Báo cáo biện pháp Phương pháp ôn tập Lịch sử Lớp 9 Trung học cơ sở
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lịch sử ở bậc THCS trên 10 năm, đặc biệt là 9 năm dạy lịch sử lớp 9 tôi thấy:
- Học sinh chưa thực sự yêu thích môn học bởi trong quá trình giảng dạy, ôn tập nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp để tạo nên hứng thú, kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của học sinh.
- Khả năng nắm bắt, đánh giá sự kiện lịch sử của học sinh chưa cao, chưa hiểu hết bản chất của một sự kiện, vấn đề lịch sử.
- Phương pháp ôn tập cuối cấp còn nghèo nàn, đơn điệu, khả năng kết hợp đa dạng các phương pháp trong ôn tập chưa tốt, tính sáng tạo trong giảng dạy chưa cao.
- Kết quả học tập của học sinh còn thấp đặc biệt là ở kỳ thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp hàng năm.
* Xuất phát từ nhu cầu của học sinh và tình hình môn học, qua quá trình giảng dạy và tìm tòi phương pháp tôi đã thực nghiệm phương pháp ôn tập tổng hợp, kết quả học sinh học tập chăm chỉ, hứng thú, nắm bắt sử liệu nhanh, quá trình tư duy tổng hợp, so sánh, nhận xét đánh giá linh hoạt hẳn lên, kết quả thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp ngày càng cao. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi đã quyết định chọn đề tài này để nêu lên những kinh nghiệm bản thân, đóng góp một ý kiến vào quá trình đổi mới môn học nâng cao khả năng nhận thức và kết quả học tập môn lịch sử ở lớp 9 cuối cấp THCS.
- Học sinh chưa thực sự yêu thích môn học bởi trong quá trình giảng dạy, ôn tập nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp để tạo nên hứng thú, kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của học sinh.
- Khả năng nắm bắt, đánh giá sự kiện lịch sử của học sinh chưa cao, chưa hiểu hết bản chất của một sự kiện, vấn đề lịch sử.
- Phương pháp ôn tập cuối cấp còn nghèo nàn, đơn điệu, khả năng kết hợp đa dạng các phương pháp trong ôn tập chưa tốt, tính sáng tạo trong giảng dạy chưa cao.
- Kết quả học tập của học sinh còn thấp đặc biệt là ở kỳ thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp hàng năm.
* Xuất phát từ nhu cầu của học sinh và tình hình môn học, qua quá trình giảng dạy và tìm tòi phương pháp tôi đã thực nghiệm phương pháp ôn tập tổng hợp, kết quả học sinh học tập chăm chỉ, hứng thú, nắm bắt sử liệu nhanh, quá trình tư duy tổng hợp, so sánh, nhận xét đánh giá linh hoạt hẳn lên, kết quả thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp ngày càng cao. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi đã quyết định chọn đề tài này để nêu lên những kinh nghiệm bản thân, đóng góp một ý kiến vào quá trình đổi mới môn học nâng cao khả năng nhận thức và kết quả học tập môn lịch sử ở lớp 9 cuối cấp THCS.
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Phương pháp ôn tập Lịch sử Lớp 9 Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_phuong_phap_on_tap_lich_su_lop_9_trung_hoc.doc
Nội dung text: Báo cáo biện pháp Phương pháp ôn tập Lịch sử Lớp 9 Trung học cơ sở
- A: Đặt vấn đề Lịch sử có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ truyền thống dẫn tộc, tự hào với truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta, xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ đúng với quy luật của tương lai nhất là đối với học sinh lớp 9 cuối cấp Trung học cơ sở. Tuy nhiên hiện tại có những nhận thức sai lệch về vị trí chức năng của bộ môn trong đời sống xã hội dẫn đến sự giải sút chất lượng bộ môn trên nhiều mặt. Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản phổ thông, nhớ sai, nhớ nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trường hiện nay. Đứng trước tình hình đó, là một giáo viên giảng dạy lịch sử đã trên 10 năm, tham dự nhiều chuyên đề do Phòng, Sở tổ chức, lại trực tiếp dạy môn lịch sử lớp 9 tôi muốn nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân trong phương pháp ôn tập Lịch sử lớp 9 để nâng cao nhận thức lịch sử cho học sinh cuối cấp đảm bảo cho các em có đủ hành trang kiến thức để bước vào cấp học Trung học phổ thông. Rất mong được bạn đọc góp ý kiến phê bình! 1
