Báo cáo biện pháp Phương pháp tiếp cận học qua chơi và ứng dụng STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới. Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường ở bậc tiếp theo là giáo dục tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông.

Ở giai đoạn mẫu giáo hầu hết các trẻ đều tò mò, hoạt động nhiều, có nhu cầu ham học hỏi, thích tự làm việc và luôn mong muốn được khám phá thế giới rộng lớn muôn màu sắc. Áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến, tạo cơ hội cho trẻ chủ động học tâp, rèn luyện kỹ năng theo trình độ khả năng của mỗi cá nhân trẻ là một trong những tiêu trí của đổi mới chương trình giáo dục hiện nay. Chính vì vậy STEAM đã bắt đầu trong vài năm qua và đang tiến lên như một phương thức tiếp cận giáo dục mới nhằm đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế thế kỷ 21. STEAM tận dụng lợi ích của STEM, thông qua nghệ thuật, đưa STEM lên một tầm cao mới bằng việc cho phép trẻ em ở lứa tuổi mầm non cũng có thểtiếp cận và phát triển toàn diện.

Giáo dục STEM tập trung vào những yếu tố quan trọng như: Science(Khoa học),Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Math (Toán học) vừa là nội dung vừa là cách tiếp cận giáo dục xuyên suốt cho cả mầm non lên đến các bậc học cao hơn trên thế giới. Theo đó, mô hình giáo dục STEM là quá trình tích hợp kiến thức giữa các môn khoa học, kỹ thuật, toán học, công nghệ, qua đó xây dựng cho học sinh các kỹ năng được kết hợp hài hòa từ kiến thức của các bộ môn nói trên để sử dụng khi làm việc trong thế giới công nghệ ngày nay. Nhắc đến khoa học chúng ta thường nghĩ tới những vấn đề thật cao siêu như cấu tạo trái đất ra sao hay sóng thần hình thành như thế nào? Thực tế khoa học chỉ làquan sát những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh nhằm phân tích, giải thích cách thức hoạt động, sự tồn tại của sự vật hiện tượng đó. Dưới đôi mắt trẻ thơ, khái niệm khoa học vô cùng đơn giản và là cả một bầu trời kiến thức thú vị cần khám phá.

docx 29 trang Đình Bảo 22/08/2023 1921
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Phương pháp tiếp cận học qua chơi và ứng dụng STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_phuong_phap_tiep_can_hoc_qua_choi_va_ung_d.docx
  • pdfGDMG_Maugiaonho_chu_phuong_MN20-10_1bd1630284.pdf

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Phương pháp tiếp cận học qua chơi và ứng dụng STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non

