Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

Giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông nói chung, cho học sinh trung học cơ sở nói riêng là vấn đề đang được Đảng và nhà nước quan tâm được quy định rõ ràng trong các điều khoản của luật giáo dục Việt Nam 2005, cụ thể là:

 Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

 Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản tiếng việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.

Giáo dục định hướng nghề nghiệp là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện đã được xác định trong luật giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục và chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục định hướng nghề nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội.

doc 18 trang thuhoaiz7 20/12/2022 8162
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_dinh_huong_nghe_nghiep_cho_ho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS LỆ CHI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP Lĩnh vực: Quản lý Tác giả: Nguyễn Văn Dẫn Cấp học: THCS Đơn vị công tác: Trường THCS Lệ Chi Chức vụ: Phó hiệu trưởng NĂM HỌC 2019-2020
  2. Giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÍ DO CHỌ ĐỀ TÀI Giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông nói chung, cho học sinh trung học cơ sở nói riêng là vấn đề đang được Đảng và nhà nước quan tâm được quy định rõ ràng trong các điều khoản của luật giáo dục Việt Nam 2005, cụ thể là: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản tiếng việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp. Giáo dục định hướng nghề nghiệp là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện đã được xác định trong luật giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục và chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục định hướng nghề nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội. Đối với học sinh lớp 9, việc chọn trường, chọn hướng học tiếp THPT hay chuyển sang loại hình đào tạo khác là một quyết định quan trọng ảnh hưởng đến tương lai. Đối với các bậc phụ huynh, việc chọn trường gần nhà, trường phù hợp với sức học của học sinh, cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, rất được quan tâm. Hoạt động hướng nghiệp hiện nay chưa được các cấp quản lý giáo dục và các trường quan tâm đúng mức, còn nhiều địa phương và trường học chưa thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp, chất lượng hoạt động hướng nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu của học sinh và xã hội, HS cuối các cấp học và bậc học chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn ngành cho phù hợp với bản thân và yêu cầu xã hội. Ban giám hiệu các trường chỉ đẩy mạnh về tư vấn nguyện vọng, chọn trường THPT công lập, mà thiếu sự tư vấn thêm về loại hình giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và trường nghề. Đặc biệt, trong khâu làm công tác tâm lý và phân tích những yếu tố giúp phụ huynh, học sinh chọn trường chọn hướng đi phù hợp chưa được chú trọng. 2/17
  3. Giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp Phần II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP. Qua khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, tôi có những nhận định sau: Thứ nhất, nhận thức của khách thể điều tra về tầm quan trọng, vai trò trách nhiệm của nhà trường, nội dung giáo dục, các hình thức triển khai và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp tại cộng đồng huyện của mọi người chưa thống nhất. Điều đó cho thấy cần đề ra những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người để giúp cho hoạt động giáo dục định hướng nghề nghiệp đạt hiệu quả tối ưu. Thứ hai, về nội dung triển khai cần xoáy sâu vào việc xác định năng lực của bản thân học sinh và tìm hiểu nghề truyền thống của gia đình giúp các em có ý thức để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất, đồng thời giúp lưu giữ và phát triển làng nghề truyền thống cho quê hương mình. Thứ ba, các hình thức phối hợp, xây dựng kế hoạch hành động giữa nhà trường, các tổ chức xã hội và học sinh còn đơn giản, hời hợt, chưa thực hiện được thường xuyên vì vậy chưa tạo ra sự thống nhất cao cho toàn xã hội. Thứ tư, một số cán bộ quản lý của nhà trường còn chưa chủ động, tích cực tham gia cùng các lực lượng cộng đồng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục định hướng nghề nghiệp cho các em. II. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp. 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. Các giải pháp đề xuất đảm bảo đúng quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, địa phương, đúng luật định. Các giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục, không ảnh hưởng đến hoạt động chung trong nhà trường. 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống. Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động giáo dục hướng nghiệp phải được thực hiện liên tục, thường xuyên, các giải pháp phải liên kết nhau tạo thành chuỗi giải pháp nhằm nâng cao nhận thức vai trò giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học. Nguyên tắc này đòi hỏi việc đề xuất giải pháp phải đảm bảo tính chính xác, 4/17
