Báo cáo biện pháp Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí theo hướng mở đối với học sinh lớp 9

         Có thể nói, trong chương trình phổ thông, môn Văn có vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách, năng lực, ngôn ngữ cho học sinh. Thông thường môn Ngữ văn gồm các phân môn: Văn bản, Tiếng Việt, Làm văn. Trong đó phân môn Làm văn có vị trí hết sức quan trọng, bởi lẽ nó quyết định việc nhận định, đánh giá khả năng diễn đạt ngôn ngữ của học sinh. Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn những năm trước đây thường chỉ tập trung vào kiểu bài nghị luận văn học. Tuy nhiên trong những năm gần đây kiểu văn nghị luận xã hội đã được chú trọng hơn trong các nhà trường. Bởi văn nghị luận xã hội đã trở thành tiêu chí đánh giá đối với học sinh qua những bài kiểm tra, thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10 và ngay cả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông rồi đến kì thi Đại học. Sự chuyển biến này là cơ hội và cũng là thách thức đối với học sinh. Rèn luyện văn nghị luận xã hội giúp học sinh không chỉ hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm của mình, mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn đề xã hội. Thế nên thách thức đặt ra đối với học sinh và giáo viên không phải là nhỏ. Học sinh quá quen với tư duy văn học còn với nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý thì ngữ liệu trong đề thi là ngoài sách giáo khoa thế nên các con lúng túng, khó nắm bắt được nội dung ý nghĩa. Hơn nữa, học sinh còn hạn chế về kiến thức về xã hội, tài liệu tham khảo nghị luận xã hội không nhiều, kĩ năng làm bài chưa thuần thục, dung lượng một bài không được quá dài, chỉ được viết trong một thời gian ngắn về một vấn đề trong cuộc sống chứ không phải cố định ở một văn bản trong sách giáo khoa...Tất cả những điều đó tạo nên áp lực, gây khó khăn cho học sinh.

 Trong những năm qua, bản thân tôi luôn được phân công giảng dạy môn Ngữ văn, tôi luôn có ý thức trong việc giảng dạy, cập nhật những yêu cầu mới, đặc biệt đã chú trọng rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài nghị luận văn học nói chung và bài nghị luận xã hội nói riêng, vì đây là một vấn đề đang được xem là mới và khó. Xuất phát từ  tầm quan trọng và thực trạng của việc làm bài nghị luận xã hội ở trường Trung học cơ sở hiện nay, để tạo tiền đề cho việc học và làm văn của các em ở các bậc học tiếp theo, tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí theo hướng mở đối với học sinh lớp 9”.

docx 13 trang thuhoaiz7 20/12/2022 3460
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí theo hướng mở đối với học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_ren_ki_nang_viet_doan_van_nghi_luan_xa_hoi.docx

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí theo hướng mở đối với học sinh lớp 9

