Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, xây dựng các biện pháp nâng chất lượng day - học, bồi dưỡng học giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình;

- Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, Vận dụng linh hoạt, đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng dạy- hoc, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém...);

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo viên mới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá...);

doc 25 trang Đình Bảo 22/08/2023 2483
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_chi_dao_hoat_dong_cac_to.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS

  1. Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên: VŨ TRỌNG AN Sinh ngày 13 tháng 7 năm 1978 Năm vào ngành: 1999 Ngày vào Đảng: 27 tháng 5 năm 2004 Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường THCS Thuần Mỹ - Ba Vì - Hà Nội Trình độ chuyên môn: Đại học Hệ đào tạo: Tại chức Bộ môn giảng dạy: Toán Ngoại ngữ: Trình độ chính trị: Trung cấp Khen thưởng ghi hình thức cao nhất: Giáo viên Giỏi, Chiến sỹ thi đua cấp huyện. 0/21
  2. Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS - Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; - Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành; - Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; - Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. d) Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý dạy học ở trường: * Quản lý giảng dạy của giáo viên - Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; - Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, xây dựng các biện pháp nâng chất lượng day - học, bồi dưỡng học giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; - Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; - Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, Vận dụng linh hoạt, đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng dạy - hoc, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém ); - Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo viên mới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá ); 2/21
  3. Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS f) Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn của nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định sau: - Có kế hoạch công tác và hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường trung học; - Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; - Hàng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.” g) Mối quan hệ giữa tổ chuyên môn với Ban Giám hiệu trường và các cơ cấu tổ chức khác trong trường: * Đối với Ban Giám hiệu: - Là cầu nối giữa Hiệu trưởng và giáo viên trong tổ về thông tin 2 chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng có thông tin để đánh giá chính xác giáo viên, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ từ đó phân công giáo viên hợp lý, đạt hiệu quả tốt; chuyển tải cho giáo viên trong tổ các chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên; - Tổ chức thực hiện chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động dạy học, giáo dục: Thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục, chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá qua các hoạt động cụ thể như bồi dưỡng giáo viên, học sinh, dự giờ, thăm lớp * Đối với công tác chủ nhiệm: Các thành viên trong tổ chuyên môn cũng thực hiện công tác chủ nhiệm. Mối quan hệ này sẽ giúp giáo viên trao đổi chuyên môn và trao đổi về công tác quản lý học sinh, hiểu rõ hơn học sinh, từ đó góp phần vào công tác giáo dục toàn diện học sinh và như vậy sẽ giúp công tác giảng dạy đạt kết quả tốt hơn. * Đối với Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: - Trong tổ chuyên môn có các thành viên là đảng viên sẽ góp phần truyền đạt chủ trương, nghị quyết của chi bộ Đảng đến tổ chuyên môn kịp thời, chính xác hơn. Các tổ viên là đảng viên sẽ gương mẫu, thúc đẩy các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. 4/21
  4. Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS II- MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu: Chỉ đạo các hoạt động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như điều lệ trường trung học đã qui định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình đổi mới giáo dục. 2. Thời gian, địa điểm: - Thời gian để thực hiện đề tài này: Trong năm học 2015-2016. - Địa điểm tại trường THCS tôi đang công tác hoặc có thể mở rộng ra các trường THCS khác nói chung. 3. Đóng góp mới về mặt lý luận, về mặt thực tiễn: Thông qua chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn phản ánh và thể hiện kế hoạch của năm học, các hoạt động của nhà trường, kết quả lãnh đạo của Ban giám hiệu. B- PHẦN NỘI DUNG I- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN Năm học 2015-2016, trường có 11 lớp với 315 học sinh, gồm có 32 cán bộ giáo viên, trong đó có 6 giáo viên hợp đồng. Trường gồm có 02 tổ chuyên môn: Tổ Khoa học tự nhiên (KHTN) và tổ Khoa học xã hội (KHXH). Trong mỗi tổ còn các giáo viên dạy các bộ môn khác nhau. Do vậy việc điều hành quản lí giáo viên để thực hiện công tác chuyên môn theo kế hoạch từng tuần, từng tháng, từng học kì và cả năm của tổ chuyên môn là một việc đòi hỏi sự năng động, sáng tạo của người tổ trưởng để phù hợp với môn học khác nhau, phù hợp với từng đối tượng khác nhau để nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, của tổ chuyên môn, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục của trường. Hai tổ chuên môn đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện có hiệu quả công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm, phối kết hợp với các tổ chức khác trong trường, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong sinh hoạt chuyên môn để nâng cao chất lượng bộ môn. Tuy nhiên đôi lúc vẫn còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch, nội dung họp còn mang nặng tính hình thức; điều hành, chỉ đạo, chưa phát huy vai trò tích cực của các thành viên trong tổ 6/21
