Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá mọi hoạt động của học sinh phần kiến thức "Con người, dân số và môi trường" Sinh học 9

Chúng ta đều biết giáo dục giữ một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Với ba nhiêm vụ chiến lược: “ Nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, nâng cao và phát triển giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, để  thực hiện thành công ba nhiệm vụ trên, ngành giáo dục phải luôn có sự thay đổi cho phù hợp với xu thế thời đại và tình hình phát triển cụ thể của đất nước; không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo về mọi mặt từ bậc Phổ thông như: Tăng cường công tác bồi dưỡng năng lực giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học… thay đổi trong công tác kiểm tra đánh giá ( KTĐG).

KTĐG là một khâu quan trọng giúp giáo viên thu nhận được tín hiệu ngược từ học sinh từ đó nắm được trình độ nhận thức của học sinh mình quản lý và có sự chỉnh lý kịp thời việc dạy học. Thông qua KTĐG, học sinh tự kiểm tra được vốn kiến thức của mình, tìm ra những lỗ hổng kiến thức để có động lực và ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập. 

Hiện nay, KTĐG đã có sự đổi mới về mặt phương pháp, để khắc phục được những hạn chế của phương pháp tự luận, phương pháp sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã được áp dụng vào công tác KTĐG và ngày càng được phát triển. Với phương pháp trắc nghiệm khách quan có thể khắc phục được hết những hạn chế của phương pháp tự luận: Đảm bảo được tính khách quan của kết quả đánh giá và kiểm tra kiến thức trên phạm vi rộng...Tuy nhiên, phương pháp này cũng mắc phải những hạn chế: Không phát huy được tính chủ động sáng tạo và hạn chế khả năng diễn đạt của học sinh.

doc 31 trang thuhoaiz7 7721
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá mọi hoạt động của học sinh phần kiến thức "Con người, dân số và môi trường" Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_va_su_dung_cau_hoi_trac_nghie.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá mọi hoạt động của học sinh phần kiến thức "Con người, dân số và môi trường" Sinh học 9

