Báo cáo biện pháp Nghiên cứu và ứng dụng một số trò chơi nhằm gây hứng thú học tập và phát triển tố chất thể lực cho học sinh bậc THCS
- Thể dục thể thao được xem là một chủ chương lớn của Đảng và nhà nước trong quá trình thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chính vì vậy ngay từ những ngày đầu tiên xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tich Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân tập thể dục vì “Dân cường thì nước thịnh”. Đó cũng là quan điểm xuyên suất của đảng ta trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển đất nước với định hướng “ Vì sức khoẻ và hạnh phúc của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Vì vậy phát triển thể dục thể thao là một yêu cầu khách quan, vừa là một mặt quan trọng của chính sách xã hội, vừa là biện pháp tích cực để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. Do vậy TDTT có ý nghĩa hết sứ quan trọng đối với tiến trình phát triển kinh tế xã hội , an ninh quốc phòng, là động lực, đòn bẩy để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy TDTT được coi như một nôi dung quan trọng của chính sách xã hội nhằm chăm lo và bồi dưỡng nguồn lực con người, hướng tới mục tiêu để phát triển con người Việt Nam cân đối và toàn diện.
- Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình đổi mới phương pháp dạy học với đặc trưng của môn GDTC là nhằm rèn luyện và nâng cao sức khoẻ góp phần xây dựng nhân cách con người đáp ứng với sự phát triển của đất nước.
Giáo dục thể chất, hay thể dục thể thao trong nhà trường là môn học được học sinh ưa thích nhất cụ thể là lứa tuổi học sinh. Ở môn này rất phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi, giới tính của các em, giúp củng cố và nâng cao sức khoẻ phát triển cơ thể cân đối tạo điều kiện để học tập tốt các môn học văn hoá khác. Qua khảo sát học sinh của trường có một số em rất muốn thể hiện mình thông qua các nội dung tập luyện tuy nhiên vẫn còn không ít những em chưa mạnh dạn, tích cực khi tập luyện dẫn đến thể lực ở mức trung bình, yếu. Mỗi khi tham gia cường độ vận động cao thì khả năng chịu đựng của cơ thể gặp khó khăn. Trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực, sức mạnh tốc độ trong lứa tuổi 14, 15 là vô cùng cần thiết và chiếm một vị trí quan trọng vì lứa tuổi này quá trình thần kinh hưng phấn chiếm ưu thế nên các em rất hiếu động, do vậy quá trình phát triển thể lực, cho các em sử dụng bài tập đa dạng với các hình thức tập luyện phong phú các nhà khoa học cho rằng: “Khi phát triển thành tích đỉnh cao phải có trình độ học tập tốt muốn có một thể lực tốt chỉ có một con đường là thông qua quá trình luyện tập lâu dài, liên tục, có hệ thống, có khoa học mới đảm bảo các tố chất thể lực phát triển tốt”, và yếu tố thể lực đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi em.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_nghien_cuu_va_ung_dung_mot_so_tro_choi_nha.doc
Nội dung text: Báo cáo biện pháp Nghiên cứu và ứng dụng một số trò chơi nhằm gây hứng thú học tập và phát triển tố chất thể lực cho học sinh bậc THCS
- SKKN: Một số trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh THCS MỤC LỤC STT Tên mục Trang I Lý do chọn đề tài 2 1 Phạm vi nghiên cứu 3 2 Phương pháp nghiên cứu 3 3 Thời gian nghiên cứu 3 4 Mục đích của đề tài 4 II Giải quyết vấn đề 4 1 Những khó khăn khi giảng dạy môn thể dục 4 2 Thực trạng giảng dạy môn thể dục hiện nay 4 2.1 Chọn đối tượng 5 2.2 Biện pháp thực hiện các trò chơi vào giờ học 5 2.2.1 Giáo viên 5 2.2.2 Học sinh 6 3 Kết quả thu được 16 4 Kết quả của giải pháp và khả năng ứng dụng 16 III Kết luận 17 IV Kiến nghị 18 Tài liệu tham khảo 19 Trang 1/19