  5. Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS 2. Biện pháp thứ hai: a) Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận các nội dung trọng tâm, các chỉ tiêu cần phấn đấu phù họp với chỉ tiêu trường đăng ký thi đua trong năm học, bàn biện pháp để thực hiên, thông qua hội nghị cán bộ công chức để thảo luận thống nhất. b) Tổ chuyên môn thảo luận các nội dung thi đua, các danh hiệu thi đua, vận động các thành viên trong tổ đăng ký các danh hiệu thi đua cá nhân và đăng ký tên các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đối giáo viên đăng ký danh hiệu CSTĐ, giáo viên dạy giỏi các cấp, đồng thời thảo luận đăng ký danh hiệu thi đua của tổ. 3. Biện pháp thứ ba: Ngay đầu năm Ban giám hiệu chỉ đạo cho tổ chuyên môn tổ chức hội nghị chuyên môn đầu năm để thảo luận kế hoạch hoạt động chuyên môn đặc biệt hoạt động giảng dạy và học tập. a) Học tập: * Thảo luận về các chỉ tiêu phấn đấu: - Duy trì sỹ số học sinh. - Học sinh lên lớp cuối năm - Tỉ lệ tốt nghiệp cuối năm. - Học sinh giỏi các cấp. * Thảo luận về Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức học sinh: - Tổ chức tốt việc giáo dục nhân cách, kỹ năng sống, mối quan hệ thầy trò, quan hệ bạn bè, tốt chức tốt phong trào: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Chỉ tiêu về xếp loại 2 mặt giáo dục. * Thảo luận về chất lượng học tập: - Phấn đấu học sinh có đủ tập vở, dụng cụ phục vụ học tập, chú ý thực hiện tốt các vở bài tập, tập bản đồ theo quy định của ngành và sách giáo khoa dùng riêng. - Thực hiện tốt các yêu cầu do giáo viên quy định về việc làm bài tập ở nhà, soạn bài trước khi đến lớp. - Thực hiện tốt việc bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp. - Tổ chức học phụ đạo đối với học sinh Yếu – Kém; bồi dưỡng học sinh cuối cấp. - Nắm bắt kiến thức cơ bản, kiến thức được lồng ghép vào các bộ môn như: Môi trường, HIV – AIDS, ATTTGT – Pháp luật dân số, ma túy, vận dụng liên hệ thực tế. - Tham gia đầy đủ các buổi học Thể dục thể chất. - Tham gia đầy đủ các chuyên đề ngoại khóa phục vụ cho học tập. - Tham gia học tập tốt và có chất lượng các chủ đề tự chọ, môn học tự chọn. 8/21
  6. Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS - Hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm về việc thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp đảm bảo. - Tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp học sinh cuối cấp. * Thảo luận việc tổ chức thực hiện nội dung kế hoạch dạy học theo biên chế năm học: - Thực hiện đảm bảo 37 tuần thực học (Học kỳ I: 19 tuần; Học kỳ II: 18 tuần có kế hoạch điều chỉnh thời lượng cho một số môn học cho phù hợp thực tế dạy học của nhà trường và tích hợp một số hoạt động giáo dục. - Sử dụng quỹ thời gian 2 tuần để tăng quỹ thời gian học tập cho một số môn học cơ bản - Thực hiện đúng kế hoạch dạy học, chú ý các tiết luyện tập, ôn tập, kiểm tra, các tiết chuyên đề và các tiết thí nghiệm thực hành và sử dụng đồ dùng dạy học theo quy định chương trình sách giáo khoa. * Thảo luận việc về dạy học tự chọn: - Thực hiện đảm bảo 2 tiết/tuần. - Thực hiện chủ đề bám sát, nội dung từng chủ đề phù hợp với thực tế học của học sinh. - Xây dựng kế hoạch và nội dung dạy học tự chọn cụ thể rõ ràng, nội dung dạy học được ban giám hiệu thẩm định. - Giáo án dạy học tự chọn đảm bảo theo quy định. * Thảo luận việc về hoạt động giáo dục nghề phổ thông: Kết hợp với TTGDTX tổ chức cho học sinh học nghề đảm bảo 100% HS lớp 9 đều có 1 nghề PT (nghề tin học). * Thảo luận việc việc thực hiện nội dung giáo dục địa phương: - Tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung giáo dục địa phương trong các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GDCD, Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Công nghệ theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Chú ý hướng dẫn thực hiện phương pháp giảng dạy, về kiểm tra đánh giá, bảo đảm số tiết đúng quy định trong chương trình môn học. * Thảo luận việc thực hiện tích hợp hoạt động giáo dục NGLL, HĐGDHN, môn Công nghệ: + Hoạt động giáo dục NGLL - Thực hiện đầy đủ các chủ đề quy định cho mỗi tháng với thời lượng 2 tiết/tháng đối với các khối lớp và tích hợp nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp sang môn giáo dục công dân các chủ đề đạo đức và pháp luật. - Tổ chức hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Thực hiện tốt các tiêu chuẩn xây dựng môi trường, trường học Xanh – Sạch – Đẹp - Thực hiện công tác giáo dục dân số, giáo dục môi trường giáo dục ATGT, giáo dục pháp luật, lồng ghép vào các môn học. 10/21