- II: QUá trình thực hiện 1) Đặc điểm tình hình 1.1. Thuận lợi - Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, có kỹ năng làm bài tập lịch sử. - Học sinh ham thích tìm hiểu kiến thức lịch sử trong giờ học các em học tập tích cực, thực sự là trung tâm của quá trình dạy học. - Khả năng nắm bắt sử liệu tốt, biết so sánh đánh giá sự kiện lịch sử. - Đội ngũ giáo viên dạy lịch sử khá đồng đều ở các khối lớp, tham gia đầy đủ các chuyên đề đổi mới phương pháp do Sở, Phòng tổ chức. - Phương tiện trực quan trong giảng dạy đã được quan tâm mua sắm khá đầy đủ. - Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đến quá trình đổi mới phương pháp, luôn tạo điều kiện để người dạy phát huy tốt khả năng của bản thân, có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng tốt nghiệp và đội ngũ học sinh giỏi các cấp. 1.2. Khó khăn. - Đặc điểm vùng dân cư: + Năm 2000 - 2001: Công tác giảng dạy tại Nga Điền vùng có 80% dân cư theo đạo Thiên chúa giáo, trình độ dân trí thấp, sự quan tâm đến giáo dục của các cấp ngành chưa cao. + Năm học 2002 - 2003: Công tác giảng dạy tại trường THCS Nga Thành vùng dân cư thuần nông, nghề phụ phát triển, học sinh chưa thực sự chăm học. - Nhìn chung trình độ học sinh ở hai nơi không đồng đều, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. - Việc tiếp cận kiến thức môn học còn hạn chế, phần lớn học sinh còn coi lịch sử là môn phụ nên chưa nhiệt tình với môn học. - Phương tiện dạy học còn thô sơ, thiếu các loại sa bàn, máy chiếu, băng hình, Đội ngũ giáo viên chưa thực sự đồng bộ, dạy chéo môn còn nhiều, nhận thức vấn đề lịch sử chưa thực sự sâu sắc. 3
- b/ Phương pháp ôn tập chung: b.1/ Ôn tập theo sự kiện lịch sử Phương pháp ôn tập theo sự kiện là bước khởi đầu cung cấp cho học sinh nguồn sử liệu cơ bản. Ôn tập theo phương pháp này giúp học sinh bổ sung các sự kiện lịch sử theo một hệ thống sử thế giới và sử Việt Nam. Ví dụ: Những sự kiện lịch sử thế giới tiêu biểu từ 1917 đến 1945. - 7/11/1917: Cách mạng tháng 10 Nga - 2/3/1919: Thành lập quốc tế cộng sản (Quốc tế III) - 4/5/1919: Phpng trào Ngũ tứ (Trung Quốc) - 1//9/1939: Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ. - 22/6/1941: Đức tấn công Liên Xô - 2/2/1943: Chiến thắng Xtalingrát. - 9/5/1945: Đức đầu hàng đồng minh. - 14/8/1945: Nhật đầu hàng đồng minh, chiến tranh thế giới lần thứ 2 kế thúc * Những sự kiện lịch sử Việt Nam tiêu biểu từ 1930 đến 1945. - 3/2/1930: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời - 27/9/1940: Khởi nghĩa Bắc Sơn. - 23/11/1940: Khởi nghĩa Nam kì. - 13//1941: Cuộc binh biến Đô Lương. - 5/1941: Hội nghị Trung ương lần thứ VIII. - 22/12/1944: Thành lập đội Tuyên truyền giải phóng quân. - 19/8/1945: Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. - 23/8/1945: Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế. - 25/8/1945: Khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn b.2/ Ôn tập tổng hợp giai đoạn. Phương pháp dạy tổng hợp giai đoạn nhằm giúp học sinh hệ thống hoá từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Khi ôn tập giáo viên nên tổng hợp theo từng giai đoạn, trong mỗi giai đoạn cần nên những nét chính, có so sánh, đánh giá, nhận xét. 5
- -Bước 3: Cho học sinh nhận xét đánh giá bước phát triển vượt bậc về tư tưởng, chính trị và tổ chức đi tới thành lập Đảng của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc. * Ôn tập bằng lược đồ, đồ thị có thể sử dụng cho một số bài ở lớp 8 và lớp 9, giúp các em nắm vững kiến thức đặc biệt là đối tượng học sinh giỏi. b.5/ Ôn tập kết hợp lồng ghép sử địa phương: Liên tục những năm gần đây đề thi tốt nghiệp cũng như học sinh giỏi ở các cấp đều có ít nhất một câu hỏi liên quan đến sử địa phương. Vì vậy khi ôn tập đòi hỏi người dạy cần có sự lồng ghép, đan xen chương trình chính khoá với sử địa phương. Ví dụ: - Khi dạy bài 6 " Đảng cộng sản Việt Nam ra đời" cần cho học sinh nắm được sự ra đời của tỉnh Đảng bộ Thanh Hoá: Hoàn cảnh, ngày, tháng, địa