Báo cáo biện pháp Xây dựng hệ thống câu hỏi trong tiết đọc – hiểu văn bản Ngữ văn ở cấp trung học cơ sở

I. Lý do chọn đề tài

      Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, hệ thống giáo dục cũng ngày càng có những bước phát triển để phù hợp với nhu cầu mới. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học cũng như đào tạo học sinh về mọi mặt, giáo viên là người đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, đổi mới phương pháp dạy học qua từng bài học. Xác định được nhiệm vụ trên, bộ môn Ngữ Văn – bộ môn có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người – cần có những biện pháp thiết yếu để gợi mở kiến thức, đồng thời phát huy tính tính cực, chủ động của các em. Không những giúp nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn ở cấp trung học cơ sở (THCS), mà còn hoàn thành mục tiêu lý tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam.

      Trong quá trình soạn giáo án giảng dạy và từ kinh nghiệm thực tế, tôi nhận thấy khâu thiết kế, xây dựng được một hệ thống câu hỏi là khâu khó khăn nhất, mất nhiều thời gian nhất. Đây cũng là băn khoăn, trăn trở của không ít đồng nghiệp. Phải làm sao để đáp ứng được yêu cầu bài học? Làm thế nào để tìm ra cách đơn giản nhất đưa các em học sinh đến được với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản? Chính vì thế, tôi đã tìm tòi, học hỏi, đầu tư nhiều thời gian cho khâu xây dựng hệ thống câu hỏi trong đó áp dụng xen kẽ các dạng câu hỏi khác nhau. Do vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi trong tiết đọc – hiểu văn bản Ngữ văn ở cấp trung học cơ sở” để chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy của mình với các đồng nghiệp những ở một khâu khá quan trọng trong tiến trình dạy học một tiết đọc - hiểu văn bản.

 

II. Mục đích đề tài: 

  • Đổi mới phương pháp dạy – học phù hợp với đối tượng học sinh theo định hướng phát triển năng lực, nâng cao năng lực đọc – hiểu cảm thụ văn chương, năng lực tạo lập văn bản để nâng cao hiệu quả giờ học ngữ văn.
  • Giúp học sinh củng cố hệ thống hóa các kiến thức đã và đang học, khai thác triệt để kiến thức bài dạy gây hứng thú học tập cho học sinh
  • Khơi dậy năng lực thẩm mĩ của học sinh để các em biết yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp.
  • Qua các bài học giáo dục cho học sinh lòng tự hào dân tộc, tình yêu đối với thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước; ý thức đối với cội nguồn, tự hào về lịch sử dân tộc; lòng nhân ái, vị tha; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; có tinh thần tự học và ý thức nghề nghiệp; trung thực và có trách nhiệm, có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật, góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam.

 

III. Đối tượng nghiên cứu:

  • Học sinh lớp 6 Trường Trung học cơ sở.

 

IV. Phương pháp nghiên cứu:

  • Quan sát sư phạm.
  • Điều tra thực tế trong quá trình giảng dạy.
  • Thực nghiệm sư phạm.
  • Tổng kết kinh nghiệm.

 

V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

      Đề tài được nghiên cứu từ năm học 2018 đến nay; trong phạm vi giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6 tại trường THCS.

docx 12 trang thuhoaiz7 20/12/2022 5220
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Xây dựng hệ thống câu hỏi trong tiết đọc – hiểu văn bản Ngữ văn ở cấp trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_xay_dung_he_thong_cau_hoi_trong_tiet_doc_h.docx

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Xây dựng hệ thống câu hỏi trong tiết đọc – hiểu văn bản Ngữ văn ở cấp trung học cơ sở

