Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng các thủ thuật để rèn kỹ năng nghe cho học sinh THCS

Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ rất phổ biến hiện nay. Trong cuộc sống hiện nay nhu cầu giao tiếp, học tập và nghiên cứu hầu hết đều sử dụng bằng Tiếng Anh. Thực hiện chương trình đổi mới SGK , giảm tải chương trình, đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của hoc sinh, lấy học sinh làm trung tâm . Cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được quan tâm và được phối hợp trong các bài tập và các hoạt động trên lớp.Một trong 4 kỹ năng mà người học tiếng Anh nói chung, học sinh THCS nói chung nói riêng, thường gặp những khó khăn nhất định trong quá trình học đó là kỹ năng nghe.
doc 27 trang thuhoaiz7 20/12/2022 7840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng các thủ thuật để rèn kỹ năng nghe cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_cac_thu_thuat_de_ren_ky_nang_n.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng các thủ thuật để rèn kỹ năng nghe cho học sinh THCS

  1. Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng các thủ thuật để rèn kỹ năng nghe cho học sinh T.H.C.S A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ rất phổ biến hiện nay. Trong cuộc sống hiện nay nhu cầu giao tiếp, học tập và nghiên cứu hầu hết đều sử dụng bằng Tiếng Anh. Thực hiện chương trình đổi mới SGK , giảm tải chương trình, đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của hoc sinh, lấy học sinh làm trung tâm . Cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được quan tâm và được phối hợp trong các bài tập và các hoạt động trên lớp.Một trong 4 kỹ năng mà người học tiếng Anh nói chung, học sinh THCS nói chung nói riêng, thường gặp những khó khăn nhất định trong quá trình học đó là kỹ năng nghe. Trên thực tế để có được kỹ năng nghe tiếng Anh thì người học ngoại ngữ phải có quá trình luyện tập nghe thường xuyên, lâu dài với những hình thức và nội dung nghe khác nhau. Việc dạy và học nghe môn tiếng Anh tuy không còn mới mẻ nhưng khó đối với tất cả giáo viên và học sinh bậc THCS. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ phần nào giúp bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp dần khắc phục những khó khăn trên để tiến hành dạy nghe môn tiếng Anh có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học. Đó cũng là lý do mà tôi chọn đề tài này. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Với việc nghiên cứu thành công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp giáo viên có được những kinh nghiệm sau: a) Cách thức tổ chức một tiết dạy nghe có hiệu quả b) Các bước tiến hành một tiết dạy nghe có hiệu quả c) Hướng dẫn học sinh tự luyện tập, rèn luyện để có kỹ năng và kỷ xảo nghe tiếng Anh. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. - Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ người thực hiện đề tài, đồng nghiệp và người thực hiện đề tài tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy. - Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thể nghiệm theo từng 1/27
  2. Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng các thủ thuật để rèn kỹ năng nghe cho học sinh T.H.C.S B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN ❖ Mục đích dạy học: Mục đích của việc dạy ngoại ngữ không phải là cung cấp cho học sinh kiến thức của ngôn ngữ đó, mà mục đích cuối cùng của việc dạy ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng là dạy học sinh khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Khả năng giao tiếp của học sinh thể hiện qua các kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Kỹ năng nghe tiếng Anh của học sinh được hình thành qua một quá trình học tập rèn luyện trong môi trường Anh ngữ. Ngoài việc học tập ở trường lớp, học sinh phải tự học tập rèn luyện nghe thông qua các hình thức và các phương thức khác nhau. Kỹ năng nghe là khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ vào mục đích nghe hiểu bằng tiếng Anh. 2.CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1 Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả của tiết dạy nghe. a) Giáo viên: Với phương pháp dạy học mới, tích cực thì giáo viên đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển học sinh hoạt động trong giờ học. Để tiến hành một tiết dạy nghe có hiệu quả thì giáo viên cần thực hiện tốt các yếu tố cơ bản sau: Chọn và sử dụng linh hoạt các kỷ thuật dạy nghe phù hợp với từng nội dung bài dạy. Tổ chức, điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lý. Sử dụng thành thạo các phương tiện, các đồ dùng dạy học phục vụ dạy nghe. Sáng tạo ra các đồ dùng dạy học phù hợp phục vụ cho tiết dạy. Truyền cảm, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. Để nghe tốt phụ thuộc rất nhiều vào cách phát âm. Năng lực chuyển đổi thói quen phát âm nhiều khi có tác dụng quyết định đến khả năng hiểu được người khác nói và làm cho người khác hiểu được mình nói gì. Do đó để đặt nền tảng cho việc hình thành một năng lực tốt về nghe cho học sinh, người thầy không thể không quan tâm đúng mức đến việc dạy phát âm. b) Phương pháp - kỹ thuật dạy nghe (Listening Techniques) Phương pháp dạy nghe (Listening techniques) được quy định bởi nội dung dạy nghe, nói cách khác, nội dung bài dạy nghe chi phối việc lựa chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp, các kỹ thuật dạy nghe. Mỗi kỹ thuật dạy học phù hợp 3/27
