Biện pháp Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Trong các phân môn của bộ môn Ngữ Văn, tập làm văn có vị trí đặc biệt trong quá trình học tập và thi cử. Dạy Văn và Tiếng Việt là khó, dạy Tập làm văn lại có những cái khó riêng. Bởi vì hơn bất cứ phân môn nào, ở đây giáo viên phải đặc biệt coi trọng chủ thể trò, giữ đúng vai trò người hướng dẫn, điều chỉnh để hoạt động tư duy và kĩ năng thực hành của học sinh đi đúng hướng nhằm tiến tới viết (hoặc nói) được văn bản quy định trong chương trình.

Để đảm bảo tính thực hành, giáo viên có nhiều hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh với nhiều dạng bài tập và có không ít những biện pháp thúc đẩy hoạt động tính tích cực chủ động của học sinh. Chẳng hạn quan sát, bắt chước, nhận biết đến sáng tạo. Trong sáng tạo cũng từ sáng tạo bộ phận đến sáng tạo toàn thể. Dù xây dựng hệ thống bài tập nào cũng luôn nắm vững nguyên tắc: Từ bài tập dẫn học sinh  rút ra phương pháp làm bài tập làm văn, dùng bài tập để luyện kxi năng cụ thể.

Dạy tập làm văn thực chất là dạy thực hành viết văn. Để có thể làm được một bài văn hoàn chỉnh, học sinh cần luyện cách tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn, trong đó kĩ năng viết đoạn văn là cơ bản nhất. Cũng như các kiểu bài khác, bài văn tự sự gồm nhiều đoạn văn, các đoạn văn cũng hướng vào làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng. Đoạn văn là phần văn bản được tính bắt đầu từ chữ viết hoa đầu tiên (lùi vào đầu dòng) và kế thúc bằng dấu chấm xuống dòng, thường trình bày một ý tương đối trọn vẹn. Và điều quan trọng là không phải cách viết đoạn văn nào cũng giống đoạn văn nào mà phụ thuộc vào yêu cầu, chức năng, vai trò của đoạn văn đó để có cách viết phù hợp.

doc 16 trang Đình Bảo 22/08/2023 4320
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbien_phap_ren_ki_nang_viet_doan_van_tu_su_co_su_dung_yeu_to.doc

Nội dung text: Biện pháp Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LIÊN HỒNG    SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN Môn : Ngữ Văn Cấp học : Trung học cơ sở Tên tác giả : Nguyễn Thị Nga Đơn vị công tác : Trường THCS Liên Hồng Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC: 2019 - 2020
  2. “Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận” là do giáo viên chưa có biện pháp giúp đỡ phù hợp. Là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn 9, tôi luôn trăn trở trước thực trạng bài viết văn tự sự của học trò. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận” với mục đích phân tích thực trạng bài viết tự sự có vận dụng yếu tố nghị l uận của học sinh, đối chiếu với phương pháp giảng dạy của giáo viên, đề ra kinh nghiệm trong phương pháp luyện tập dạng bài này nhằm góp phần nâng cao việc dạy học viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận nói riêng và việc dạy học văn nói chung. II. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp 9B (năm học 2018 - 2019). - Học sinh lớp 9D, 9C (năm học 2019 - 2020) III. Phạm vi nghiên cứu. - Những cơ sở lí luận để nghiên cứu giải pháp. - Thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. - Thực trang việc học của học sinh và quá trình giảng dạy của giáo viên. - Những giải pháp rèn kĩ năng vận dụng yếu tố nghị luận vào đoạn văn tự sự. IV. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu tài liệu. - Phân tích đối chiếu. - Giả thiết khoa học. 2/14
  3. “Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận” Tiết 43: Luyện nói kể chuyện. Tiết 48: Luyện tập xây dựng bài tự sự: Kể chuyện đời thường Tiết 53: Kể chuyện tưởng tượng. Tiết 58: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng. * Lớp 8: Tiết 24: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. Tiết 28: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Tiết 32: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Tiết 42: Luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm. * Lớp 9: Tiết: 24: Miêu tả trong văn bản tự sự. Tiết 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. Tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự. Tiết 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. Tiết 64: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. Tiết 70: Người kể chuyện trong văn bản tự sự. Nhìn vào chương trình