Báo cáo biện pháp Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí

Trong xã hội hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và toàn cầu hóa đã đem lại cho con người những cơ hội và thách thức mới. Thực tế này đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo ra những con người phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, có ý chí, lòng say mê, khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức suốt đời. Trước những yêu cầu mới của xã hội, ngành giáo dục đã có nhiều bước đổi mới. Một trong những bước quan trọng là đổi mới phương pháp dạy học.

Hướng đổi mới phương pháp dạy học là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự tìm tòi, khám phá, hình thành cho học sinh tư duy tích cực, nâng cao năng lực phát triển và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Địa lí cũng là một trong những bộ môn khoa học cơ bản để thực hiện mục tiêu trên. Vì Địa lí cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức về tự nhiên, kinh tế, xã hội, mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, mối quan hệ giữa tự nhiên với phát triển kinh tế và xã hội loài người... Từ đó giúp học sinh thêm yêu thiên nhiên, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ thiên nhiên - môi trường, bảo vệ những thành quả lao động của con người... góp phần hình thành phẩm chất, nhân cách con người Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của xã hội và tiến bộ của thời đại. 

doc 35 trang thuhoaiz7 20/12/2022 5402
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_phuong_phap_day_hoc_phat_huy_tinh_t.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí

  1. Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 1. Cơ sở khoa học2 2. Cơ sở thực tiễn3 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU4 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU4 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU4 B. PHẦN NỘI DUNG I. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 5 1. Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí 5 2. Phương pháp làm việc với bản đồ9 3. Phương pháp làm việc với sách giáo khoa 15 4. Phương pháp thảo luận nhóm 19 5. Phương pháp báo cáo 23 6. Phương pháp vận dụng kiến thức thực tiễn 24 7. Phương pháp tổ chức trò chơi 25 II. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀO BÀI DẠY 28 III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 34 C. PHẦN KẾT LUẬN 35 1
  2. Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí tương lai? Đó là nhiệm vụ chung của toàn ngành, toàn xã hội, đặc biệt là đội ngũ các thầy giáo, cô giáo và những người làm công tác giáo dục. Là giáo viên trực tiếp làm nhiệm vụ giảng dạy môn Địa lí, tôi luôn chăn trở trước những vấn đề trên và thiết nghĩa rằng: Cần phải có những phương pháp dạy học tích cực để cuốn hút học sinh, làm cho học sinh say mê, hứng thú, tự giác lĩnh hội tri thức, từ đó phát huy năng lực, trí sáng tạo, biết cộng tác làm việc và vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu giáo dục và nhu cầu xã hội hiện nay. 2. Cơ sở thực tiễn Trong xã hội hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và toàn cầu hóa đã đem lại cho con người những cơ hội và thách thức mới. Thực tế này đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo ra những con người phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, có ý chí, lòng say mê, khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức suốt đời. Trước những yêu cầu mới của xã hội, ngành giáo dục đã có nhiều bước đổi mới. Một trong những bước quan trọng là đổi mới phương pháp dạy học. Hướng đổi mới phương pháp dạy học là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự tìm tòi, khám phá, hình thành cho học sinh tư duy tích cực, nâng cao năng lực phát triển và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Địa lí cũng là một trong những bộ môn khoa học cơ bản để thực hiện mục tiêu