  1. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài 02 2. Mục đích nghiên cứu 04 3. Đối tượng nghiên cứu 04 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm 04 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 04 6. Phương pháp nghiên cứu 04 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận 05 2. Thực trạng vấn đề 07 3. Các biện pháp thực hiện 09 4. Hiệu quả SKKN 14 PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 16 PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 1
  2. Thực hiện công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giáo viên được lựa chọn các nội dung, hình thức mà không áp đặt trẻ, trong đó tích hợp các nội dung, hình thức và chú trọng đến hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Trong chương trình Giáo dục mầm non, các lĩnh vực phát triển cho trẻ được tổ chức theo các hoạt động học với 7 môn học như sau: làm quen với toán, tạo hình, khám phá khoa học/khám phá xã hội, âm nhạc, làm quen văn học, làm quen chữ cái, giáo dục thể chất. Ngoài ra các chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và các chương trình cho trẻ làm quen máy tính đã được các trường ứng dụng,sử dụng hiệu quả trong những năm qua. Với giáo dục mầm non, STEAM có thể hiểu là tích hợp nội dung theo chủ đề với các môn như :khoa học, công nghệ, chế tạo( xây dựng, lắp ráp), nghệ thuật ( tạo hình), toán trong cùng một hoạt động. Chính vì vậy, trường tôi đã xây dưng kế hoạch và triển khai nhiều nội dung cũng như hoạt đông thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả chuyên đề. Trong đó việc áp dụng những phương pháp giáo dục tiên tiến là một trong những nội dung được nhà trường triển khai. Tuy nhiên qua tìm hiểu tại trường tôi thấy việc tích hợp phương pháp giáo dục STEAM vào các hoạt động giáo dục tại các lớp học trong trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Các học liệu, đồ dùng có sẵn nhưng chưa được sử dụng một cách hiệu quả gây lãng phí và không phát huy được tính sáng tạo của trẻ trong hoạt động. Bên cạnh đó, với mô hình nhà trường là mô hình trường chất lượng cao nên đòi hỏi giáo viên phải luôn đổi mới môi trường học tập, phương pháp, nội dung dạy học, tổ chức các hoạt động gây hứng thú cho trẻ và đặc biệt là với việc thực hiện chuyên đề “xây dựng môi trường học lấy trẻ làm trung tâm” thì việc áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến là rất quan trọng. Từ đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho trẻ về thể chất lẫn tinh thần đáp ứng với mô hình trường chất lượng cao, luôn luôn thay đổi từng ngày, từng giờ phù hợp với xu hướng đổi mới của đất nước. Là một giáo viên được tham gia vào lớp bồi dưỡng chuyên đề “ Phương pháp tiếp cận học qua chơi và ứng dụng STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non” do Sở Giáo Dục và Đào Tạo tổ chức, bản thân tôi luôn ao ước đem phương pháp mới này tới cho trẻ của mình cũng như các trẻ trong nhà trường bởi tính ưu việt, hiệu quả của phương pháp mang lại . Tôi cũng như các giáo viên trong nhà trường luôn đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi, quan sát để nắm được những nhu cầu, mong muốn của trẻ từ đó nghiên cứu, áp dụng những phương pháp giáo dục vào trong trường mình một cách hợp lí và hiệu quả. Giáo viên luôn luôn nâng cao ý thức trách nhiệm của 3
  3. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Tầm quan trọng của việc tích hợp phương pháp giáo dục STEAM với trẻ mẫu giáo: Giáo dục mầm non là một khoa học và là một nghệ thuật. Khoa học này dạy trẻ không ngừng phát triển. Do vậy đòi hỏi làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ phải có năng lực toàn diện, có những phẩm chất cần thiết mới hoàn thành được nhiệm vụ giao phó, nhiệm vụ đó là đào tạo cho thế hệ trẻ dưới 0-6 tuổi phát triển một cách toàn diện. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các nhà giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách thụ động mà các nhà giáo dục tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, các nhà giáo dục (giáo viên) cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo: Hứng thú, nhu cầu, kỹ năng, thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng. Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất để thành công. Để giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì đổi mới và áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu. Căn cứ vào công văn của Bộ giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn chuyên môn Giáo dục mầm non, trong đó quy định về việc đổi mới phương pháp giáo dục cho trẻ hoạt động trong nhóm/lớp là một phần quan trọng của công văn này. Qua đó giúp giáo viên mầm non có một cách nhìn tổng quan hơn về việc đưa và áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến để giáo dục trẻ. Căn cứ vào nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ: tuổi 4 - 5 đây là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ rất hiếu động tò mò, muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội. Trong các hoạt động của tuổi mẫu giáo: chơi giữ vai trò hoạt động chủ đạo giữa hoạt động vui chơi và hoạt động học tập chưa có ranh giới rõ ràng. Khác với người lớn trẻ em thật sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học trong trường mầm non theo phương châm "Chơi bằng học, học mà chơi". Hiện nay trên thế giới có một số mô hình, cách tiếp cận trong giáo dục đầu đời được các nhà chuyên gia giáo dục đánh giá cao. Điển hình như các mô hình đã có từ lâu nhưng hiện vẫn có giá trị là Montessori (Italy) hay các mô hình mới được xây dựng gồm Reggio Emilia (Italy), High Scope (Mỹ) và phương 5
