Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh Lớp 7

       “Văn học là nhân học”. Đúng vậy, văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong phát triển tư duy của con người. Bộ môn Ngữ Văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn Văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ Văn sẽ tác động tích cực tới tất cả các môn học và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống.

       Môn Ngữ Văn trong nhà trường THCS chia làm ba phân môn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Trong thực tế dạy và học, phân môn Tập làm văn là  không thể thiếu để học sinh rèn kĩ năng viết văn. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy làm văn là chủ yếu dạy cho học sinh diễn tả cái mà mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói…” (Trong “Dạy Văn là một quá trình rèn luyện toàn diện”- Nghiên cứu Giáo dục, số 28, ngày 11/1/1973).

       Trong giảng dạy môn Ngữ Văn 7, tôi nhận thấy mặc dù biểu lộ tình cảm, cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con người. Nhưng học sinh không hoặc chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình để “khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc” (Ngữ Văn 7, tập một). Khi hành văn, các em còn lẫn lộn, chưa phân biệt rõ ràng, rạch ròi giữa văn biểu cảm với các thể loại văn khác. (Ví dụ như văn miêu tả hay văn tự sự chẳng hạn). Chính vì thế, kết quả của các bài kiểm tra và điểm trung bình môn Văn của các em còn thấp. Thực tế đó quả là đáng lo ngại. Vậy thực trạng vấn đề này ra sao? Vì sao học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc làm văn biểu cảm? Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm cho học sinh lớp 7? Đó là những trăn trở của tôi rất muốn chia sẻ với đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này.

doc 16 trang thuhoaiz7 20/12/2022 4620
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_van_bieu_cam_cho_hoc_s.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh Lớp 7

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN BIỂU CẢM CHO HỌC SINH LỚP 7 Môn: Ngữ Văn Cấp học: THCS NĂM HỌC: 2015- 2016
  2. Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài “Văn học là nhân học”. Đúng vậy, văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong phát triển tư duy của con người. Bộ môn Ngữ Văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn Văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ Văn sẽ tác động tích cực tới tất cả các môn học và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. Môn Ngữ Văn trong nhà trường THCS chia làm ba phân môn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Trong thực tế dạy và học, phân môn Tập làm văn là không thể thiếu để học sinh rèn kĩ năng viết văn. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy làm văn là chủ yếu dạy cho học sinh diễn tả cái mà mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói ” (Trong “Dạy Văn là một quá trình rèn luyện toàn diện”- Nghiên cứu Giáo dục, số 28, ngày 11/1/1973). Trong giảng dạy môn Ngữ Văn 7, tôi nhận thấy mặc dù biểu lộ tình cảm, cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con người. Nhưng học sinh không hoặc chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình để “khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc” (Ngữ Văn 7, tập một). Khi hành văn, các em còn lẫn lộn, chưa phân biệt rõ ràng, rạch ròi giữa văn biểu cảm với các thể loại văn khác. (Ví dụ như văn miêu tả hay văn tự sự chẳng hạn). Chính vì thế, kết quả của các bài kiểm tra và điểm trung bình môn Văn của các em còn thấp. Thực tế đó quả là đáng lo ngại. Vậy thực trạng vấn đề này ra sao? Vì sao học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc làm văn biểu cảm? Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm cho học sinh lớp 7? Đó là những trăn trở của tôi rất muốn chia sẻ với đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này. 2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 2.1. Phạm vi nghiên cứu: Trong chương trình THCS ban hành năm 2002 có phân phối dạy văn biểu cảm ở lớp 7 là 14 tiết. Chính vì vậy, trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đề cập đến nội dung văn biểu cảm trong chương trình SGK Ngữ Văn lớp 7. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 7C. 3. Mục đích Khi đặt ra vấn đề: “Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh lớp 7”, tôi rất muốn các đồng nghiệp chia sẻ cùng tôi những kinh nghiệm giảng dạy trong thực tế. Đồng thời trao đổi, bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất, giải quyết triệt để nhất vấn đề học sinh thích môn học tự nhiên hơn xã hội. Từ đó, các em sẽ hứng thú với môn Văn hơn, bồi đắp tâm hồn, tình cảm cho các em nhiều hơn. Mục 2/14
  3. Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Chương I: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu: “Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh lớp 7” Văn biểu cảm là loại văn thể hiện nội tâm, tâm trạng, tâm lí của người viết. Khi ngồi trước trang giấy, nếu tâm hồn trống rỗng, không cảm xúc, đầu óc mông lung thì các em không thể có một đoạn văn hay bài văn biểu cảm có hồn được. Lúc đó, bài văn hoặc khô khan, nhạt nhẽo, hoặc giả tạo, vay mượn tình cảm sẽ không chân thực, xúc động. Người giáo viên khi dạy Văn ở THCS nói chung và dạy thể loại văn biểu cảm nói riêng, ngoài nắm kiến thức thì cũng cần phải có một tâm hồn, một trái tim yêu thương như đang sống cùng tác giả, tác phầm. Để dạy và học tốt văn biểu cảm ở THCS mà đặc biệt là lớp 7, người dạy và người học cần nắm vững hệ thống 6 bài học và luyện tập về văn biểu cảm (Trong số 14 tiết học văn biểu cảm ở lớp 7, học kì I) gồm: - Tìm hiểu chung về văn biểu cảm. - Đặc điểm của văn biểu cảm. - Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm. - Cách lập ý của bài văn biểu cảm. - Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm. - Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Chương II: Thực trạng và vấn đề nghiên cứu 1. Thực trạng Qua nhiều năm giảng dạy Chương trình Ngữ Văn 7, tôi nhận thấy kĩ năng nhận diện các phương thức biểu đạt trong văn bản, kĩ năng viết, bộc lộ cảm xúc trong bài Tập làm văn của học sinh còn rất hạn chế. Năm học 2015- 2016, tôi cho học sinh viết bài văn số 2 với đề: “Loài cây em yêu”. Mặc dù vừa mới học và hình thành kĩ năng tạo lập văn biểu cảm xong nhưng nhiều học sinh không phân biệt được văn miêu tả, văn tự sự với văn biểu cảm. Vì vậy, các em viết rất ngắn, sơ sài. Các bài viết đó không bộc lộ được thái độ, tình cảm của mình đối với một loài cây cụ thể mà các em đi kể và tả về chúng. Hoặc tiết viết bài văn số 3, đề yêu cầu: “Cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà thân yêu của mình”. Có một học sinh đã viết như này: “Bà nội hay thức khuya dậy sớm để làm việc mà cả ngày nội chưa làm. Bà thường đi làm thuê làm mướn để kiếm tiền nuôi chúng em ăn học. Em thấy vậy nên bảo bà