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚC THỌ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGỌC TẢO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐỂ TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH PHẦN KIẾN THỨC “CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG” SINH HỌC 9 TRẦN THỊ NHÀN Hà Nội, Tháng 3/ 2020 1
  2. PHẦN A: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đều biết giáo dục giữ một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Với ba nhiêm vụ chiến lược: “ Nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, nâng cao và phát triển giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để thực hiện thành công ba nhiệm vụ trên, ngành giáo dục phải luôn có sự thay đổi cho phù hợp với xu thế thời đại và tình hình phát triển cụ thể của đất nước; không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo về mọi mặt từ bậc Phổ thông như: Tăng cường công tác bồi dưỡng năng lực giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học thay đổi trong công tác kiểm tra đánh giá ( KTĐG). KTĐG là một khâu quan trọng giúp giáo viên thu nhận được tín hiệu ngược từ học sinh từ đó nắm được trình độ nhận thức của học sinh mình quản lý và có sự chỉnh lý kịp thời việc dạy học. Thông qua KTĐG, học sinh tự kiểm tra được vốn kiến thức của mình, tìm ra những lỗ hổng kiến thức để có động lực và ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập. Hiện nay, KTĐG đã có sự đổi mới về mặt phương pháp, để khắc phục được những hạn chế của phương pháp tự luận, phương pháp sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã được áp dụng vào công tác KTĐG và ngày càng được phát triển. Với phương pháp trắc nghiệm khách quan có thể khắc phục được hết những hạn chế của phương pháp tự luận: Đảm bảo được tính khách quan của kết quả đánh giá và kiểm tra kiến thức trên phạm vi rộng Tuy nhiên, phương pháp này cũng mắc phải những hạn chế: Không phát huy được tính chủ động sáng tạo và hạn chế khả năng diễn đạt của học sinh. Đi từ thực tiễn nêu ở trên, để tăng hiệu quả KTĐG nói chung và KTĐG môn Sinh học nói riêng, tôi đã đi đến lựa chọn đề tài: “ Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần nội dung kiến thức Con người, dân số và môi trường, Sinh học 9” 3
  3. IV. Tổ chức nghiên cứu 1. Đối tượng phạm vi nghiên cứu * Đối tượng: - Hệ thống câu hỏi phần: Con người, dân số và môi trường - SH 9 - THCS. * Phạm vi : - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế SH 9 - THCS. - Các tài liệu về lí luận dạy học. - Các văn kiện của Đảng về giáo dục. 2. Địa điểm Tại trường THCS Ngọc Tảo 3. Phương tiện nghiên cứu - Đề tài cung cấp một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho phần nội dung kiến thức Con người, dân số và môi trường, góp phần hoàn thiện thêm ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho bộ môn Sinh học 9– THCS. - Dựa vào hệ thống câu hỏi, học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức của bản thân, nâng cao chất lượng tự học. PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. Vai trò của KTĐG trong dạy học - Đối với học sinh: KTĐG giúp học sinh xác định được trình độ của bản thân từ đó có thái độ và động lực điều chỉnh hoạt động học. Đồng thời qua KTĐG, học sinh được tái hiện lại và khắc sâu kiến thức. - Đối với giáo viên: KTĐG giúp giáo viên nhận được thông tin liên hệ ngược từ học sinh. Giáo viên sẽ nắm được trình độ nhận thức chung của cả lớp và của từng học sinh, làm cơ sở để giáo viên có những biện pháp cụ thể tác động đến từng học sinh. KTĐG giúp giáo viên có sự điều chỉnh thích hợp trong công tác dạy học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học. II. Nội dung cơ bản của KTĐG 1. Quy trình của việc kiểm tra đánh giá 5
  4. nhau của học sinh. - Câu hỏi nhiều lựa chọn: Kí hiệu là MCQ- Multi Choice Questions: + Ưu điểm: Đo được nhiều mức độ nhận thức khác nhau: Nhớ, hiểu, vận dụng. Phạm vi đánh giá kiến thức rộng; chấm điểm khách quan, nhanh chóng với độ tin cậy cao ( xác suất đoán mò là 25% - với câu hỏi có 4 lựa chọn ). Giúp học sinh có tư duy phán đoán nhanh, giúp học sinh trong việc tự học và tự kiểm tra đánh giá trình độ của bản thân. + Nhược điểm: Không phát huy được tính sáng tạo của học sinh trong giải quyết vấn đề và trình bày diễn đạt ý. Khó trong khâu ra đề vì soạn câu hỏi rất tốn thời gian và đòi hỏi trình độ cao của người ra đề. - Câu hỏi ghép nối: + Ưu điểm: độ chính xác trong đánh giá là khá cao, đòi hỏi tư duy lôgic của học sinh. + Nhược điểm: học sinh vẫn có thể phán đoán mò để tìm ra đáp án nên kết quả đánh giá phụ thuộc vào khả năng tư duy phán đoán của học sinh. - Câu điền khuyết ( hoặc câu điền vào chỗ trống ): + Ưu điểm: Kết quả đánh giá có độ chính xác cao, xác suất đoán mò rất nhỏ. + Nhược điểm: Bất tiện khi chấm bài( không thể sử dụng bảng đục lỗ hay máy chấm) và việc chấm điểm có thể không phải bao giờ cũng hoàn toàn khách quan, nhưng cũng có thể sử dụng loại câu điền khuyết trong một bài trắc nghiệm khách quan ở lớp học trong một số trường hợp sau đây: . Khi câu trả lời rất ngắn và tiêu chuẩn đúng hay sai rõ rệt. . Khi không tìm được đủ số câu nhiễu (“mồi nhử”) tối thiểu cần thiết cho loại câu nhiều lựa chọn thì có thể sử dụng loại câu điền khuyết. - Câu hỏi có câu trả lời ngắn gọn (điền thêm): + Ưu điểm: ra đề dễ dàng, xác suất đoán mò nhỏ. + Nhược điểm: hiệu suất trắc nghiệm nhỏ, mang tính chủ quan của người chấm và không thể áp dụng được máy tính điện tử trong chấm bài. Ngoài ra còn có một dạng câu hỏi trắc nghiệm nữa dành cho các bộ môn sử dụng đến hình vẽ, đó là dạng câu hỏi chú thích hình vẽ 7
