người luôn đồng hành với quá trình phát triển của học sinh, chúng ta càng thấy rõ sự cần thiết giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Bởi giáo dục kỹ năng sống chính là định hướng cho các em những con đường sống tích cực trong xã hội hiện đại trong ba mối quan hệ cơ bản: con người với chính mình; con người với tự nhiên; con người với các mối quan hệ xã hội. Nhiều năm qua chương trình giáo dục phổ thông quan tâm chủ yếu tới việc cung cấp kiến thức văn hóa cho học sinh có phần xem nhẹ việc giáo dục cảm xúc, tình cảm, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Học sinh chỉ biết trú trọng vào việc học văn hóa không mấy quan tâm đến giá trị của cuộc sống. Các em chỉ chăm chú vào giải những bài văn, bài toán Vô hình các em bị biến thành cỗ máy học chữ, bị nhồi nhét kiến thức văn hóa mà không có thời gian vui chơi, giải trí. Tuổi thơ của các em bị đánh cắp mà không hay. Những trò chơi dân gian mà biết bao thế hệ ông cha ta gìn giữ và lưu truyền lại tự ngàn đời vô cùng bổ ích nhưng các em không hề được chơi. Các em không còn thời gian được vui chơi, được trải nghiệm trong cuộc sống. Chính điều đó là nguyên nhân dẫn đến những công dân tương lai sẽ yếu kém về kỹ năng sống, các em không tự tin để thể hiện chính kiến của mình và các em dần trở thành những con người thờ ơ trước cuộc sống, khả năng tư duy bị hạn chế. Các em có những hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh là một yêu cầu vô cùng cần thiết. Chúng ta có thể giáo dục kỹ năng sống cho các em qua những hình thức khác nhau như: Chúng ta có thể tích hợp lồng ghép trong các môn học văn hóa, những buổi lao động, những buổi sinh hoạt ngoại khóa, những tiết sinh hoạt dưới cờ Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở các em thích được vui chơi, ca hát với bạn bè. Các em thích được tự mình tổ chức một trò chơi mà không cần đến sự giúp đỡ của người lớn. Các em cùng nhau tham gia những trò chơi dân gian mà không cần bất cứ đồ vật nào phải chuẩn bị từ trước. Các em có thể tìm những viên sỏi, viên đá là các em có thể chơi ô ăn quan, các em có thể cùng túm vào áo nhau là được trò chơi rồng rắn Cuộc sống của con trẻ không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian là đôi cánh nâng đỡ tâm hồn trẻ, giúp cho con trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo; đồng thời thông qua các trò chơi các em hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn và đặc biệt các em biết giúp đỡ nhau, thương yêu bạn bè, yêu gia đình, yêu quê hương đất nước Chính điều đó, tôi nhận thấy thông qua các trò chơi dân gian việc giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh bậc THCS sẽ đạt kết quả tốt. Vì vậy, tôi chọn đề 2
  3. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian” PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. THỰC TRẠNG CỦA TRƯỜNG TÔI KHI CHƯA THỰC HIỆN VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG. 1. Khảo sát thực trạng: Trước khi thực hiện việc giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh tôi đã quan sát trong các giờ ra chơi, các buổi ngoại khóa học sinh các khối lớp thường tổ chức các trò chơi dân gian. Từ đó tôi đã tiến hành lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho các em thông qua trò chơi đó. Để nắm rõ được học sinh trường tôi đã có những kỹ năng sống nào để đối phó với những tình huống không hay khi các em gặp phải, tôi tiến hành lập phiếu điều tra tới 100% học sinh của trường bằng cách trả lời câu hỏi: Các kỹ STT Nội dung tình huống năng Trong buổi lễ kỷ niệm 8/3 sắp tới ban thiếu nhi nhà trường tổ chức thi cắm hoa và sẽ có phần thuyết minh bài thi của mình. Mỗi lớp chọn 01 bạn dự thi, em sẽ làm gì? Thể hiệna. Em chắc chắn mình sẽ làm được vì em thường cắm 1 tự tin hoa cho mẹ bán hàng ngày và xung phong đảm nhận. b. Em không dám làm vì sợ không làm được. c. Cô giáo cử em mới tham gia. d. Em không làm vì ngại phải đứng trước đám đông. Trên đường đi học về có hai bạn đi trái đường va xe vào em. Biết mình sai nhưng hai bạn vẫn đòi bồi thường. Trong trường hợp trên em sẽ làm gì? a. Em gọi những người bạn trong nhóm của mình xử Kỹ năng lý hai bạn kia. đối phób. Không cần ai giải quyết mà em mang luật giao 2 với tình thông đã được học trên lớp áp dụng và đòi bạn bồi thường. huống c. Bỏ tiền ra đền cho đỡ mất thời gian và chắc mình căng không thắng nổi họ. thẳng d. Bình tĩnh đỗ xe lại hỏi xem hai bạn có sao không sau đó giải thích rõ ràng cho hai bạn hiểu: Hai bạn đã vi phạm luật giao thông đã được học trong những buổi thi an toàn giao thông do trường tổ chức. Bạn Lan muốn mời em về quê bạn chơi nhưng em không muốn đi. Trong tình huống trên em trả lời bạn như thế nào? Kỹ nănga. Từ chối thẳng vì tớ không thích đi. 3 từ chối b. Tớ không đi được vì ngày mai tớ phải về quê với mẹ. c. Đồng ý đi vì nể bạn mặc dù không muốn. d. Lặng im như không nghe thấy. 4
