Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày nay đòi hỏi con người phải có tri thức, cần cù lao động, sáng tạo biết hợp tác có thích ứng. Muốn vậy, phải đổi mới giáo dục đào tạo từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp, phương tiện đến hình thức tổ chức giáo dục nói chung và các môn học nói riêng. Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Để đào tạo được những con người “vừa hồng, vừa chuyên” thì việc trước tiên của người làm công tác giáo dục là phải hết sức quan tâm đến giáo dục đạo đức, lấy “đạo đức là cái gốc của con người”. Hồ Chủ Tịch nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói của Bác như kim chỉ nam giáo dục bao lớp người. Đặc biệt nó có ý nghĩa to lớn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình nhà Sư phạm giúp học sinh thực hành những hành vi đạo đức, thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa. Trên cơ sở học tập đã được trang bị về mặt đạo đức: “Đức” tốt sẽ là cơ sở để phát triển “trí” và  “trí” tốt tạo điều kiện hoàn thiện “đức”. Đức là cái gốc – Trí là hoa trái trên cây.
doc 20 trang thuhoaiz7 20/12/2022 7362
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS LỆ CHI Sáng kiến kinh nghiệm Tác giả: Nguyễn Thị Hoa Lĩnh vự : Chủ nhiệm Cấp: THCS Hà Nội, tháng 3 năm 2018
  2. Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BGH Ban giám hiệu THCS Trung học cơ sở TPT Tổng phụ trách TNTP Thiếu niên tiền phong PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày nay đòi hỏi con người phải có tri thức, cần cù lao động, sáng tạo biết hợp tác có thích ứng. Muốn vậy, phải đổi mới giáo dục đào tạo từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp, phương tiện đến hình thức tổ chức giáo dục nói chung và các môn học nói riêng. Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Để đào tạo được những con người “vừa hồng, vừa chuyên” thì việc trước tiên của người làm công tác giáo dục là phải hết sức quan tâm đến giáo dục đạo đức, lấy “đạo đức là cái gốc của con người”. Hồ Chủ Tịch nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói của Bác như kim chỉ nam giáo dục bao lớp người. Đặc biệt nó có ý nghĩa to lớn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình nhà Sư phạm giúp học sinh thực hành những hành vi đạo đức, thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa. Trên cơ sở học tập đã được trang bị về mặt đạo đức: “Đức” tốt sẽ là cơ sở để phát triển “trí” và “trí” tốt tạo điều kiện hoàn thiện “đức”. Đức là cái gốc – Trí là hoa trái trên cây. Vì vậy hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường là một trong những hoạt động trọng tâm không thể thiếu được. Đó là lí do tôi chọn đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng đạo đức học sinh trường THCS. 2. Mục đích nghiên cứu. Trong các nhà trường giáo dục đạo đức cho học sinh giữ một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Nếu chúng ta thực hiện 2
  3. Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. Sinh thời Bác kính yêu của chúng ta đã dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Lời dạy đó giúp chúng ta những người làm công tác giáo dục phải đặc biệt quan tâm tới giáo dục đạo đức . Vậy đạo đức là gì? Tại sao đạo đức lại có vai trò quan trọng như vậy? 1. Khái niệm đạo đức Đạo đức là những nguyên tắc, tiêu chuẩn được xã hội thừa nhận, nó quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau trong xã hội. Đạo đức của một người là hệ thống phẩm chất của người đó được biểu hiện qua hành vi ứng xử trong các mối quan hệ đối với bản thân, công việc, cộng đồng. 2. Vị trí và chức năng của đạo đức. Đạo đức có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, không thể quan niệm được sự tồn tại của xã hội mà không có đạo đức. Nơi nào không có hành động tự nguyện, tự giác của con người thì nơi ấy không thể có nhân phẩm đạo đức, không thể có đời sống xã hội thực sự. Đặc trưng của đời sống con người và của bản tính người là ở đạo đức. Đạo đức và luật pháp đề ra nhằm điều chỉnh hành vi chuẩn mực của con người. Chính vì vậy mà người ta nói rằng: “Pháp luật là đạo đức tối thiểu và đạo đức là pháp luật tối đa” Đạo đức có vai trò to lớn giúp con người sáng tạo ra hạnh phúc, giữ gìn bảo vệ cuộc sống tốt đẹp của xã hội và nâng cao phẩm giá của cá nhân. Đạo đức được nhìn nhận ở ba chức năng sau: • Chức năng định hướng giáo dục. Con người muốn làm điều thiện, tránh điều ác, muốn hành vi của mình được chấp nhận, không bị xã hội lên án thì họ phải nắm được những quan điểm, nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản. Từ đó con người có thể tự do lựa chọn những hành vi phù hợp, đồng thời mới có khả năng đánh giá đúng đắn các hiện tượng hành vi trong quan hệ xã hội theo quan điểm đạo đức tiến bộ. Vì 4