  4. Con đường tới STEAM là vô cùng thú vị. Khi quan sát một đứa trẻ khi được trải nghiệm thực làm cùng STEAM sẽ thấy chúng tập trung, say sưa, trí tưởng tượng được sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh. Tuy nhiên cũng có thể khó khăn nếu các nhà giáo dục bao gồm cả cha mẹ không thực sự hiểu rõ về STEAM và quan trọng hơn là hiểu về cách học của chính những đứa trẻ ở độ tuổi mầm non để có cách hỗ trợ trẻ tốt nhất. Với những ích lợi của STEAM, một vài đơn vị đang có những bước khai phá tiềm năng của phương pháp giáo dục này tại Việt Nam, hứa hẹn sự nâng cấp và đổi mới trong cách dạy và học của lứa tuổi mầm non. Nhận rõ được tầm quan trọng của phương pháp giáo dục STEAM vào trong hoạt động giáo dục cho trẻ, BGH trường mầm non CLC 20/10 đã có những buổi bồi dưỡng chuyên môn và lựa chọn nội dung trong việc khai thác môi trường, nội dung giáo dục đặc biệt là hoạt động khám phá cho trẻ mẫu giáo trong nhà trường để áp dụng phương pháp một cách hiệu quả nhất đúng với tiêu chí “ Học qua chơi, lấy trẻ làm trung tâm” để đảm bảo là trẻ luôn được tôn trọng, luôn được lắng nghe và giải quyết vấn đề đến cùng giúp trẻ ngày một hứng thú, cuốn hút và mong muốn tự mình khám phá, trải nghiệm các hoạt động đó. Chính vì lẽ đó nó đòi hỏi những giáo viên chúng tôi luôn không ngừng nỗ lực học tập tạo dựng những không gian riêng cho trẻ để trẻ được thực sự sống và học tập với nhu cầu của trẻ bởi môi trường giáo dục chính là tiền đề cho sự phát triển tương lai của trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1. Thuận lợi: Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, đầu tư và đổi mới môi trường, trang thiết bị dạy và học để bắt kịp với xu thế, thời đại của ngành giáo dục nói riêng và của đất nước nói chung. Nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng, hiện đại, phòng học rộng rãi, thoáng mát, có đủ ánh sáng, những khu vực chơi sáng tạo phục vụ cho các hoạt động của trẻ và có thêm cả các phòng hoạt động chuyên biệt dành cho trẻ. Đặc biệt, với diện tích và khuôn viên của trường rộng rãi, thoáng mát rất phù hợp cho các hoạt động khám phá, trải nghiệm cho trẻ. Với một diện tích lớn, môi trường thiên nhiên phong phú, cây cối đa dạng, phòng chức năng rộng rãi, phòng khám phá khoa học, phòng truyền thống, phòng thư viện và nhà bếp rộng, diện tích lớp học rộng rãi phù hợp cho việc xây dựng các góc thiên nhiên rất thuận lợi trong việc cho trẻ tìm hiểu khám phá về thiên nhiên, về một số ngành nghề trong xã hội. Trường lại nằm ở khu trung tâm của Thủ đô, gần với nhiều khu Di tích lịch sử, Danh lam thắng cảnh của Hà Nội 7
  5. 3. Các biện pháp thực hiện: Để giúp trẻ hoạt động tích cực sáng tạo, tích hợp phương pháp STEAM vào hoạt động giáo dục bản thân tôi đã thực hiện và mạnh dạn đề ra một số biện pháp như sau: 3.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Phải nói rằng việc tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân là điều đặt lên hàng đầu đối với mỗi giáo viên. Muốn thực hiện được điều đó mỗi giáo viên phải tự tìm tòi sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng để trau dồi kiến thức. Bản thân phải tự tìm hiểu rõ ý nghĩa, lợi ích của phương pháp đem lại cho trẻ, lựa chọn, áp dụng những yếu tố phù hợp với lứa tuổi mình đảm nhận từ đó lựa chọn các hoạt động tổ chức phù hợp và đạt hiệu quả giáo dục. Khi được học tập tham gia các buổi tập huấn học tập STEAM do các chuyên gia STEAM đào tạo và hướng dẫn, tôi nhận thấy để ứng dụng được phương pháp này vào hoạt động khám phá cho trẻ thì bản thân giáo viên phải có vốn kiến thức xã hội rất lớn và có khả năng ứng dụng công nghệ, sử dụng các vật dụng công nghệ một cách thuần thục. Giáo viên không chỉ kết hợp hài hòa các ứng dụng mà còn giúp trẻ được sử dụng các kiến thức công nghệ một cách bài bản và chuyên nghiệp. ( Ảnh minh họa 1) ( Ảnh minh họa 2) Tôi cảm thấy đây là một phương pháp có nhiều hình thức kết hợp rất hay và sáng tạo. Chính vì vậy, tôi đã tham mưu cho Ban Giám Hiệu nhà trường- nơi tôi công tác tạo điều kiện cơ hội cho giáo viên trên lớp như tôi được tham gia vào các lớp tập huấn do Phòng Giáo Dục, Sở Giáo Dục tổ chức, được tham quan học tập các bạn đồng nghiệp để trau dồi thêm kiến thức cho mình. Ngoài ra tôi còn tích cực nghiên cứu sách báo, sưu tầm các loại tranh ảnh, xem các kênh truyền hình, truy cập mạng để có vốn kiến thức về STEM - STEAM được đầy đủ và phong phú để ứng dụng vào hoạt động khám phá cho trẻ mẫu giáo được tốt hơn. Luôn có ý thức học hỏi những người đi trước, dự giờ, tham quan các lớp, trường bạn nhằm trau dồi kiến thức, học những điều hay, điều mới lạ để áp dụng và thực hiện dạy trẻ có hiệu quả nhất với trẻ. Tôi tự nhủ mình phải trân trọng và phát huy được những phương pháp tiên tiến trong hoạt động giáo dục đồng thời không ngừng học tập hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu giáo dục của trường chất lượng cao. 3.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch: 9