- SKKN: Một số trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh THCS Bên cạnh những bài tập thể dục tay không, đội hình đội ngũ, điền kinh khô khan thường dẫn đến sự nhàm chán trong giảng dạy và không tạo hứng thú trong tập luyện cho các em học sinh thì việc đan xen những trò chơi vận động vào tiết dạy của môn học thể dục là hết sức cần thiết Xuất phát từ các vấn đề trên nêu trên, là một giáo viên thể chất có tâm huyết với nghề nghiệp, tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp đổi mới để mang lại hiệu quả tập luyện cho học sinh là một vấn đề thiết thực. Tìm ra được những nguyên nhân tồn tại, yếu kém, bất hợp lý mạnh dạn nói ra để đem lại hiệu quả cũng là việc cần làm, cần nghiên cứu. Đó cũng là lý do tôi chọn viết đề tài: “Nghiên cứu và ứng dụng một số trò chơi nhằm gây hứng thú học tập và phát triển tố chất thể lực cho học sinh bậc THCS”. 1. Phạm vi nghiên cứu. - Tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa và thực tiễn dạy học môn thể dục ở lớp 7 và 8 - Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thể lực chuyên môn. - Học sinh lớp 7, 8 năm học 2018-2019 trường THCS - Phúc Thọ - Hà Nội. 2. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu. - Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực và kỹ thuật - Phương pháp thống kê và xử lí số liệu. 3. Thời gian nghiên cứu . Giai đoạn 1 - Phân tích lý luận thực tiễn, xác định hướng nghiên cứu đề tài. - Xác định địa điểm và đối tượng nghiên cứu Giai đoạn 2 - Phân tích tổng hợp tài liệu. - Xác định nhiệm vụ nghiên cứu, chọn phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, chuẩn bị tài liệu và cơ sở vật chất. Trang 3/19
- SKKN: Một số trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh THCS Với phong trào rèn luyện sức khỏe rộng khắp như bây giờ, việc tiếp thu những bài bổ trợ thể lực đối với các em học sinh lứa tuổi này là không khó. Để các em phát triển thêm về thể lực, sức mạnh tốc độ cũng như có điều kiện để phát triển kĩ thuật động tác trong các môn thể thao, kĩ thuật di chuyển từ kĩ năng đến kĩ xảo thì yêu cầu người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, đầu tư vào giờ dạy một cách công phu và đưa các bài tập mới cho các em tập luyện, tránh tập đi tập lại một vài động tác gây nhàm chán cho các em và gây mất hứng thú về học môn thể dục của các em. Khi đó giờ dạy của giáo viên mới có chất lượng cao, học sinh tích cực tự giác hơn trong học tập cũng như trong tập luyện. Từ đó chúng ta thực hiện được mục đích cơ bản là giáo dục sức khoẻ cho học sinh, phát triển thể lực chuyên môn là nền tảng cho phát triển môn thể thao được nhiều người ưa thích có thành tích cao hơn. 2.1 Chọn đối tượng. Đối tượng tôi chọn có 4 lớp 8 với 147 học sinh, tỷ lệ nam nữ giữa các lớp tương đương với nhau. Thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như bằng nhau. Được chia làm 2 nhóm; 1 nhóm làm thực nghiệm, nhóm còn lại để đối chứng. Nhóm thứ nhất: tập luyện bình thường theo hướng dẫn của Sách giáo viên bao gồm các lớp: 8A có 36 học sinh 8B có 37 học sinh Tổng số học sinh của nhóm thứ nhất là 73 học sinh. Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm áp dụng các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn gồm các lớp: Lớp 8C: có 36 học sinh 8D: có 38 học sinh Tổng số học sinh nhóm thứ hai là: 74 học sinh 2.2 Biện pháp thực hiện các trò chơi vào giờ học thể dục để phát triển thể lực cho học sinh. 2.2.1. Giáo viên Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học tôi đã nghiên cứu và vận dụng đem vào giảng dạy các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực với thời gian từ 5-7 phút/ tiết . - Tổ chức trò chơi học tập nói chung chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa các trò chơi cho phù Trang 5/19