  4. Giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh tự thuyết trình giới thiệu về nghề nghiệp mà mình yêu thích kèm theo hình ảnh minh hoạ. Đối tượng tuyên truyền có yếu tố quyết định là phụ huynh học sinh cần được quan tâm đúng mức. Cần tổ chức họp phụ huynh học sinh lớp 9 vào thời điểm thích hợp để tư vấn về định hướng chọn lựa nghề nghiệp của học sinh, đặc biệt là sau khi kết thúc học kỳ 2 và sau khi có kết quả xét tuyển THPT, giúp phụ huynh học sinh tìm hiểu kế hoạch phân luồng sau trung học sơ sở của huyện. Tạo điều kiện để tất cả phụ huynh học sinh có con đang học lớp 9 được tham gia tư vấn hướng nghiệp, gặp gỡ, trao đổi với đại diện các trường có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp gần địa bàn huyện về ngành nghề đào tạo, nhu cầu tuyển dụng của các ngành này. Để phụ huynh ngày càng quan tâm nhiều đến công tác hướng nghiệp, hiểu được rằng không chỉ có vào THPT, sau đó thi vào đại học là con đường lập thân duy nhất cho học sinh. Thông qua hoạt động ngoại khóa, giúp giáo viên nhận thức tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp, đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nói chung và trường nói riêng nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh. Thành lập ban chỉ đạo tư vấn phân luồng để đẩy mạnh và triển khai hiệu quả đến từng các cấp, xây dựng đề án phân luồng học sinh sau trung học sơ sở, lập kế hoạch thực hiện, chọn lựa các đơn vị liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng, đại học để định hướng nhiều con đường đi cho học sinh, tư vấn từng học sinh lớp 9 trong việc định hướng và chọn nghề trong tương lai. Thông báo rộng rãi cho học sinh biết về các chế độ chính sách khi tham gia học nghề để khuyến khích học sinh vào trung cấp chuyên nghiệp, học nghề. Các thông tin về việc hỗ trợ vay vốn học tập của ngân hàng chính sách xã hội để học sinh không còn lo lắng nhiều về học phí khi điều kiện gia đình còn khó khăn. Hạn chế của công tác hướng nghiệp hiện nay chủ yếu là do nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của công tác này, vì vậy việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh và các lực lượng xã hội là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác hướng nghiệp. 3.2.2. Nhà trường THCS xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn. a. Xác định nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh THCS là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch chiến lược của nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường căn cứ vào kế hoạch định hướng nghề nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh THCS và đặc điểm của các lực lượng cộng đồng để xác định các nội dung của hoạt động giáo dục định hướng nghề nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh trung học sơ sở. Mời các chuyên gia tham gia xây dựng nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh trung học sơ 6/17
  5. Giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp Mục tiêu phải đảm bảo nguyên tắc SMART và thỏa mãn kỳ vọng của nhiều nhóm lợi ích liên quan. Việc xác định mục tiêu có liên quan chặt chẽ tới quá trình phân bổ nguồn lực, vì vậy, cần xác định đúng thứ tự ưu tiên của các mục tiêu. - Xây dựng các phương án hành động để hiện thực hóa mục tiêu đề ra. - Đánh giá và so sánh các phương án. - Lựa chọn phương án tối ưu. - Xây dựng kế hoạch bổ trợ để đảm bảo kế hoạch chính triển khai tốt. - Chương trình hóa tổng thể về các vấn đề liên quan tới: các chủ thể tiến hành công việc, nội dung công việc, yêu cầu thực hiện, tài chính và các công cụ, phương tiện, thời gian hoàn thành Sự phân chia các bước lập kế hoạch có sự tham gia chỉ mang tính tương đối. Điểm khác biệt quan trọng nhất của lập kế hoạch có sự tham gia thể hiện ở vai trò của doanh nghiệp và các bên có liên quan trong các bước của quá trình lập kế hoạch. Tùy theo quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường và sự tích cực của phía doanh nghiệp, nhà trường có thể lựa chọn các mức độ tham gia của doanh nghiệp trong lập kế hoạch ở các mức: Được cung cấp thông tin; Được hỏi ý kiến; Được chia sẻ trong quá trình ra quyết định; Tham gia ra quyết định. 3.2.3. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng huyện trong giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp. - Đối với tổ chức Đoàn TNCSHCM và Đội và các đoàn thể trong nhà trường: + Phối hợp với Đoàn TNCSHCM, Đội TNTP trong tổ chức các hoạt động, phong trào thi đua. Phát huy tính tích cực năng động sáng tạo của Đoàn THCSHCM, Đội TNTP trong các hoạt động phối hợp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS trên địa bàn huyện thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp; + Xây dựng quy chế phối hợp của tổ chức Đoàn, Đội TNTP với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. + Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa Đoàn, Đội thanh niên thành phố - Giáo viên chủ nhiệm - Ban đại diện cha mẹ học sinh để cùng tổ chức các hoạt động trải nghiệm bổ ích, góp phần giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học sơ sở huyện Gia Lâm thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp đạt được hiệu quả cao. + Tổ chức gắn kết các hình thức học trên lớp với các hình thức học thực tế ngoài nhà trường, giúp các em được "Học đi đôi với hành", phát triển tư duy theo chiều hướng tích cực và dần dần các em có ý thức tự thích nghi, tự hoàn thiện nhân cách của mình. - Đối với cha mẹ học sinh: + Xây dựng kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh thông qua cuộc họp cha 8/17