trên. Vì Địa lí cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức về tự nhiên, kinh tế, xã hội, mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, mối quan hệ giữa tự nhiên với phát triển kinh tế và xã hội loài người Từ đó giúp học sinh thêm yêu thiên nhiên, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ thiên nhiên - môi trường, bảo vệ những thành quả lao động của con người góp phần hình thành phẩm chất, nhân cách con người Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của xã hội và tiến bộ của thời đại. Vậy mà một vài năm trước đây và ngay cả hiện nay, không ít học sinh thường xem nhẹ môn Địa lí nên trong quá trình học không mua sắm sách giáo khoa, không chú ý nghe giảng, khi kiểm tra thường tìm cách quay cóp hay chép bài của bạn hoặc có quan tâm đến việc học nhưng chỉ là học mang tính chất chống đối và dành rất ít thời gian cho môn học này. Ngay kể cả một số giáo viên cũng cho rằng đây là môn học phụ nên chưa đầu tư nhiều thời gian và công sức vào việc soạn giảng và đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực. Một số giáo viên có đổi mới phương pháp dạy học nhưng áp dụng vẫn còn khá cứng nhắc: Học sinh được làm việc nhiều hơn, 3
  3. Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí B. PHẦN NỘI DUNG I. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC ĐỊA LÍ” Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, về bản chất là các phương pháp dạy học đề cao chủ thể nhận thức của học sinh, được xác định dựa vào cách thức hoạt động nhận thức của học sinh. Trong học tập, bằng các hoạt động thảo luận, tranh luận, báo cáo, trò chơi, các em có được những tri thức, kỹ năng cần thiết. Điều này có thể đạt được thông qua rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau, bao gồm cả những phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tiên tiến. Sự lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào các mục tiêu và kết quả mong muốn trong từng nội dung bài học cụ thể. Trong đề tài này, tôi chỉ xin đề cập đến việc vận dụng một số phương pháp chủ đạo mà hiện nay tôi đang áp dụng. 1. Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy (BĐTD) trong dạy học Địa lí Bản đồ tư duy hiện là một công cụ đã và đang được sử dụng bởi rất nhiều cá nhân, tổ chức trên toàn thế giới với nhiều lĩnh vực ứng dụng khác nhau. BĐTD là một sơ đồ mở, không yêu cầu về tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, khai thác “sức mạnh” của màu sắc, hình ảnh, ngôn từ chắt lọc, súc tích, nhằm kích thích khả năng sáng tạo vô tận của học sinh. Sử dụng BĐTD góp phần rèn luyện phương pháp học tập hiệu quả cho học sinh bởi BĐTD chính là công cụ tư duy, là phương pháp khai thác tối đa năng lực của bộ não, đặc biệt là năng lực sáng tạo, từ đó xóa bỏ dần lối “học gạo”, “học vẹt”, BĐTD còn giúp học sinh học tập tích cực, chủ động. Trong quá trình thành lập BĐTD học sinh phải độc lập suy nghĩ, rà soát kiến thức, phân tích, khái quát hóa để phát hiện mối liên hệ bản chất của sự vật, hiện tượng và phản ánh mối liên hệ đó lên bản đồ mà không theo bất kỳ khuôn mẫu nào. Phương pháp này cũng sẽ phát huy tối đa được tính sáng tạo và phản ánh đậm nét cá tính của học sinh thông qua trí tưởng tượng, óc thẩm mỹ, năng khiếu hội họa. BĐTD giúp học sinh hệ thống được nội dung kiến thức, trình bày ý tưởng một cách rõ ràng, tăng khả năng ghi nhớ và có thể lập kế hoạch học tập một cách cụ thể. Với nhiều ưu điểm trên của BĐTD nên ngay từ tiết mở đầu ở lớp 6, tôi đã sử dụng bản đồ tư duy để giới thiệu toàn bộ chương trình Địa lí THCS như sau: 5
