Báo cáo biện pháp Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS
Chúng ta đang sống trong thập niên đầu của thế kỷ XXI - thế kỷ mà tri thức và kỹ năng của con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển xã hội. Người ta nói “nền văn minh trí tuệ” là nền văn minh của thế kỷ XXI. Để có được nền văn minh đóthì nền giáo dục phải đào tạo được “sản phẩm” là những con người thông minh, trí tuệ phát triển, sáng tạo và giàu tính nhân văn cho xã hội. Muốn đáp ứng được mục tiêu đào tạo đó thì vai trò của người thầy thì vô cùng quan trọng và đặc biệt là vai trò lãnh đạo quản lý của Hiệu trưởng trong nhà trường. Trong hoạt động quản lý của nhà trường thì quản lý chuyên môn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý của Hiệu trưởng. Biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng có vai trò đặc biệt vì nó tác động trực tiếp đến đội ngũ giáo viên, yếu tố quyết định chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Thực tế ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc Hiệu trưởng các trường THCS đã có những đổi mới nhất định về công tác quản lý hoạt động chuyên môn, song kết quả đạt được chưa cao. Những biện pháp quản lý chuyên môn mà Hiệu trưởng đã áp dụng vào công tác quản lý của mình hầu hết là do kinh nghiệm bản thân hoặc kinh nghiệm của người đi trước truyền lại cho người đi sau hoặc thông qua tự học là chính.
Hoạt động dạy học là một hoạt động đặc thù của nhà trường nó giữ vị trí trung tâm và mang tính quyết định. Chất lượng dạy và học quyết định uy tín của nhà trường. Trong hoạt động quản lý của nhà trường thì quản lý chuyên môn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý của Hiệu trưởng. Biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng có vai trò đặc biệt vì nó tác động trực tiếp đến đội ngũ giáo viên, yếu tố quyết định chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Do đó để có được hoạt động Dạy học ổn định và chất lượng điều đầu tiên người cán bộ quản lý phải thực hiện việc chỉ đạo và quản lý hoạt động chuyên môn của nhà trường. Xây dựng đội ngũ và chỉ đạo hoạt động chuyên môn là công việc quan trọng của người hiệu trưởng công việc này góp phần không nhỏ để nâng cao chất lượng giáo dục.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_chuyen.doc
Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Chúng ta đang sống trong thập niên đầu của thế kỷ XXI - thế kỷ mà tri thức và kỹ năng của con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển xã hội. Người ta nói “nền văn minh trí tuệ” là nền văn minh của thế kỷ XXI. Để có được nền văn minh đóthì nền giáo dục phải đào tạo được “sản phẩm” là những con người thông minh, trí tuệ phát triển, sáng tạo và giàu tính nhân văn cho xã hội. Muốn đáp ứng được mục tiêu đào tạo đó thì vai trò của người thầy thì vô cùng quan trọng và đặc biệt là vai trò lãnh đạo quản lý của Hiệu trưởng trong nhà trường. Trong hoạt động quản lý của nhà trường thì quản lý chuyên môn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý của Hiệu trưởng. Biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng có vai trò đặc biệt vì nó tác động trực tiếp đến đội ngũ giáo viên, yếu tố quyết định chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Thực tế ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc Hiệu trưởng các trường THCS đã có những đổi mới nhất định về công tác quản lý hoạt động chuyên môn, song kết quả đạt được chưa cao. Những biện pháp quản lý chuyên môn mà Hiệu trưởng đã áp dụng vào công tác quản lý của mình hầu hết là do kinh nghiệm bản thân hoặc kinh nghiệm của người đi trước truyền lại cho người đi sau hoặc thông qua tự học là chính. Hoạt động dạy học là một hoạt động đặc thù của nhà trường nó giữ vị trí trung tâm và mang tính quyết định. Chất lượng dạy và học quyết định uy tín của nhà trường. Trong hoạt động quản lý của nhà trường thì quản lý chuyên môn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý của Hiệu trưởng. Biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng có vai trò đặc biệt vì nó tác động trực tiếp đến đội ngũ giáo viên, yếu tố quyết định chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Do đó để có được hoạt động Dạy học ổn định và chất lượng điều đầu tiên người cán bộ quản lý phải thực hiện việc chỉ đạo và quản lý hoạt động chuyên môn của nhà trường. Xây dựng đội ngũ và chỉ đạo hoạt động chuyên môn là công việc quan trọng của người hiệu trưởng công việc này góp phần không nhỏ để nâng cao chất lượng giáo dục. Qua nghiên cứu tìm hiểu thực trạng công tác quản lý chuyên môn của