trên, chúng ta thấy được ở lớp 6, các em được học rất nhiều, rất cụ thể về kiểu bài tự sự. Song lớp 8, lớp 9, văn bản tự sự được học theo lối kết hợp, chẳng hạn: Tự sự gắn với miêu tả và biểu cảm, tự sự gắn với miêu tả nội tâm và đặc biệt là tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. Trong thực tế giảng dạy Ngữ Văn 9, tôi nhận thấy việc viết đoạn văn tự sự có sử dụng miêu tả, miêu tả nội tâm với học sinh là không quá khó. Song yêu cầu sử dụng yếu tố nghị luận vào đoạn văn là các em rất ngại, thậm chí ngại hơn là viết cả bài. Vì viết cả bài không được ý nọ còn được ý kia, còn nếu viết đoạn văn tự sự thì không biết đưa yếu tố nghị luận vào lúc nào, vào chỗ nào để đạt được yêu cầu. Với người giáo viên, SGK vẫn là tài liệu chính. SGK cung cấp cho người học những nguyên tắc, những yêu cầu cần phải đạt tới của từng kiểu bài, từng kĩ năng. Cho nên, vận dụng tốt SGK là yêu cầu mà tất cả các giáo viên phải thực hiện. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu kĩ SGK và đặt ra tiêu chí khi dạy kiểu bài tự sự lớp 9. - Coi từng tiết dạy mà SGK đã chia và sắp xếp theo từng bài là yêu cầu cần đạt tới của học sinh. - Khai thác tốt bài tập trong SGK. - Tôi quan niệm: Hệ thống bài tập rèn kĩ năng viết đoạn tốt phải vừa sức với tâm lí lứa tuổi học sinh, phải thể hiện được tính chất yêu cầu tích hợp của bộ môn. Dựa trên những cơ sở và yêu cầu của chương trình học 2 buổi/ ngày của học sinh, tôi xác lập hệ thống bài tập cụ thể, như sau: 4/14
  4. “Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận” Đáp án: A) Đoạn văn diễn dịch. B) Đoạn văn qui nạp. C) Đoạn văn tổng phân hợp. Bài tập 2: Điền vào ô trống () để có được mô hình đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Đoạn văn tự sự Yếu tố Yếu tố Yếu tố Yếu tố Các yếu tự sự miêu tả biểu nghị tố khác cảm luận (1) (2) Đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận Đáp án: (1) Nhân vật + diễn biến sự việc. (2) Suy nghĩ, nhận xét, đánh giá. Bài tập 3: Những tập hợp sau đây có thể coi là một đoạn văn không? a) Hồ Chí Minh là một trong những tên tuổi sáng ngời nhất của dân tộc Việt Nam. “Bản án chế độ thực dân Pháp” là tác phẩm viết bằng tiếng Pháp của Người. b) “Đoàn thuyền đánh cá” là khúc tráng ca ca ngợi lao động. Từ “hát” được lặp lại nhiều lần. Cảm hứng lãng mạn vũ trụ bao trùm cả bài thơ. Cảnh đoàn thuyền ra khơi trong buổi hoàng hôn thật đẹp, thật tráng lệ. c) Chiều hôm ấy, bà Hai về cũng có vẻ khác. Bà bước từng bước uể oải, cái mặt cúi xuống, bần thần. Đôi quang thúng thong thẹo trên hai mẩu đòn gánh. Bà đi thẳng vào trong nhà lúi húi xếp hàng vào một xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi. Trẻ con không đứa nào dám vòi quà. Trong nhà có cái im lặng thật là khó chịu, không ai dám cất tiếng lên nói, cả đến nhìn nhau họ cũng không dám nhìn nữa. 6/14
  5. “Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận” 2. Bài tập tìm và phân tích giá trị yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự * Bài tập 1: Đọc văn bản sau: Lỗi làm và sự biết ơn Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã sống tôi”. Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”. Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”. Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát, và khắc ghi những âm nghĩa lên đá. (Hạt giống tâm hồn, tập 4, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2004). a) Văn bản trên có phải là một văn bản nghị luân không? Vì sao? b) Trong văn bản trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào? Chỉ ra vai trò của các yếu tố trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn. c) Em có nhận xét gì về hình thức của câu văn chứa yếu tố nghị luận đó? * Hướng dẫn: a) Văn bản trên là văn bản tự sự, vì có: + Nhân vật + Diễn biến sự việc + Ý nghĩa b) Các yếu tố nhân vật trong đoạn văn: + “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”. -> Yếu tố nghị luận này mang dáng dấp một triết lí về “cái giới hạn và cái trường tồn” trong đời sống tinh thần của con người. + “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát, và khắc ghi những âm nghĩa lên đá”. -> Yếu tố nghị luận này nhắc nhở con người cách ứng xử có văn hóa trong cuộc sống vốn rất phức tạp (có yêu thương, hi vọng, nhưng cũng có cả đau buồn, thù hận). 8/14