  5. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU I. Khái quát phạm vi Trong thời gian vài năm gần đây, việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong công tác kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh được áp dung khá rộng rãi và dần đi vào ổn định. Các câu hỏi trắc nghiệm cùng các bộ đề trắc nghiệm được soạn thảo ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao. Ở các phân môn đều xây dựng riêng cho mình một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đa dạng về cả mặt số lượng lẫn các dạng câu hỏi. Xét mặt bằng chung thì khả năng phân loại mức độ nhận thức của học sinh( nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá) là khá cao. II. Thực trạng của đề tài nghiên cứu Để nắm rõ hơn thực trạng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học tại trường Trung học cơ sở (THCS), tôi đã tiến hành lấy phiếu điều tra về “ Thực trạng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học ở trường THCS”. Tôi đã tiến hành lấy ý kiến của các giáo viên dạy tất cả các bộ môn thuộc hai trường: Trường THCS Thanh Đa và trường THCS Ngọc Tảo – Là hai ngôi trường tôi sẽ tiến hành thực nghiệm Sư phạm, trong đó có cả giáo viên dạy khối 9 trong 2 năm học 2018-2019, 2019-2020. Sau khi lấy ý kiến và tổng hợp đã cho kết quả sau: * Kết quả minh chứng ( phụ lục minh chứng) CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. Cơ sở đề xuất các giải pháp - Câu hỏi tập trung vào vấn đề nghiên cứu. - Câu hỏi mang tích chất nêu vấn đề, buộc học sinh phải luôn ở trạng thái có vấn đề. Trong nhiều trường hợp giáo viên nên nêu ra nhiều câu hỏi gây sự tranh luận. Trong cả lớp, tạo điều kiện phát triển tính độc lập tư duy của học sinh, lập luận theo quan điểm riêng của mình. II. Các giải pháp chủ yếu Để xây dựng được một bộ câu hỏi cần trải qua các bước sau: - Bước 1: Xác định mục tiêu của câu hỏi: xác định kiểm tra mảng kiến thức nào, 9
  6. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN I. Thực nghiệm khảo sát câu hỏi Sau khi xây dựng hệ thống câu hỏi gồm 80 câu được phân ra thành 4 đề, với 4 dạng câu hỏi của TNKQ (Dạng đúng – sai, dạng câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ), ghép nối, điền khuyết, dạng câu hỏi có câu trả lời ngắn và cuối cùng là chú thích hình vẽ). Mỗi đề tương ứng với 40 câu và một phiếu trả lời riêng. Nhóm các đề theo cách lấy ngẫu nhiên không hoàn lại. Trung bình thời gian hoàn thành mỗi câu hỏi là 1 phút; thời gian để hoàn thành mỗi bài trắc nghiệm 45 phút. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm: Địa điểm tổ chức thực nghiệm: Để xác định tính khả thi của hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, tại mỗi trường tôi tiến hành thực nghiệm với 2 nhóm đối tượng: Lớp chọn và lớp thường. II. Kết quả phân tích câu hỏi Bộ câu hỏi TNKQ Số CH chưa tốt được giáo viên sử dụng CH học sinh Bài dạy Kết quả Kết quả không trả lời CH sai tốt khá được TS % TS % TS % TS % Bài 53: Tác động của con người đối với 18 82,0 3 13,6 1 4,4 0 0,0 môi trường Bài 54: Ô nhiễm môi 36 83,7 5 11,6 2 4,7 0 0,0 trường. Bài 55: Ô nhiễm môi 11 73,3 3 20 1 6,7 0 0,0 trường. Tổng 65 81,25 11 13,75 4 5,0 0 0,0 ➢ Nhận xét: - Từ kết quả thu được thông qua thống kê tôi nhận thấy hiệu quả của những câu hỏi phát huy năng lực tự lực đã xây dựng là rất lớn. Số câu hỏi được giáo viên đánh giá là rất tốt đem lại hiệu quả cao trong khi dạy là 81,25%. Số câu hỏi được đánh giá ở mức khá là 13,75%, số câu hỏi chưa tốt chỉ chiếm 5,0 %. Song phần 11
  7. - Kết quả trong tổng số 80 câu hỏi, tôi đã chọn ra được những câu đạt tiêu chuẩn áp dụng trong công tác KTĐG tại trường phổ thông. Những câu hỏi còn lại tôi sẽ chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế. - Vì khuôn khổ thời gian và kiến thức còn hạn chế và chưa đi sâu vào thực tế cụ thể của trường phổ thông, nên chắc chắn hệ thống câu hỏi còn gặp rất nhiều thiếu sót. Rất mong các thầy cô đóng góp ý kiến nhận xét để đề tài được hoàn chỉnh hơn. 2. Kiến nghị - Tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc hội thảo bàn về cách thức lập và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học. - Mở các khóa tập huấn về những điều cơ bản trong việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho giáo viên. - Phổ biến kỹ các dạng trắc nghiệm khách quan trong KTĐG và phương pháp làm bài cho học sinh nắm vững. Tránh những bỡ ngỡ và kết quả sai đáng tiếc. - Đầu tư nhiều hơn nữa phương tiện hiện đại như chấm kết quả trên máy, tăng tính khách quan cho kết quả chấm và hạn chế công sức của giáo viên. - Trong công tác KTĐG để khắc phục những hạn chế của phương pháp trắc nghiệm khách quan, cần có sự kết hợp nhiều hình thức KTĐG khác nhau. Người viết Trần Thị Nhàn 13