Định hướng giáo dục stem trong trường trung học

´Xác định vấn đề: giao nhiệm vụ cho học sinh (hoạt động tìm hiểu thực tiễn, công nghệ), giúp học sinh phát hiện vấn đề, làm rõ tiêu chí của sản phẩm. Để tổ chức hoạt động này, giáo viên cần lựa chọn một tình huống gắn với ứng dụng của kiến thức cần dạy trong thực tiễn để giao cho học sinh tìm hiểu, xác định vấn đề cần giải quyết.

´Nghiên cứu kiến thức nền: cung cấp tài liệu khoa học và hướng dẫn học sinh thực hiện (hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận kiến thức), giúp học sinh tiếp thu được kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu cần đạt của chương trình.

´Giải quyết vấn đề: học sinh được hướng dẫn để đề xuất các giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề; rút ra các hệ quả có thể kiểm chứng/lựa chọn giải pháp khả thi; thiết kế thí nghiệm kiểm chứng/thiết kế mô hình hoặc mẫu thử nghiệm; tiến hành thí nghiệm kiểm chứng/chế tạo mô hình hoặc mẫu thử nghiệm; phân tích số liệu thực nghiệm/thử nghiệm và đánh giá; rút ra kết luận khoa học/hoàn thiện mô hình hoặc mẫu thiết kế.

pptx 15 trang Đình Bảo 22/08/2023 5340
Bạn đang xem tài liệu "Định hướng giáo dục stem trong trường trung học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxdinh_huong_giao_duc_stem_trong_truong_trung_hoc.pptx

Nội dung text: Định hướng giáo dục stem trong trường trung học

  1. ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC
  2. CHU TRÌNH STEM Science (Khoa học) Technology Mathematic Knowledge (Công nghệ) (Toán học) (Kiến thức) Engineering (Kĩ thuật) Khoa học là một phần của chu trình rộng hơn gọi là chu trình STEM. Kĩ sư sử dụng kiến thức khoa học để thiết kế công nghệ mới giải quyết vấn đề. Toán là một công cụ mà cả các nhà khoa học và kĩ sư sử dụng để đạt được kết quả và để kết nối các kết quả này với các kết quả khác.
  3. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC Mô hình THM Giáo dục STEM (VNEN) Khởi động Tìm hiểu thực tiễn, Xác định VĐ/nhu cầu phát hiện VĐ thực tiễn Hình thành kiến thức Nghiên cứu kiến thức nền Nghiên cứu kiến thức nền Luyện tập Đề xuất các ý tưởng Lựa chọn 1 giải pháp Vận dung và mở rộng Giải quyết vấn đề Thiết kế, chế tạo mẫu Thử nghiệm – Đánh giá Chia sẻ và thảo luận Điều chỉnh thiết kế
  4. TIÊU CHÍ XÂY DỰNG BÀI HỌC STEM Tiêu chí 1: Chủ đề bài học STEM tập trung vào các VĐ của thực tiễn. Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM theo quy trình thiết kế kĩ thuật. Tiêu chí 3: Phương pháp dạy học bài học STEM đưa học sinh vào hoạt động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và sản phẩm. Tiêu chí 4: Hình thức tổ chức bài học STEM lôi cuốn học sinh vào hoạt động nhóm kiến tạo. Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học và toán mà học sinh đã và đang học. Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi sự thất bại như là một phần cần thiết trong học tập.
  5. KĨ THUẬT THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền Mục tiêu: Mục tiêu của hoạt động này là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông. Nội dung: học kiến thức mới của chương trình các môn học. Học sinh được hướng dẫn nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu bổ trợ, làm thực hành, thí nghiệm để chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu cần đạt của chương trình. Sản phẩm: những kiến thức cơ bản (số liệu, dữ liệu, khái niệm, định nghĩa, định luật ), lời giải cho những câu hỏi, bài tập mà giáo viên yêu cầu, kết quả thí nghiệm, thực hành theo yêu cầu của chương trình; nội dung đã thống nhất của nhóm; nhận xét, kết luận của giáo viên. Đánh giá: Căn cứ vào sản phẩm học tập của học sinh và các nhóm học sinh, giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo, thảo luận; đồng thời nhận xét, đánh giá, "chốt" kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận và sử dụng.
  6. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC Nội dung Tiêu chí Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình 1. Kế hoạch và tài liệu hoạch liệu tài và học dạy Kế 1. tổ chức hoạt động học của học sinh.
  7. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Hoạt động động sinh học của Hoạt 3. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
  8. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành 0913563341; nxthanh@moet.gov.vn