- SKKN: Một số trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh THCS Tiết 38: BÀI THỂ DỤC – BẬT NHẢY I. MỤC TIÊU - Bài thể dục: Ôn hai động tác: Vươn thở, tay: Học hai động tác chân, lườn. - Bật nhảy: Ôn động tác đá lăng trước – sau, đá lăng sang ngang. Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức” II. YÊU CẦU 1. Kiến thức - Bài thể dục: Học sinh biết tên và cách thực hiện bốn động tác. Vươn thở, tay, chân, lườn. - Bật nhảy: Biết cách thực hiện các động tác đá lăng trước sau, đá lăng sang ngang. Trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức”. 2. Kỹ năng - Bài thể dục: Thực hiện được cơ bản đúng động tác Vươn thở, tay: Thực hiện được động tác chân, lườn. - Bật nhảy: Thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật đá lăng trước – sau, đá lăng sang ngang. Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức” 3. Thái độ - Nghiêm túc, tích cực, tự giác, nhiệt tình tập luyện, giữ vệ sinh chung, chú ý đảm bảo an toàn trong tập luyện để tránh xảy ra chấn thương, thực hiện theo đúng yêu cầu của giáo viên. - Biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào nề nếp sinh hoạt ở trường, ở nhà và tự tập luyện để giữ gìn nâng cao sức khỏe. III. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN 1. Địa điểm: Trên sân trường 2. Phương tiện: - Học sinh: Chuẩn bị mỗi học sinh 2 cờ nhỏ, vệ sinh sân tập sạch sẽ đảm bảo an toàn tập luyện, giày ba ta - Giáo viên: Chuẩn bị cơ sở vật chất, giáo án, cờ con, còi, tranh bài thể dục, tranh kỹ thuật. Trang 7/19
- SKKN: Một số trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh THCS xét, giáo viên nhận xét chung kết hợp sửa sai cho học sinh và đánh giá xếp loại. B. Phần cơ bản 28-30ph Đội hình quan sát tranh * Quan sát tranh 1-2ph - Động tác chân GV - Động tác lườn + Tích hợp kiến thức - Sau khi quan sát tranh bài thể dục, các em cho cô giáo biết hai động tác của bài học hôm nay là hai động tác gì và em đã được gặp ở đâu? Nó có tác dụng gì? - Giáo viên giới thiệu và phân Hai động tác chân và lườn các em tích một số tranh đã được học thông qua các tiết học - Giáo viên nêu câu hỏi gọi thể dục hay chương trình thể dục học sinh trả lời. Giáo viên buổi sáng ở ti vi. Nó giúp cho cơ thể nhận xét, liên hệ thực tế về bài chúng ta khỏe mạnh, hoạt bát hơn. thể dục để học sinh hiểu bài. Để đi sâu và thực hiện đúng các động tác trên, hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu hai động tác chân và động tác lườn. 1. Bài thể dục 9-10ph - Ôn tập: - Giáo viên phổ biền nội dung + Động tác vươn thở 2-3L ôn tập hai động tác vươn thở, tay. Học sinh luyện tập dưới sự chỉ huy của cán sự lớp từ 2- 3 lần. 2 – 3L Đội hình tập luyện chung + Động tác tay Yêu cầu: Học sinh thuộc động tác Trang 9/19