điểm, ý nghĩa, ai là Bí thư đầu tiên. - Dạy giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954 đan xen những đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hoá trong cuộc trường kỳ kháng chiến. - Ôn tập phần 1954 - 1975: Lồng ghép những chiến thắng lớn của quân dân Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt chú ý đến Cầu Hàm Rồng, dòng sông Mã anh hùng. - Ngoài ra đất Thanh là mảnh đất "Địa linh nhân kiệt" nên khi ôn tập cần chú ý đến những chân dung lịch sử như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Phạm Bành và các anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ như: Tô Vĩnh Diện, Ngô Thị Tuyển, Lê Mã Lương b.6/ Ôn tập theo phương pháp kể chuyện, tường thuật. Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải sưu tầm truyện kể, về những chân dung lịch sử, tranh ảnh. Khi ôn tập kết hợp kiến thức sách giáo khoa và truyện kể học sinh sẽ tiếp nhận một cách hứng thú, hiệu quả tiếp nhận kiến thức tăng lên rõ rệt. b.7/ Ôn tập kiến thức kết hợp với đối thoại thực hành. Hình thức ôn tập này chủ yếu dành cho đối tượng học sinh giỏi. Khi ôn giáo viên tung các vấn đề sau đó cùng tranh luận, giải đáp với học sinh. Thầy nêu trò trả lời. Trò đặt vấn đề, thầy giải đáp thắc mắc, sau đó cho học sinh thực hành bài ở phần đã ôn tập. Ôn tập thực hành đối thoại học sinh cảm thấy rất thoải mái như đang tham gia trò chơi tìm hiểu kiến thức lịch sử, giúp các em nắm bắt kiến thức, có khả năng nhận xét đánh giá, tăng khả năng nhận xét, so sánh sự kiện lịch sử. 7
- c.4/ Câu hỏi so sánh sự kiện lịch sử: Ví dụ: * So sánh về chủ trương, đường lối của ba tổ chức cách mạng được thành lập ở Việt Nam từ 1925 - 1928 * Cho các sự kiện lịch sử Việt Nam: 3/2/1930. 19/81945. 19/12/1946, 7/5/1954. Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam? Vì sao? c.5/ Câu hỏi tìm hiểu chân dung lịch sử (chủ yếu dành cho học sinh giỏi) - Ví dụ: * Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư - Ngô Sĩ Liên viết "Vua đem các tướng đuổi đánh quân của Khâm Tộ thua to chết quá nửa, thây chết đầy đồng, bắt được tướng là Quách Quân Biên và Triệu Phụng Huân đem về Hoa Lư" Ông vua mà Ngô Sĩ Liên viết ở đoạn sử trên là ai? Hãy nêu những hiểu biết của em về ông vua đó? * "Lòng ở Đông A thề một chết Chỉ vì Nam Việt sống thừa sao" Câu thơ trên của ai? Trình bày hiểu biết của em về tác giả câu thơ đó. c.6/ Câu hỏi mang tính thời sự: Câu hỏi thời sự ra dựa vào những sự kiện nóng bỏng đang xảy ra, hoặc năm kỷ niệm chẵn. Ví dụ: Năm 2003 * Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình Trung Đông luôn căng thẳng và không ổn định? * Diễn biến, ý nghĩa của chiến thắng Xtalingát 2/2/1943? 3) Kết quả đạt được: 3.1) Kết quả tốt nghiệp môn lịch sử năm học 2000 - 2001 Tổng số Kết quả học sinh Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 dự thi TS % TS % TS % TS % 94 27 28,7 59 62,7 8 8,5 0 0 9
- C: Kết thúc vấn đề: Tóm lại: Phương pháp ôn tập lịch sử lớp 9 cuối cấp trung học cơ sở là nhằm cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức lịch sử nhằm trang bị cho học sinh một hành trang để các em bước vào bậc trung học phổ thông. Với phương pháp này học sinh sẽ tiếp nhận kiến thức một cách nhanh chóng và có sức bền hơn. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức lịch sử, sử dụng thành thục hệ thống phương pháp trong qúa trình giảng dạy. Quá trình thực hiện phương pháp là đúc rút từ kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy. Mong muốn của bản thân là góp một phần tiếng nói chung vào quá trình đổi mới môn học để học sinh hiểu rõ lịch sử thế giới và dân tộc một cách hoàn thiện hơn./. Nga Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2003 Tác giả Nghiêm Đức Hữu 11
- sở giáo dục và đào tạo thanh hoá Phòng giáo dục huyện nga sơn Trường Trung học cơ sở nga thành người thực hiện: Nghiêm Đức Hữu Tổ bộ môn: lịch sử Đơn vị công tác: Trường THCS nga thành sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: phương pháp ôn tập lịch sử lớp 9 trung học cơ sở Năm học 2002 - 2003 13