  4. Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí Nằm ở bán đảo Đông Dương Vùng đất liền: Diện tích 329,3 nghìn km2 Trung tâm Đông Nam Á Tiếp giáp 2 vành đai sinh khoáng Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2 Phạm vi lãnh thổ Đặc điểm Giao thoa của nhiều luồng Đ-TV Tiếp xúc của nhiều dân tộc Vùng trời (toàn bộ diện tích bao trùm phần đất Nằm trong múi giờ thứ 7 liền và phần biển) Vị trí địa lí Việt Nam Tự nhiên Biển Đông P.triển KT-XH Thuân lợi Trung Quốc Tiếp giáp Ý nghĩa Lào An ninh Q.phòng Campuchia Hạn chế Vịnh Thái Lan b) Sử dụng BĐTD trong việc củng cố kiến thức Sau mỗi bài học giáo viên thường củng cố lại kiến thức cho học sinh. Thay vì dùng lời để chốt lại những kiến thức cơ bản hay sử dụng những bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức, tôi thường sử dụng bản đồ tư duy (đặc biệt với những bài có nhiều nội dung). Việc làm này giúp giáo viên đỡ mất thời gian, không cần nhắc lại kiến thức cũ nhiều lần mà vẫn hệ thống được toàn bộ nội dung của bài học. Học sinh tiếp nhận kiến thức bằng kênh thông tin này cũng dễ dàng hơn, khoa học hơn và ghi nhớ được lâu hơn. Ví dụ: Sau khi học xong bài Môi trường hoang mạc (Địa lí 7), học sinh cần phải nắm được đặc điểm vị trí, khí hậu và sự thích nghi của thực vật, động vật với môi trường. Để khắc sâu kiến thức cho học sinh và định hướng cho các em phương pháp học tập, tôi sử dụng BĐTD với nội dụng như sau: Khí hậu khô hạn Đặc điểm Trung tâm lục Địa hình: cồn cát, sỏi đá địa Á - Âu Vị trí Môi trường hoang mạc Động vật: Dọc hai bên Sự thích nghi đường chí tuyến của sinh vật Thực vật: 7
  5. Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí * Sử dụng BĐTD trong dạy học là phương pháp hiệu quả để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh nhưng đòi hỏi giáo viên phải tư duy khoa học, vận dụng sáng tạo và nhất là phải có sự “đồng điệu” với học sinh. 2. Phương pháp làm việc với bản đồ Bản đồ vừa là phương tiện trực quan, vừa là nguồn tri thức quan trọng. Sử dụng bản đồ không chỉ giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức địa lí một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và ghi nhớ lâu bền mà còn giúp các em nắm chắc kiến thức, trau dồi cho các em phương pháp học tập, nghiên cứu địa lí. Trong khi sử dụng bản đồ, học sinh phải luôn luôn quan sát, tưởng tượng, phân tích, so sánh, tổng hợp tư duy của các em luôn luôn được hoạt động và phát triển vì thế mà học tập sẽ đạt kết quả cao hơn. Ngay từ lớp 6, tôi đã hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc với bản đồ. Các kỹ năng này theo thứ tự từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, được hình thành dần trong quá trình học tập của học sinh, cụ thể: a) Kỹ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lí trên bản đồ Đây là kỹ năng đơn giản nhưng rất cơ bản. Nắm chắc kỹ năng này đồng thời học sinh sẽ nắm các kỹ năng khác một cách thuận lợi hơn. Vì vậy, ngay từ đầu lớp 6 tôi đã rèn luyện kỹ năng này cho học sinh. Muốn nhận biết các đối tượng địa lí trên bản đồ, tôi thường hướng dẫn học sinh dựa vào bảng chú giải rồi đối chiếu từ bảng chú giải lên bản đồ - học sinh sẽ có ngay được biểu tượng về đối tượng địa lí. Sau đó tôi đọc địa danh, chỉ đối tượng địa lí trên bản đồ treo tường và hướng dẫn học sinh đối chiếu tìm trên bản đồ trong sách giáo khoa hoặc Atlat. Một điểm rất quan trọng: khi đã xác định được đối tượng địa lí trên bản đồ, học sinh cần phải biết nhận xét đặc điểm hình thù, kích thước cũng như vị trí của nó trong mối quan hệ với các đối tượng địa lí khác ở xung quanh. Điều này không chỉ giúp các em ghi nhớ đối tượng địa lí đó trên bản đồ mà còn nhớ được những đối tượng địa lí khác có liên quan. Đây là cách để học sinh tự làm giàu thêm kiến thức địa lí và dễ dàng tìm được các đối tượng địa lí chưa biết trên bản đồ. Sau cùng tôi hướng dẫn học sinh cách chỉ đối tượng địa lí trên bản đồ - thao tác này tôi thường uốn nắn cho các em tư thế đứng, cách chỉ các đối tượng địa lí trên bản đồ phải theo thứ tự từ Bắc đến Nam, từ Tây sang Đông. b) Kỹ năng xác định phương hướng và tọa độ địa lí Tôi đã hình thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng này bắt đầu từ bài “Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí” - Địa lí 6. 9