nội: “Hay là nội đừng đi làm thuê nữa, nội chuyển sang mở quán bán hang tập hóa đi”. Nội suy nghĩ một hồi lâu rồi nói: “Đó cũng là một ý kiến hay.” Đoạn văn trên viết về người bà thân yêu của mình mà người đọc cảm thấy như viết về một người xa lạ vì không hề có một tình cảm nào của cháu với bà. Hơn nữa đoạn văn đó đơn thuần là kể. Cũng với đề văn trên, một học sinh khác viết câu kết bài: “Cảm nghĩ của em về bà là một người bà yêu mến con cháu.” Câu văn trên nêu rõ cảm nhận về bà nhưng gượng ép, khô khan. Dường như còn một bộ phận học sinh làm bài văn như đối phó cho có lệ nên chất lượng môn học chưa cao. Tôi thấy kể cả những em học khá, dù cảm và hiểu được yêu cầu của đề, xác định đúng hướng làm bài nhưng kể vẫn nhiều hơn viểu cảm. 4/14
  4. Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 Ngoài một số phương pháp tích cực trong dạy học phân môn Tập làm văn như thông qua hoạt động, trực quan, vấn đáp, thảo luận, tự học thì giáo viên cần vận dụng sáng tạo một số phương pháp khác như: đóng vai, trò chơi, tự học, tự sưu tầm tài liệu, đi trải nghiệm Và theo tôi, chúng ta khi dạy văn biểu cảm cho học sinh cần theo một quy trình: gồm 4 bước sau: Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý: a. Tìm hiểu đề: Một đề bài thường ra dưới dạng khái quát nhằm thích hợp với tất cả các đối tượng học sinh. Do đó, quá trình tìm hiểu đề sẽ diễn ra như một hoạt động nhằm cá thể hóa đề bài cho từng học sinh. Kết quả của quá trình này là mỗi học sinh có một đề bài cho riêng mình. Trong đề bài văn biểu cảm, giáo viên cần định hướng cho các em tìm hiểu đề bằng cách tìm ra lời giải cho các câu hỏi: - Em định phát biểu cảm nghĩ, tình cảm, mong muốn về đồ vật (con vật, loài cây, cảnh vật ) nào? Về người nào? Về tác phẩm nào? - Em viết bài biểu cảm đó nhằm mục đích gì? (Giãi bày cảm xúc, tình cảm nào?). - Em viết bài biểu cảm đó để ai đọc? (Thầy cô giáo, bố mẹ hay bạn bè?). Lời giải đáp cho ba câu hỏi trên sẽ góp phần quyết định nội dung bài viết (Trình bày cảm xúc gì?); giọng điệu bài viết (Viết cho bạn bè phải là giọng thân mật, có thể suồng sã; cho thầy cô hoặc bố mẹ phải gần gũi, kính yêu nhưng nghiêm trang). b. Tìm ý: Giáo viên chỉ ra cho học sinh cách đi tìm ý như sau: Tìm ý cho bài văn biểu cảm chính là tìm cảm xúc, tìm những ý nghĩ và tình cảm để diễn đạt thành nội dung của bài. Ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm muôn màu muôn vẻ trong các bài văn biểu cảm đều bắt nguồn từ việc quan sát cuộc sống xung quanh, từ những gì người viết đã sống và trải qua, hoặc đã tiếp xúc trong tác phẩm. Vì thế, các em muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm không phải cứ ngồi một chỗ mà đợi ý nghĩ, cảm xúc đến. Sau khi có một đề bài, học sinh hãy quan sát thật kĩ đối tượng đề bài nêu ra, từ đó cảm xúc sẽ dần xuất hiện. Nếu không có điều kiện quan sát trực tiếp, hãy lục lọi trong trí nhớ, trong kỉ niệm những gì mình biết về đối tượng và từ từ nhớ lại các chi tiết. Nếu các kỉ niệm trong trí nhớ cũng không có thì tìm đọc sách báo, xem phim ảnh về đối tượng để ghi nhận các chi tiết cần thiết. Đối với văn biểu cảm về tác phẩm văn học, cảm xúc và suy nghĩ về tác phẩm văn học được nảy sinh từ bản thân tác phẩm. Tìm ý trong trường hợp này chính là đọc kĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần tác phẩm. Từ đó ngẫm nghĩ và tìm ra vẻ đẹp, triết lí của nội dung, đồng thời tìm ra cái mới, cái độc đáo của các yếu tố hình thức nghệ thuật. Bước 2: Lập dàn ý: Bài văn biểu cảm cũng có kết cấu ba phần (Mở bài- Thân bài- Kết bài) như các kiểu văn khác. Mở bài nhằm giới thiệu đối tượng và cảm xúc chính về đối tượng. Thân bài là sự phát triển các cảm xúc chính đã nêu ra ở phần mở bài. Kết bài là khép lại các ý đã trình bày. 6/14