  1. 1/10 MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài . 1 II. Mục tiêu đề tài . 1 III. Đối tượng nghiên cứu 2 IV. Phương pháp nghiên cứu . 2 V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 2 B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. Cơ sở lý luận 3 II. Cơ sở thực tiễn . 3 III. Thực trạng giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THCS 4 IV. Các giải pháp 5 1. Học sinh biết cách phân loại các dạng câu hỏi 5 2. Hướng dẫn học sinh thực hành trả lời câu hỏi đoc – hiểu theo từng bước . 6 3. Kết quả . 7 C. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận 8 II. Khuyến nghị 8 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc – hiểu các văn bản trong chương trình ngữ văn 6
  2. 3/10 và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; có tinh thần tự học và ý thức nghề nghiệp; trung thực và có trách nhiệm, có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật, góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam. III. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp 6 Trường Trung học cơ sở. IV. Phương pháp nghiên cứu: - Quan sát sư phạm. - Điều tra thực tế trong quá trình giảng dạy. - Thực nghiệm sư phạm. - Tổng kết kinh nghiệm. V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu từ năm học 2018 đến nay; trong phạm vi giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6 tại trường THCS. Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc – hiểu các văn bản trong chương trình ngữ văn 6
  3. 5/10 III . Thực trạng giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS: Xét thực trạng ở khối lớp 6 có nhiều em học sinh chưa thực sự yêu thích môn Văn, các em vào lớp chưa tích cực, chủ động, về nhà không chuẩn bị bài. Thức tế trong một lớp học sự tiếp thu kiến thức của các em học sinh không đồng đều, có một số em giáo viên chỉ giảng hoặc gợi ý một lần là hiểu bài, phát hiện vấn đề nhạy bén, nhưng nhhững em học sinh này chiếm tỷ lệ rất ít trong một lớp học, đa số các em còn thụ động, chưa tích cực tìm hiểu bài thông qua các câu hỏi đọc – hiểu. Các em chưa biết cách cũng như chưa dám đặt câu hỏi để tìm hiểu các tác phẩm văn học dẫn đến tình trạng học sinh chưa hiểu bài, học yếu môn Ngữ văn rất nhiều. Qua khảo sát chất lượng đầu năm 2019 – 2020, kết quả như sau: Lớp TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 6A6 41 3 7.3 6 14.7 23 56.1 6 14.6 IV. Các giải pháp: 1. Học sinh biết cách phân loại dạng câu hỏi: Để giảng dạy bộ môn Ngữ văn phần văn bản, người giáo viên có rất nhiều phương pháp. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, giải pháp tốt nhất để học sinh cảm nhận được tác phẩm văn học đó là hệ thống câu hỏi đọc – hiểu. Bản thân người giáo viên phải có kiến thức thực sự đầu tư nghiên cứu để tích lũy được kinh nghiệm, làm bài học có nội dung phong phú. Quá trình ấy bao gồm nhiều giai đoạn: bước đầu tiếp cận, hiểu nội dung, phát triển nội dung, đánh giá, nhận xét, bình luận Vì vậy, khi xây dựng hệ thống câu hỏi, giáo viên cần chú ý đến yêu cầu cụ thể của từng mục để có hướng xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp. Việc giảng dạy tri thức thường phải dựa trên nền tảng đã biết của học sinh, phương pháp đặt câu hỏi đúng cách sẽ khiến học sinh nhớ thông tin tốt hơn, học bài có cảm giác thú vị hơn, biết tự phát hiện những chi tiết nghệ thuật độc đáo hoặc tiếp thu kiến thức mới, khơi gợi ý tưởng cảm xúc, sự liên tưởng nào đó, đôi khi còn tìm ra những điều mới lạ dưới góc nhìn riêng – điều này ta nên ghi nhận và khuyến khích. Nhìn chung, trong một giờ dạy học đọc-hiểu văn bản ta nên xây dựng có một số dạng câu hỏi chính như sau: Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc – hiểu các văn bản trong chương trình ngữ văn 6