- SKKN: Một số trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh THCS 2. Bật nhảy - Ôn tập: Đội hình tập luyện + Đá lăng trước – sau. Chuẩn bị: Đứng trên 1 chân, chân kia thả lỏng, tay vịn vào xào. + Động tác: Dùng sức của đùi đá lăng mạnh chân về trước lên cao sau đó thả lỏng buông chân lăng từ trên 7-8L cao xuống thấp thì dùng sức đá mạnh lên cao ở phía sau. Khi đá chân lên cao ở phía sau, không hạ thấp trọng tâm mà kiễng gót chân trụ. + Đá lăng sang ngang. - Chuẩn bị: Đứng trên 1 chân, chân kia thả lỏng, tay vịn vào xào. - Động tác: Dùng sức của đùi đá mạnh chân lăng sang ngang – lên cao, sau đó thả lỏng buông chân 2-3ph - Từ đội hình phân nhóm giáo xuống. Tiếp theo lấy đà tiếp tục đá viên cho học sinh về đội hình chân sang ngang, lên cao. Động tác củng cố lặp đi lặp lại một cách nhịp nhàng, - Gọi 1 – 2 học sinh lên trả lời thả lỏng (khi buông chân xuống) và thực hiện. Gọi học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét - Củng cố: chung. + Hãy kể tên 4 động tác bài thể dục đã học. Đội hình củng cố + Thực hiện động tác chân và động tác lườn. GV + Thực hiện động tác đá lăng trước – sau. - Tích hợp: Qua bài học hôm nay cho chúng ta thấy được môn thể thao nói chung và bài thể dục nói riêng nó có tác dụng lớn tới sự phát triển của cơ thể, thúc đẩy nhóm cơ, - Giáo viên giới thiệu trò xương khớp phát triển tạo ra vẻ đẹp 3-5ph chơi, luật chơi để học sinh và dáng đi khỏe mạnh của con 1-3H hiểu và thực hiện tốt trong quá người. Thể hiện rõ ở sự phát triển trình chơi. chiều cao, cân nặng, duy trì tốt hệ - Giáo viên thực hiện mẫu. tim mạch của con người. - Cử mỗi tổ 2 học sinh thực hiện thử. - Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức” - Cả lớp cùng thực hiện trò + Chuẩn bị: Kẻ vạch xuất phát. chơi. Cách vạch xuất phát 0,8 – 1,5m của Trang 11/19
- SKKN: Một số trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh THCS 3. Bài tập về nhà: - Ôn bài thể dục với cờ bốn động - Giáo viên xếp loại giờ học tác: Vươn thở, tay, chân, lườn. và làm thủ tục xuống lớp. - Bật nhảy + Thực hiện động tác đá lăng trước Đội hình xuống lớp sau + Thực hiện động tác đá lăng sang ngang - Chuẩn bị dụng cụ học tập cho tiết sau(cờ con) để học bài thể dục với cờ. 4. Xuống lớp - Đánh giá xếp loại giờ học GV - Giáo viên nhắc nhở học sinh sau giờ học thu dọn cơ sở vật chất vệ sinh sân tập, vệ sinh cá nhân, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo. - Giáo viên hô: Lớp" giải tán” – Học sinh hô: “Khỏe”. . Nhóm các trò chơi phát triển thể lực. Sau đây tôi xin giới thiệu 1 số trò chơi tiêu biểu gây hứng thú học tập cho học sinh mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy thể dục như sau: - Trò chơi : “ Chạy đuổi” + Tùy theo điều kiện của sân kẻ 2 hay nhiều đường chạy. Kẻ 2 vạch chuẩn bị và xuất phát một cách nhau tối thiểu 1.5m, kẻ vạch xuất phát 2 cách vạch xuất phát 1 từ 4-5m. kẻ vạch đích cách vạch xuất phát 2 từ 15-30m. Trò chơi được tiến hành theo từng đợt chạy, Do đó giáo viên cùng học sinh sắp xếp đội hình tập sao cho tương ứng về thể lực để cuộc chơi thêm hấp dẫn có thể cho học sinh tự chọn đôi tập + Cách chơi: Khi đến lượt, từng đợt 2 nhóm tiến từ vạch chuẩn bị vào vạch xuất phát 1 và xuất phát 2. Khi có lệnh “ Sẵn sàng” và “ Chạy” hai nhóm cùng xuất phát cao và chạy nhanh người sau đuổi theo người trước. Nếu người chạy sau đuổi kịp người chạy trước thì dùng tay đánh nhẹ vào người bạn người chạy trước như vậy là thua. Nếu người chạy trước qua đích mà người chạy sau chưa đuổi kịp thì người chạy sau thua. Lần chơi tiếp theo đổi vị trí cho nhau. Chạy qua đích xong giảm dần tốc độ , đi theo 1 hàng dọc về tập hợp ở cuối hàng. Trang 13/19