  6. “Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận” + Trong đoạn văn nghị luận, người viết ít dùng câu miêu tả, trần thuật mà thường dùng nhiều loại câu khẳng định và phủ định, câu có các cặp quan hệ từ như: nếu thì; không những (không chỉ) mà còn; càng càng; vì thế cho nên; một mặt mặt khác; vừa vừa + Trong đoạn văn nghị luận người viết thường dùng nhiều từ ngữ như: tại sao, thật vậy, tuy thế, trước hết, sau cùng, nói chung, tóm lại, tuy nhiên 3. Bài tập luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tốt nghị luận * Bài tập 1: Trong một bài viết văn về ngày đầu tiên đi học của một bạn học sinh có đoạn. (1) Không chỉ riêng tôi, mà bất cứ một đứa trẻ nào cũng không thể quên những kỷ niệm của ngày đầu tiên đến lớp. (2) Tôi còn nhớ rất rõ, giây phút mẹ dẫn tôi đến chỗ cô giáo. (3) Cô đứng trước cổng trường đang đón học sinh mới. (4) Đối với tôi lúc này cô thật là lạ. (5) Cô mặc một chiếc áo dài trắng thướt tha, tóc để xõa ngang vai. (6) Có một bạn rời bàn tay bố là bật khóc. (7) Cô đến bên ân cần dỗ dành rồi dẫn bạn vào hàng. (8) Lúc này tôi lại thấy cô thật hiền từ không xa lạ nữa. (9) Cô dẫn chúng tôi vào lớp. (10) Trong lớp bàn ghế rất sạch sẽ và được kê ngay ngắn. (11) Xung quanh tôi, những người bạn tí hon vừa lạ vừa quen. Cho câu văn có chứa yếu tố nghị luận sau: “Phải chăng, trường học chính là tổ ấm thứ hai của mỗi đứa trẻ, mà ở đó cô giáo như một người mẹ?!”. Theo em sau các câu (2); (8); (11), thì ở vị trí nào có thể kết hợp với câu văn có chứa yếu tố nghị luận trên. Hãy chọn một vị trí mà em cho là thích hợp nhất. Giải thích vì sao? * Bài tập 2: Dạng sáng tạo - viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó có những ý kiến nhận xét trái ngược nhau về bạn Nam. Em đã phát biểu ý kiến để chứng minh bạn Nam là một người bạn tốt. * Gợi ý: - Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào (thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao ) - Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó? - Em đã thuyết phục lớp rằng Nam là người bạn rất tốt như thế nào (lí lẽ, ví dụ, lời phân tích )? + Yêu cầu học sinh viết đoạn văn (trong 10 phút) theo các gợi ý đã trao đổi. + Yêu cầu một học sinh đọc đoạn văn và hướng dẫn cả lớp phân tích, góp ý. Giáo viên nhận xét, đánh giá. 10/14
  7. “Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận” * Đề 1: Hãy kể một lần trót xem nhật kí của bạn. a- Tình huống của đề bài: - Luật pháp qui định bí mật thư tín là quyền bất khả xâm phạm của công dân. Vì vậy, việc tự ý xem nhật kí của bạn, nêu “nâng cao quan điểm” thì đó là một việc làm phạm pháp. - Nhật kí là một hình thức ghi chép tự do của một cá nhân, nó dành cho chính người viết ra nó thỉnh thoảng đọc lại để suy ngẫm, nội dung của nó có thể là những vấn đề mà người viết không muốn cho người khác được biết; Vì vậy khi người khác tự ý xem thì có thể gây ra những hậu quả khôn lường. b- Các ý chính cần có: - Phải nêu rõ lí do tại sao lại xảy ra việc “trót” xem nhật kí của bạn? + Lí do khách quan: bạn gửi cặp sách, về giở ra thấy có cuốn nhật kí? Đến nhà bạn chơi, nhưng bạn đi vắng, tình cờ thấy cuốn nhật kí để ngỏ ở trên bàn ? + Lí do chủ quan: Tò mò, muốn xem để bắt chước bạn? Cố ý xem để dọa bạn? - Diễn biến: + Thời gian, không gian, địa điểm “trót xem” nhật kí. + Bạn và những người khác có biết không? + Sau khi “trót xem” có nói với ai không? Tại sao? + Những ân hận, dằn vặt, xấu hổ sau khi xem (miêu tả nội tâm). + Bài học về sự tôn trọng những “bí mật riêng tư” của người khác (yếu tố nghị luận). * Đề 2: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết lại bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. a- Tình huống của đề bài: Đây là một tình huống giả định, vì vậy người viết cần phải sử dụng vốn sống gián tiếp để viết bài văn; đó là các kiến thức đã học trong phần đọc – hiểu văn bản trong giờ Văn và các tri thức thu lượm được thông qua việc đọc sách, nghe kể chuyện và các phương tiện thông tin đại chúng. b- Các ý chính cần có: - Hoàn cảnh cuộc gặp gỡ: trên Trường Sơn, lúc nghỉ ngơi hay ở trọng điểm - Nhân vật người chiến sĩ lái xe: ngoại hình, phẩm chất, suy nghĩ, hành động - Diễn biến cuộc gặp gỡ trò chuyện: + Nội dung nói về những vấn đề gì: chiến tranh, hi sinh, ước mơ hòa bình, lời nhắn nhủ 12/14