  4. 7/10 f. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Là dạng câu hỏi mà giáo viên đưa ra câu hỏi và nhiều đáp án cho học sinh lựa chọn đáp án đúng nhất trên cơ sở những kiến thức đã được lĩnh hội. Nhờ đó, giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá ngay tại chỗ mức độ nhận thức của học sinh về nội dung kiến thức bài học.Từ việc cung cấp kiến thức qua hệ thống câu hỏi phù hợp, giáo viên sẽ dần dần hình thành các kĩ năng cần thiết cho học sinh như: kĩ năng tự học; kĩ năng đánh giá; khả năng làm việc theo nhóm một cách khoa học và hiệu quả, Như thế, giờ học sẽ thực sự là của học sinh, do học sinh tự hoạt động để chiếm lĩnh, và ghi nhớ lâu hơn về văn bản. 2. Hướng dẫn học sinh thực hành trả lời câu hỏi đọc – hiểu theo từng bước: Học sinh nắm vững 3 mức độ câu hỏi: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng (thấp) * Phương pháp chung - Bước 1: Phải đọc thật kỹ văn bản. - Bước 2: Đọc hết các câu hỏi một lượt, đồng thời gạch chân dưới trọng tâm mỗi câu hỏi - Bước 3: Lần lượt trả lời từng câu Học sinh trả lời câu hỏi cụ thể với mỗi mức độ câu hỏi a. Ở câu nhận biết: Là loại câu hỏi yêu cầu học sinh tái hiện lại các kiến thức đã biết hoặc đã học trước đây. Cần lưu ý một số dấu hiệu: chính, chủ yếu, các, những, một, một số * Loại câu hỏi này thường có dạng: - Chỉ ra PTBĐ chính là đáp án chỉ có một và phải chính xác - Chỉ ra các PTBĐ đáp án phải từ hai trở lên và phải chính xác - Nếu yêu cầu nhận biết từ ngữ, hình ảnh: Cần đọc kĩ xen từ ngữ, hình ảnh đó hướng tới nghĩa gì. - Cần nắm chắc các biện pháp tu từ đã học. Phát hiện và chỉ rõ các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn/ văn bản ? b. Ở câu thông hiểu: Là loại câu hỏi yêu cầu học sinh hiểu được các khái niệm cơ bản, có khả năng giải thích, diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình và có nêu câu hỏi và trả lời được các câu hỏi tương tự hoặc gần với các ví dụ đã được học trên lớp. * Loại câu hỏi này thường có dạng: Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc – hiểu các văn bản trong chương trình ngữ văn 6
  5. 9/10 của học sinh trong lớp. Mục tiêu chung của bài học phải được gắn với trình độ nhận thức của lớp học để thiết kế các câu hỏi sao cho vừa đảm bảo sự phân hoá từ dễ đến khó, lại vừa đảm bảo được tính tích hợp của chương trình. 5. Kết quả: Thực hiện ý tưởng của mình, trên cơ sở bám sát chương trình SGK ngữ văn 6. Tôi nhận thấy rằng đa số các em học sinh hiểu bài, mạnh dạn đưa ra các ý kiến, quan điểm của mình, biết nêu lên những thắc mắc của bản thân để cùng nhau giải quyết nên các em đã khắc sâu kiến thức, khi hướng dẫn tìm hiểu các văn bản các em đã tích cực, chủ dộng tham gia thảo luận nhóm khi giáo viên yêu cầu. Biết vận dụng các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để khai thác nội dung bài học, biết cảm nhận bằng đoạn văn ngắn, biết vận dụng các kỹ năng vào trong việc tìm hiểu cái hay, cái đẹp của văn bản. Sau hai năm ứng dụng, kết quả tôi đạt được như sau: Khi chưa hướng dẫn học sinh xây dựng hệ thống câu hỏi đọc – hiểu Kết quả HKI năm học 2019 - 2020 Lớp TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 6A6 41 7 17.0 18 43.9 14 31.4 2 4.8 Khi đã hướng dẫn học sinh xây dựng hệ thống câu hỏi đọc – hiểu Kết quả HKII năm học 2019 - 2020 Lớp TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 6A6 41 13 31.7 23 43.9 5 12.1 0 0 Qua kết quả đạt được như trên tôi nhận thấy rằng các em đã nắm vững kiến thức, rút ra được những kỹ năng cần thiết để tìm hiểu một văn bản. Từ đó, các em đã có sự yêu thích môn Văn và đạt kết quả cao hơn trong học tập. Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc – hiểu các văn bản trong chương trình ngữ văn 6
  6. 11/10 Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi về xây dựng hệ thống câu hỏi đọc – hiểu các văn bản trong chương trình ngữ văn 6, do vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự dóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi và không sao chép nội dung của người khác. Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc – hiểu các văn bản trong chương trình ngữ văn 6