  5. Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 mình thấy thế nào trước vật ấy, người ấy, sự việc ấy? Ví dụ khi biểu cảm về loài cây, tôi thường hỏi các em thích cây nào, vì sao em thích, em đã đối xử với nó như thế nào? Nếu các em không trả lời được, tôi sẽ gợi ý cho các em: Vẻ đẹp, lợi ích, kỉ niệm gắn bó với cây đó. Từ đó để các em nảy sinh tình cảm tích cực về một loài cây mà mình biểu cảm. Còn khi biểu cảm về người, tôi hỏi các em: Ở địa phương các em hiện nay có một số người lang thang cơ nhỡ và có vấn đề về thần kinh, các em nghĩ gì khi gặp họ? Nếu các em nói: sợ họ, ghét họ, thấy ghê tởm hay có em nói thương họ. Tôi nói tiếp với các em rằng: Em hãy đặt địa vị những người đó là bố mẹ, cô dì, chú bác, anh em của mình thì sao? Các em nghĩ một lát rồi đều nói là rất thương họ. Đồng thời tôi cũng sẽ chia sẻ với các em tôi nghĩ gì, muốn làm gì khi gặp họ. Từ đó các em đã nảy sinh tình cảm rất tích cực. Hoặc trước khi viết bài về mẹ, tôi đã chia sẻ cảm xúc của tôi khi mẹ mình bị bệnh; rồi những cảm xúc của một học sinh khi có mẹ chẳng may qua đời Tất cả những chia sẻ ấy tôi đã phần nào “đọc” được tâm trạng, cảm xúc của các em. Những điều đó góp phần đánh thức tâm hồn và gieo vào trái tim bé bỏng của các em nhiều tình cảm tích cực. Tôi cũng chỉ cho các em thấy tất cả điều bình dị, quen thuộc đôi khi ta không lắng lòng cảm nhận thì vô tình ta đã biến trái tim mình dần chai sạn, khô cằn. Ai biết nuôi dưỡng cảm xúc là cách hiệu quả để có thể làm tốt văn biểu cảm. * Giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết cách thể hiện cảm xúc khi làm văn biểu cảm. a. Biểu cảm trực tiếp: Đây là cách diễn đạt tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ của người viết một cách rõ ràng bằng các từ ngữ, câu chữ chứ không phải thông qua các hình thức biểu hiện khác. Đây là cách dùng phổ biến trong văn biểu cảm. Học sinh vận dụng cách biểu cảm trực tiếp vào bài viết cũng dễ dàng hơn hình thức biểu cảm gián tiếp. Vì nó dễ nhận biết, dễ thực hiện và dễ tác động đến tình cảm của người đọc nhất. Những nếu vận dụng không khéo, bài viết của các em dễ rơi vào tình trạng gượng ép, miễn cưỡng, không chân thật. Chính vì lẽ đó, các em cần chú ý kĩ năng vận dụng cách tạo cảm xúc sao cho tự nhiên, chân thực. Hình thức biểu cảm trực tiếp thường sử dụng các cách tạo cảm xúc sau: - Sử dụng từ ngữ biểu cảm: Ví dụ 1: “ Tôi phập phồng cùng những nụ hoa đang bắt đầu hé nở. Tôi mê mẩn trước những bông hoa đang tỏa bừng rực rỡ. Tôi ngây ngất trước những hàng hoa đang lặng lẽ đưa hương, như muốn ủ vào đất, ướp lên trời, như muốn len vào hồn người. Tôi ngạc nhiên cùng mảnh đất ấy, âm thầm và lặng lẽ, giản dị và lớn lao, suốt đời đất ở dưới chân người bất ngờ bung lên tỏa bao sắc màu ” (Trích Loài hoa tôi yêu- Hạ Huyền) Nhận xét: Trong đoạn văn trên, để bộc lộ cảm xúc của mình về các loài hoa, tác giả sử dụng những động từ chỉ trạng thái cảm xúc một cách tự nhiên và say mê. => Cách sử dụng những động từ chỉ cảm xúc, trạng thái của con người. Ví dụ 2: “Hằng năm, cứ vào cữ hạ sớm này, người Hà Nội lại được hưởng những cơn mưa lá sấu vàng ào ạt rơi trong hương sấu dìu dịu thơm thơm. Hương lá sấu 8/14