  1. Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý theo hướng mở đối với học sinh lớp 9 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Có thể nói, trong chương trình phổ thông, môn Văn có vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách, năng lực, ngôn ngữ cho học sinh. Thông thường môn Ngữ văn gồm các phân môn: Văn bản, Tiếng Việt, Làm văn. Trong đó phân môn Làm văn có vị trí hết sức quan trọng, bởi lẽ nó quyết định việc nhận định, đánh giá khả năng diễn đạt ngôn ngữ của học sinh. Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn những năm trước đây thường chỉ tập trung vào kiểu bài nghị luận văn học. Tuy nhiên trong những năm gần đây kiểu văn nghị luận xã hội đã được chú trọng hơn trong các nhà trường. Bởi văn nghị luận xã hội đã trở thành tiêu chí đánh giá đối với học sinh qua những bài kiểm tra, thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10 và ngay cả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông rồi đến kì thi Đại học. Sự chuyển biến này là cơ hội và cũng là thách thức đối với học sinh. Rèn luyện văn nghị luận xã hội giúp học sinh không chỉ hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm của mình, mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn đề xã hội. Thế nên thách thức đặt ra đối với học sinh và giáo viên không phải là nhỏ. Học sinh quá quen với tư duy văn học còn với nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý thì ngữ liệu trong đề thi là ngoài sách giáo khoa thế nên các con lúng túng, khó nắm bắt được nội dung ý nghĩa. Hơn nữa, học sinh còn hạn chế về kiến thức về xã hội, tài liệu tham khảo nghị luận xã hội không nhiều, kĩ năng làm bài chưa thuần thục, dung lượng một bài không được quá dài, chỉ được viết trong một thời gian ngắn về một vấn đề trong cuộc sống chứ không phải cố định ở một văn bản trong sách giáo khoa Tất cả những điều đó tạo nên áp lực, gây khó khăn cho học sinh. Trong những năm qua, bản thân tôi luôn được phân công giảng dạy môn Ngữ văn, tôi luôn có ý thức trong việc giảng dạy, cập nhật những yêu cầu mới, đặc biệt đã chú trọng rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài nghị luận văn học nói chung và bài nghị luận xã hội nói riêng, vì đây là một vấn đề đang được xem là mới và khó. Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng của việc làm bài nghị luận xã hội ở trường Trung học cơ sở hiện nay, để tạo tiền đề cho việc học và làm văn của các em ở các bậc học tiếp theo, tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí theo hướng mở đối với học sinh lớp 9”. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Một số vấn đề lý luận có liên quan 1.1. Nghị luận xã hội: - Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dung lý lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức Nghị luận xã hội là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc, đánh giá các vấn đề liên quan đến con người, đến xã hội, đến các mối quan hệ của con người 1/10
  2. Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý theo hướng mở đối với học sinh lớp 9 không phải học sinh nào cũng làm được. Đối học sinh lớp 9 ở Trường trung học cơ sở Lý Thường Kiệt thì các em còn kém về kĩ năng tạo lập văn bản và rất hiếm có những bài nghị luận có được sức hấp dẫn, thuyết phục bởi cách lập luận rõ ràng, chính xác, đầy đủ và chặt chẽ từng luận điểm, luận cứ Bài viết của các em khi thì sai về yêu cầu thao tác nghị luận, khi lại không sát, không đúng với nội dung nghị luận của đề bài. Ví dụ đề yêu cầu nghị luận về tư tưởng đạo lí lại làm sang nghị luận về hiện tượng sự việc đời sống. Qua theo dõi, thống kê khi chưa áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy thì chất lượng của các bài kiểm tra về dạng bài nghị luận xã hội lớp 9 tôi dạy trong năm học 2021 – 2022 như sau: Số HS không biết Số HS biết cách làm Số HS làm bài ở Sĩ Lớp cách làm bài bài ở mức trung bình mức khá số SL % SL % SL % 9A3 40 18 45 18 45 4 10 Thực tế trên đã khiến tôi có nhiều trăn trở, lo âu. Trong tình hình chung, học sinh ngại học văn, ngại làm văn đặc biệt là làm văn nghị luận xã hội. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh yêu thích môn văn, không còn ngại làm kể cả văn nghị luận xã hội? Xác định được điều đó nên trong năm học mới, tôi đã có chủ động thực hiện chuyên đề về việc rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí theo hướng mở đối với học sinh lớp 9 cùng với việc phối kết hợp với những phương pháp dạy học phù hợp để giúp cho học sinh tiếp thu bài học một cách hiệu quả nhất 3. Các biện pháp đã tiến hành Để tiến hành viết và hoàn thiện một đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý theo hướng mở khoảng 200 chữ với đề bài được gắn liền với nội dung văn bản phần đọc – hiểu, trong quá trình dạy – học giáo viên cần rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cần thiết sau đây: 3.1. Hướng dẫn xác định các yêu cầu chung 3.1.1. Yêu cầu về nội dung - Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. 3.1.2. Yêu cầu về hình thức - Đoạn văn nghị luận xã hội mức độ yêu cầu của đề thi có dung lượng khoảng 2/3 trang giấy thi. - Bố cục: đủ ba phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) - Bàn luận, đánh giá phải có luận điểm rõ ràng, được trình bày bằng các luận cứ xác thực, bằng các phép lập luận phù hợp, lời văn có sức thuyết phục. 3.1.3. Nhận diện dạng đề về tư tưởng, đạo lí - Các vấn đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí khá đa dạng, thường gặp là: 3/10