nhà trường trong nhiều năm qua cho thấy nếu như không có biện pháp quản lý thì mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động chuyên môn sẽ không đem lại hiệu quả cao. Vì trong tập thể giáo viên có những đồng chí là hạt nhân tích cực, có những đồng chí chưa thực sự phát huy hết khả năng của bản thân, có những đồng chí còn hạn chế về năng lực chuyên môn Và qua thực tế công tác quản lý của bản thân tôi nghĩ cần thiết phải có biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường để tạo ra hướng đi thống nhất, đồng bộ từ khâu lên kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức triển khai, kiểm tra giám sát đánh giá hoạt động. Bản thân là một cán bộ quản lý tôi luôn trăn trở: Làm sao để giáo viên chúng ta dạy giỏi? Học sinh 1
- đạo thực hiện và kiểm tra. Trong quá trình quản lý, hệ thống các chức năng quản lý được thực hiện liên tiếp, đan xen, phối hợp, bổ sung cho nhau một cách logic tạo thành chu trình quản lý. 6.1.1.3. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành, người ta nghiên cứu trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung. Quản lý giáo dục là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý ở các cấp, lên đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục của từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định. 6.1.2. Quản lý nhà trường và quản lý trường THCS 6.1.2.1. Quản lý nhà trường Trường học Trường học là đơn vị cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục, nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội, thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội, đào tạo các công dân cho tương lai. Có thể phân tích quá trình giáo dục của nhà trường như một hệ thống gồm 6 thành tố: Mục đích yêu cầu; Nội dung giáo dục; Phương pháp giáo dục; Thầy giáo; Học sinh; Cơ sở vật chất và các phương tiện, thiết bị phục vụ giáo dục. Hoạt động quản lý của người quản lý là phải làm sao cho hệ thống các thành tố vận hành liên kết chặt chẽ với nhau đưa đến kết quả mong muốn, trong đó người quản lý trường học là Hiệu trưởng các trường. 6.1.2.2. Quản lý trường THCS Quản lý trường THCS là tập hợp các tác động tối ưu sự công tác, tham gia hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ công nhân viên nhằm tận dụng các nguồn lực sẵn có, do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp nhằm đạt được mục tiêu. 6.1.3. Hiệu trưởng trường THCS trong quản lý hoạt động chuyên môn 6.1.3.1. Đặc điểm chung của trường THCS Trường THCS là bậc học thứ 2 giáo dục phổ thông, gồm 4 năm. Đây là bậc học hoàn thiện kiến thức THCS cho học sinh, là bậc học tạo nguồn nhân lực cho yêu cầu của xã hội, đồng thời chuẩn bị tích cực, trực tiếp cho thế hệ trẻ chuẩn bị hành trang vào đời, đi vào cuộc sống lao động sản xuất làm nghĩa vụ công dân và có điều kiện để tiếp tục học lên bậc học THPT cao hơn. Giáo dục THCS phải có "Mục tiêu" trang bị cho học sinh có kiến thức để sẵn sàng học tiếp lên THPT hoặc học nghề, vừa chuẩn bị cho học sinh có đủ tri thức tham gia vào lao động sản xuất. Trường THCS ngoài trang bị kiến thức, cần phải hình thành cho học sinh, năng lực thích ứng với sự thay đổi của thực tiễn để chủ động, tự chủ trong lao động, trong cuộc sống và hoà nhập với môi trường lao động. 6.1.3.2. Vai trò, vị trí của Hiệu trưởng trong trường THCS Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Tiêu chuẩn, 3
- đối tượng HS, tránh lối dạy rập khuôn, áp đặt; chỉ đạo việc tăng cường quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học; chỉ đạo việc cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực bản thân và kiểm định chất lượng đối với HS, qua đó để thấy rõ được ưu điểm và hạn chế của quá trình dạy học, từ đó đề ra các biện pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên, các nội dung bồi dưỡng: Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị; bồi dưỡng về trình độ chuyên môn; bồi dưỡng về nghiệp vụ; bồi dưỡng về hình thức tổ chức; bồi dưỡng thông qua thực hiện chuyên đề. 6.1.3.3.4. Quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh Hoạt động học tập của học sinh là hoạt động song song tồn tại cùng với hoạt dạy của thầy giáo. Phải làm cho học sinh có động cơ và thái độ đúng đắn trong học tập, rèn luyện, ham thích đến trường, đến lớp, ham muốn được học tập, tìm hiểu. Tự giác tìm tòi phát hiện vấn đề, chủ động lĩnh hội kiến thức, biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục. Tổ chức hướng dẫn học sinh học tập, giúp học sinh học tập có phương pháp, nắm được phương pháp học tập của bộ môn, giúp học sinh hình thành nề