  3. Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng các thủ thuật để rèn kỹ năng nghe cho học sinh T.H.C.S Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy, vì vậy nhiều tiết dạy nghe trở nên sinh động , có sức lôi cuốn và đạt hiệu quả cao. Sử dụng vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình dạy nghe: băng đĩa hình máy cassette, đầu video, đèn chiếu. cắt bài nghe theo từng phần . b- Về phía học sinh: Học sinh đã được quen với môn học nghe. Nhiều học sinh đã nghe và nhận biết được giọng đọc, nói của người bản ngữ. Phần lớn học sinh nghe được những bài nghe có nội dung đơn giản, vừa phải thực hiện được các yêu cầu, bài tập của giáo viên sau khi nghe lần 3 Hầu hết các em đã hình thành được kỹ năng nghe hiểu cơ bản. Một số học sinh đã hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận dụng linh hoạt trong học tập. 2- Tồn tại: a- Giáo viên: Vẫn còn một số khó khăn nhất định trong việc thực hiện các thao tác, kỹ thuật dạy nghe, trong việc lựa chọn các kỹ thuật cho phù hợp với từng tiết dạy, từng giai đoạn của tiết dạy. b- Học sinh: Động cơ để nghe hiểu bằng tiếng Anh còn hạn chế. Nhiều em ít có cơ hội để nghe, ít tiếp cận với các thông tin đại chúng mà qua đó có thể nghe tiếng Anh. Một số em còn ngại nghe và nói bằng tiếng Anh, còn sợ bị mắc lỗi. Học sinh chưa quen với tốc độ đọc, nói trong băng của người Anh. c- Điều tra cụ thể: Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đảm nhận lớp 6A7 và 7A6. Với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành, rút kinh nghiệm. Ngay từ đầu năm học tôi đã định hướng cho mình một kế hoạch và phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh do lớp mình phụ trách. Qua điều tra, tôi đã nhận ra rằng hầu hết các em nắm từ vựng không chắc, phát âm không đúng, kỹ năng nghe và giao tiếp bằng tiếng Anh còn hạn chế. Kết quả điều tra cụ thể như sau: Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém Lớp TSHS SL % SL % SL % SL % SL % 6A7 47 5 11% 15 32% 23 49% 4 8% 0 0 9 7A6 50 3 6% 15 30% 26 52% 6 12% 0 0 5/27
  4. Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng các thủ thuật để rèn kỹ năng nghe cho học sinh T.H.C.S mới là có nhiều tranh hình minh hoạ. Việc tận dụng đến mức tối đa các tranh hình trong SGK để giúp học sinh hiểu bài học mới là việc cần chú trọng trong tất cả các bài học. + Tranh hình minh họa: ( tự tạo hoặc mua ) để giới thiệu và luyện tập bài mới là yêu cầu bắt buộc. Không yêu cầu hình minh họa phải đảm bảo tính thẩm mĩ cao, nhưng phải có sự liên hệ thực tế gần gũi với nội dung bài học. Nếu không có điều kiện mua thì có thể phóng to tranh minh hoạ trong SGK Cần phải lên một giáo án hợp lý, khoa học. + Giáo viên cần hoạch định rõ hoạt động của thầy, hoạt động của trò, thời gian cho các hoạt động, các yêu cầu của từng bài tập, các phương án trả lời của học sinh Trao đổi, thảo luận về phương án giảng dạy. Hiệu quả của tiết dạy nghe sẽ được nâng cao hơn nếu phương án giảng dạy được đưa ra thảo luận cùng đồng nghiệp trước khi dạy việc làm này không chỉ mang lại kết quả tích cực cho tiết dạy nghe mà kỹ năng khác cũng có kết quả như vậy. b) Đối với học sinh Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học tới bằng cách: Ra hệ thống các câu hỏi gợi mở về bài mà các em sắp được học để học sinh có thời gian suy nghĩ, tìm hiểu tài liệu Yêu cầu học sinh thực hiện một số bài tập liên quan đến nội dung tiết dạy nghe mà đối với các tiết dạy kỹ năng khác cũng có kết quả như vậy. Khuyến khích, động viên học sinh tự tin, chủ động, sáng tạo nêu ra những vấn đề, câu hỏi có liên quan đến nội dung bài dạy 2. THỰC HIỆN TỐT TIẾN TRÌNH DẠY NGHE Đối với một tiết dạy ngữ pháp hay từ vựng, thông thường trong tiến trình của tiết dạy có 3 giai đoạn đó là: Presentation - Practice - Production. Tiến trình của một tiết dạy nghe cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Listening, While - Listening, và Post - Listening. Tiến trình dạy học này không những giúp học sinh nắm hiểu bài mà còn giúp các em sử dụng kỹ năng nghe trong giao tiếp thực tế. Song vấn đề đầu tiên là giáo viên cần phải xác định rõ ràng mục đích yêu cầu cầu của từng bài nghe cụ thể để từ đó định hướng cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ trong những giai đoạn tiếp theo. 7/27
  5. Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng các thủ thuật để rèn kỹ năng nghe cho học sinh T.H.C.S Only half the statements are true Students copy the numbers of the statements in their notebooks. In pairs students predict which of the statements are true and underline the numbers ( or mark them T/F) Students call out their predictions Teacher does not say if they are right or wrong. The teacher reads the text. Student tick the predictions that are right and any they didn’t guess. Students pair- compare and if they are any disagreements the teacher reads the text again until everyone agree. English 6 - Unit 7: Skills 2 Statements T F a. The first programme starts at 7.30 X b. There are two programmes starting at the same time c. The cartoon lasts for 25 minutes d. The film starts at 10 o’clock e. We will know how to make a Dog House at 8.30 - Ask Ss to read the statements in the exercises 2 (p.13) - Get Ss to guess which is true, which is false - Ask Ss to share their ideas with their friends. - Give feedback - Let Ss listen to the conversation again and tick in the correct boxes: ❖ Open Prediction The teacher doesn’t give the students any statements. The teacher only sets the scene and gets students to predict some of the things they think they will hear in the text. Students write down their predictions Students make their own listening guides The teacher reads the listening text and students tick their correct predictions. English 9-Unit 1: Teacher tells Ss that “Tim is taking Carol to visit some places. Ask them to think of five things that Tim and Carols are doing.” - T elicits from Ss: 9/27