  4. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian” thống Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc; đồng thời nó còn là chiếc cầu nối vô hình giúp các em học sinh kết nối lại gần nhau hơn, bồi đắp thêm tình yêu gia đình, bạn bè, quê hương đất nước. Trò chơi dân gian là một kho tàng vô giá, một lĩnh vực văn hóa đặc trưng của dân tộc, một phương tiện giáo dục hình thành nhân cách cho các em bậc Trung học cơ sở (THCS). 3. Một số khái niệm cơ bản của đề tài. a. Khái niệm kỹ năng sống: Hiện nay có khá nhiều khái niệm về KNS, tuỳ từng góc nhìn khác nhau người ta có những khái niệm về KNS khác nhau, chẳng hạn: Theo Tổ chức Văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO): KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày – đó là những kĩ năng cơ bản như kĩ năng đọc, viết, làm tính, giao tiếp ứng xử, giới thiệu bản thân, thuyết trình trước đám đông, làm việc nhóm, khám phá những thay đổi của bản thân, tư duy hiệu quả Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): KNS là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn, khoẻ mạnh. Đó là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày. Theo PGS. TS Nguyễn Thanh Bình – Trường ĐHSP Hà Nội: Kĩ năng sống là năng lực, khả năng tâm lý - xã hội của con người có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình huống một cách tích cực và giao tiếp có hiệu quả. Kỹ năng sống có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi người. Nhiều nghiên cứu đã cho phép đi đến kết luận là trong các yếu tố quyết định sự thành công của con người, kỹ năng sống đóng góp đến khoảng 85%. Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được xem như một cách tiếp cận giáo dục nhằm mục đích giúp con người có những kỹ năng tâm lý xã hội để tương tác với người khác và giải quyết vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày có hiệu quả. Trong thực tế một số tổ chức lớn đã quan niệm: Kỹ năng sống không phải là lĩnh vực hay môn học nhưng nó lại được lồng ghép vào những kiến thức, những giá trị và kỹ năng quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh. b. Khái niệm trò chơi và trò chơi dân gian: Theo những quan điểm giáo dục, trò chơi vừa là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách vừa là hình thái tổ chức cuộc sống. Đối với trẻ em, trò chơi là hoạt động giúp trẻ tái tạo các hành động của người lớn và các quan hệ giữa họ, định hướng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội. Trong trò chơi, nhu cầu và các phẩm chất của trẻ về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý chí được hình thành, thỏa mãn, thể hiện 6
  5. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian” sống. Đặc biệt khi tham gia vào các trò chơi dân gian các em tự tìm tói, suy nghĩ và thể hiện trí tưởng tượng của mình cho trò chơi thêm phong phú hơn. Thông qua các trò chơi dân gian chúng ta phát hiện được những khả năng tiềm ẩn của các em. Vậy ta có thể thấy, khi chúng ta tổ chức trò chơi cho các em trong trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp các em tự tin, hòa đồng, hình thành những thói quen tốt, biết tự mình xử lý các tình huống bất ngờ .và đặc biệt giúp các em hình thành và phát triển những đức tính tốt đẹp nhất của con người. 5. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh thông qua tổ chức trò chơi dân gian. Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, cần phải thay đổi tư duy, tiếp đó là tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ. Giáo dục kỹ năng sống, theo cách hiểu hiện nay là giáo dục những cách ứng phó với những thử thách như: Tai nạn, điện giật, bị ngộ độc, động vật cắn, bị xâm hại tình dục, phòng, chống các tệ nạn xã hội đây mới chỉ là mục đích trước mắt. Mục đích quan trọng nhất, lâu dài đó là hình thành nhân cách cho học sinh, trong đó quan trọng nhất là giáo dục tình thân ái và các ứng xử văn hoá. Cụ thể với những nội dung sau: + Kỹ năng tự nhận thức: Tự nhận thức là kỹ năng cơ bản, nó giúp cho các em hiểu bản thân mình: Tính cách, sở thích, đặc điểm, thái độ, cách suy nghĩ, những nhu cầu cá nhân Đồng thời các em cũng nhận ra những mặt tích cực cũng như hạn chế của bản thân. Từ đó, các em phát huy những điểm mạnh, dần dần khắc phục được nhược điểm của mình để hoàn thiện bản thân. + Kỹ năng giao tiếp: Giống như người lớn, trẻ em giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể (cau mày, nụ cười), bằng hành động (nắm tay thân thiết hoặc đấm), bằng sự im lặng (gay gắt hoặc lạnh lùng), cũng như sử dụng ngôn từ (khó nghe hoặc không tốt). Thông qua kỹ năng giao tiếp giúp các em bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình để người khác hiểu rõ mình hơn. Việc giao tiếp tốt khiến người nghe hiểu được rõ ý của các em muốn truyền đạt, không gây ra sự hiểu lầm. Giao tiếp tốt còn giúp cho các em có thêm nhiều mối quan hệ cần thiết cho cuộc sống, công việc. Vậy với tầm quan trọng như vậy thì chúng ta cần cho các em nhận thức rõ được tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Các em biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. + Kỹ năng giải quyết vấn đề: Vấn đề là những sự việc, khó khăn, thách thức mà các em học sinh thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Đứng trước một vấn đề cần giải quyết các em phải nhận biết đầy đủ vấn đề đang xảy ra, biết xác định các phương án khác nhau, lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề. Trong một tình huống các em có các cách giải quyết khác nhau và có những kết quả khác nhau. Sau khi thực hiện phương án giải quyết vấn đề, cần định hướng cho các em đánh giá kết quả thực hiện phương án của mình, để các em rút ra kinh nghiệm cho bản thân. + Kỹ năng thể hiện sự tự tin: Sự tự tin là kết hợp của năng lực và lòng tự trọng, đây là một phần không thể thiếu với mỗi con người. Năng lực là một cảm 8