nếp, thói quen học tập, chủ yếu tập trung quản lý các vấn đề sau: Quản lý việc giáo dục phương pháp học tập của học sinh giúp cho học sinh: Nắm được kĩ năng chung của hoạt động học tập; có kĩ năng học tập phù hợp với từng bộ môn; có phương pháp học tập đúng đắn ở trên lớp và ở nhà. Quản lý nề nếp học tập của học sinh: Hình thành tinh thần, thái độ trong học tập, chuyên cần, trung thực; nề nếp tổ chức các hoạt động ở trường cũng như ở nhà, những nơi hoạt động văn hóa khác; nề nếp và bảo quản, sử dụng đồng dung học tập của cá nhân cũng như của tập thể, của bạn bè, thầy cô; nề nếp trong khen thưởng kỉ luật, chấp hành nề nếp nội quy học tập. Quản lý học tập, vui chơi, giải trí: Hoạt động học tập, vui chơi, giải trí của học sinh phải được tổ chức hợp lý, phù hợp với tâm lý và sức khỏe của học sinh, cần tính toán, cân nhắc để điều khiển các hoạt động, tránh tình trạng lôi kéo học sinh quá sâu vào những hoạt động này gây ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong các khâu của quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá phải đảm khách quan, phản ánh đúng thực trạng của học sinh, qua đó giúp học sinh khác phục những thiếu sót, lỗ hổng kiến thức để tự hoàn thiện của mình. 6.1.3.3.5. Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn Việc kiểm tra, đánh giá trong nội bộ nhà trường là việc hết sức quan trọng, thông qua việc kiểm tra Hiệu trưởng sẽ nhận định được những mặt mạnh, mặt yếu để phát huy và khắc phục. Thông qua quá trình kiểm tra sẽ góp phần hình thành ý thức, năng lực tự kiểm tra của mỗi cá nhân, việc kiểm tra bao gồm những nội dung sau: * Kiểm tra hoạt động của giáo viên cần kiểm tra: Kế hoạch giảng dạy; Kế hoạch chủ nhiệm; kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, kết quả giảng dạy trên lớp. 5
- chuyên môn, nghiệp vụ và đồng thời phải tạo được môi trường giáo dục thuận lợi để cho họ có thể phát huy đến múc cao nhất năng lực của bản thân, để mỗi con người không ngừng học tập, tự bồi dưỡng về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật kiến thức mới, công nghệ thông tin, nâng tầm hiểu biết cảu mình đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của ngành giáo dục. Việc chỉ đạo các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường là một vấn đề rất rông lớn. Nó gắn bó chặt chẽ với việc nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, của học sinh, của cha mẹ học sinh. Nó liên quan tới việc bồi dưỡng giáo viên, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của từng cá nhân thầy cô giáo. Ở bất cứ một nhà trường nào, người cán bộ quản lý đều xác định rõ vị trí quan trọng của mình trong việc chỉ đạo dạy và học. Đó là khâu quản lý các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Bộ GD&ĐT và các cơ quan quản lý trực tiếp (cụ thể là quản lý việc lập kế hoạch quản lý của tổ chuyên môn, soạn bài lên lớp của giáo viên, kiểm tra đánh giá học sinh, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên, đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học) Chất lượng giáo dục toàn diện nói chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song thầy giáo, người trực tiếp đứng lớp phải là yếu tố số một. Chất lượng của người thầy quyết định chất lượng của học trò. Cha ông ta đã tưng nói “Không thầy đố mày làm nên” Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập ngày càng sâu rộng trên khu vực và thế giới. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn nhân lực Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao để đáp ứng được yêu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, dồi dào về số lượng. Đáp ứng được yêu cầu của đất nước thì việc xây dựng đội ngũ nhà giáo là điều không thể thiếu, hơn thế nữa có thể nói rằng chất lượng của đội ngũ nhà giáo có tính chất quyết định đối với chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới. Vì vậy trước và ngay trong quá trình đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực là việc xây dựng đội ngũ nhà giáo vừa hồng vừa chuyên đáp ứng được yêu cầu nhiêm vụ. Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là “Đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Nghị quyết TW2 ra đời đã thổi luồng sinh khí mới cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, đã đề ra nhiệm vụ quan trọng cho ngành giáo dục phải quan tâm tới sự đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên- lực lượng quyết định chất lượng giáo dục đào tạo, coi trọng nghề thầy giáo cũng có nghĩa là phải coi trọng sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng thầy giáo. 7