  3. Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý theo hướng mở đối với học sinh lớp 9 + Bàn luận mở rộng vấn đề (phê phán những biểu hiện sai lệch, bác bỏ cái xấu, cái tiêu cực, bênh vực cái tốt, tích cực) + Bài học trong nhận thức và hành động: lời khuyên, mong ước * Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề - Với đề bài nêu trên, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập dàn ý như sau: * Mở đoạn: Sự cống hiến có giá trị vô cùng to lớn trong cuộc sống của con người * Thân đoạn: + Giải thích vấn đề: Cống hiến là sự đóng góp phần vật chất, tinh thần, trí tuệ, sức lực của bản thân cho cộng đồng mà không đòi hỏi lợi ích cho mình. + Phân tích, chứng minh, bàn luận về giá trị của sự cống hiến trong cuộc sống con người: khiến cho tâm hồn thoải mái, yêu đời, thấy cuộc sống có ý nghĩa được mọi người yêu mến, tôn trọng và noi theo. Xây dựng được những giá trị tốt đẹp cho xã hội, khơi dậy ý thức trách nhiệm cho công đồng ( Dẫn chứng: những y bác sĩ làm tăng giờ, tăng ca vì bệnh nhân côvid là tấm gương đẹp về sự cống hiến; những con người lao động lặng thầm ở nơi nguy hiểm; những tấm gương tình nguyện xả thân giúp đồng bào vùng lũ ) + Bàn luận mở rộng: Nếu không có sự cống hiến bản thân trở nên ích kỉ, hẹp hòi, cuộc sống sẽ tẻ nhạt. (dẫn chứng để làm nổi bật giá trị của sự cống hiến đó). + Bài học nhận thức và thông điệp: Bởi vậy chúng ta cần nêu cao trách nhiệm với cộng đồng, quan tâm, sẻ chia cùng mọi người để cuộc sống ý nghĩa hơn! * Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận 3.2.3. Bước 3: Hướng dẫn viết đoạn văn Đề bài : Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày vai trò của tình yêu thương. 3.2.3.1. Hướng dẫn viết mở đoạn - Học sinh rất lúng túng khó khăn khi viết mở đoạn vì chưa biết cách để viết nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh: + Mở đoạn cần giới thiệu được vấn đề cần nghị luận đã đặt ra ở phần đề bài để lát nữa phần thân bài sẽ giải quyết. Vì thế phần mở đoạn không được đi quá sâu. Ví dụ mở đoạn: Một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người ấy là tình yêu thương . Vậy chúng ta nên hiểu thế nào về đức tính này, tôi và các bạn cùng bàn luận nhé". 3.2.3.2. Hướng dẫn viết thân đoạn - Phần thân đoạn bao gồm nhiều ý nhỏ để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận, vì vậy các câu văn trong đoạn đều phải tập trung hướng vào chủ đề. Đoạn văn có nội dung rõ ràng, diễn đạt lưu loát, hành văn trong sáng, có sử dụng lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh thuyết phục người đọc, người nghe. Giữa các câu trong đoạn văn 5/10
  4. Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý theo hướng mở đối với học sinh lớp 9 - Giáo viên hướng dẫn học sinh để làm được dạng bài này, các em cần đọc và hiểu nội dung câu chuyện (là cuộc tranh luận giữa hai hạt mầm: Hạt mầm thứ nhất: sống đầy mơ ước, hoài bão, khát khao hướng tới những điều cao đẹp; dũng cảm đương đầu với khó khăn, thử thách Hạt mầm thứ hai: luôn lo lắng, nhút nhát, nằm im chờ đợi cơ hội đến mà không tự vươn lên và cuối cùng bị chú gà mổ). Từ đó hiểu được thông điệp gợi ra từ câu chuyện là gì? (con đường để đạt được ước mơ). 3.3.2. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý: - GV hướng dẫn học sinh bám theo bố cục của bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí để làm bài: * Mở đoạn: con người ai cũng có ước mơ, hoài bão * Thân đoạn: - Giải thích: Ước mơ là ước mong, khát vọng, là những gì tốt đẹp mà ta luôn hướng tới. Mỗi người sẽ có những ước mơ khác nhau Con đường đạt được ước mơ chính là cách thức để ta biến ước mơ thành hiện thực.(ý chí, nỗ lực, qua mục tiêu, phương hướng, kế hoạch, hành động cụ thể ) - Nêu ý nghĩa của con đường để đạt được ước mơ: + Ước mơ chính là động lực thúc đẩy ta hành động. Con đường là cách thức định hướng cho ta lối đi, là cẩm nang cần thiết để đạt được ước mơ của mình + Có nỗ lực, có hành động mới có thể biến giấc mơ thành hiện thực + Người có ước mơ là người sống có lí tưởng riêng và nhất định sẽ thành công với những sự lựa chọn của mình - Bàn bạc mở rộng: Phê phán những người chỉ biết mơ ước mà không biết nỗ lực, không hành động cụ thể; những kẻ bất chấp tất cả để đạt được ước muốn của mình. - Cách hành động: Con đường thực hiện ước mơ: + Không ngừng nâng cao năng lực của bản thân, trau dồi tri thức và kĩ năng. Không chùn bước trước khó khăn, sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại. Con đường thực hiện ước mơ phải bắt đầu từ ngày hôm nay, từ những bước nhỏ nhất. + Điều quan trọng nhất trong quá trình đi đến ước mơ đôi khi không phải là đích đến mà là hành trình. - Liên hệ bản thân: Em có ước mơ gì? Em đã lựa chọn con đường nào để thực hiện những ước mơ đó? * Kết đoạn: khẳng định lại vai trò ý nghĩa của ước mơ 3.3.3. Bước 3: Hướng dẫn viết đoạn văn - Dựa vào dàn ý, học sinh viết thành đoạn văn theo bố cục hợp lí với đủ ba phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) "Con người chúng ta từ khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành, ai cũng có một ước mơ, hoài bão của riêng mình. Ước mơ là ước mong, khát vọng, là những gì 7/10