  4. Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS chứng của chúa trời để phán xử chúng ta” (Kantơ). Xã hội ngày nay trong việc quản lí nhà nước, Đảng và chính phủ ta luôn lấy “dân làm gốc”, coi trọng đạo lí. Việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó nhà trường có trách nhiệm to lớn, vì nhà trường là nơi đào tạo những con người “vừa hồng, vừa chuyên”cho xã hội. 4. Khái niệm về giáo dục đạo đức. Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức từ đòi hỏi của bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của cá nhân (niềm tin, nhu cầu, thói quen). Điều đó giúp cho học sinh biết ứng xử theo chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật (biết cái gì nên làm cái gì không nên làm ). Nó là quá trình lựa chọn, đưa vào cuộc sống của học sinh, các loại quan hệ và hoạt động phù hợp tâm sinh lí nhu cầu lứa tuổi cho học sinh: là quá trình tổ chức luyện tập thường xuyên cho học sinh trong các hoạt động, hướng cho học sinh biết yêu, biết ghét, có tình cảm chân thực vận dụng vào cuộc sống thực tế của mình. 5. Giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Lệ Chi. - Đạo đức là hệ thống chuẩn mực biểu hiện đánh giá những quan hệ lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và lợi ích của xã hội. - Chuẩn mực đạo đức: là những yêu cầu do con người tự nguyện đưa ra, tự nguyện thừa nhận để có mối quan hệ với nhau, quan hệ với xã hội. Công tác giáo dục đạo đức không chỉ là thành phần quan trọng và cơ bản của giáo dục mà còn là mục đích của toàn bộ công tác giáo dục thế hệ trẻ. Không những chỉ giáo dục tri thức mà còn phải giáo dục nhân cách đạo đức. Đó chính là dự báo một nền giáo dục tương lai. Vì vậy công tác giáo dục trước tiên phải chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho người học, coi đó là căn bản cho sự phát triển nhân cách như năm điều Bác Hồ dạy. Giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Lệ Chi là rất cần thiết với bản thân tôi. Trong tình hình hiện nay ngành giáo dục đào tạo có trách nhiệm đào tạo và bồi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ đáp ứng theo yêu cầu CNH-HĐH đất nước trong giai đoạn đổi mới. Đó là những con người Việt Nam xã hội chủ 6
  5. Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS giáo dục chúng ta không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn phải kết hợp giáo dục tư tưởng, tình cảm, lòng nhân ái cho các em thông qua các bài học, các giờ thực hành, các hoạt động tập thể. CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng việc giáo dục đạo đức ở trường THCS LỆ CHI. Nằm trong thực trạng của giáo dục đào tạo cả nước, trường THCS Lệ Chi cũng đã quan tâm đến giáo dục đạo đức cho học sinh song chưa mang lại kết quả như mong muốn. Nhà trường cũng đã có nhiều buổi thảo luận về giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh Tuy vậy do yếu tố chủ quan và khách quan mang lại nên việc giáo dục đạo đức cho học sinh còn mờ nhạt, giáo điều. Việc chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh cũng nhiều khó khăn, thử thách bởi nhận thức của phụ huynh học sinh con học giỏi mới có tương lai, mới có cơ hội làm giàu mà quên đi việc giáo dục đạo đức cho con, phía thầy cô đôi khi cũng chỉ mải mê chạy theo dạy chữ mà ít gắn vào dạy người Xã hội và gia đình là môi trường giáo dục đạo đức của học sinh cũng có những vấn đề làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đạo đức của các em. Như trong gia đình khi bất hòa về kinh tế, lời nói việc làm của người lớn còn chưa gương mẫu điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lí học sinh. Thêm nữa là phương tiện thông tin đại chúng nói quá nhiều về tiêu cực mà ít nói về cái tốt gây ngộ nhận cho các em. Cùng với sức ép của thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục là những thực trạng cần được cải tiến vì nó có hại bởi vô tình thầy cô dạy cho học trò thiếu tính trung thực. 2. Nguyên nhân của thực trạng. Nguyên nhân của thực trạng thì có nhiều. Song với sáng kiến này ở cương vị là người trực tiếp làm giáo viên chủ nhiệm tôi thấy cái tồn tại lớn nhất của nhà trường là phương pháp giáo dục thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán đối với học sinh chưa ngoan. Không ít giáo viên chỉ lo dạy chữ mà lơ là chuyện dạy người. Nhiều giáo viên bộ môn cho rằng: Giáo dục đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, BGH, TPT, đội TNTP Hồ Chí Minh, hoặc giáo viên 8
  6. Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nội dung của nhà trường THCS hiện nay nói chung và trường THCS LỆ CHI nói riêng trong đó có lớp 7d do tôi chủ nhiệm . Bên cạnh những nội dung giáo dục của nhà trường đã làm được, đó là giáo dục những giá trị đạo đức như: tinh thần yêu nước, độc lập tự chủ, đoàn kết, thân ái, cần kiệm thì những đức tính như: lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, tôn sư trọng đạo, hiếu học, tình anh em, tình bạn bè, sự gắn bó với gia đình với cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức. Trước thực tế đó, tôi đã nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình, có nhiệm vụ giáo dục những giá trị đạo đức tốt đẹp đó của dân tộc cho học sinh, nhằm làm cho học sinh có đủ bản lĩnh đứng trước sự tấn công của các mặt tiêu cực trong xã hội hàng ngày diễn ra và tham gia tích cực vào việc cải tạo xã hội. Để làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở lớp 7d nói riêng và học sinh trường THCS nói chung thông qua hoạt động giáo dục đòi hỏi mỗi giáo viên không chỉ làm tốt nhiệm vụ giảng dạy, trau rồi cho học sinh những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội mà còn phải làm tốt nhiệm vụ giáo dục. Từ nhận thức đúng đắn này mà tôi và giáo viên của trường đã tự hoàn thiện mình về kiến thức cũng như kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm mang lại hiệu quả như mong muốn. 2. Các biện pháp giáo dục đạo đức cơ bản cho học sinh ở trường THCS - Để giáo dục đạo đức cho học sinh được tốt, giáo viên đã phối hợp tốt, đồng bộ các biện pháp cơ bản sau: - Không ngừng tăng cường kỉ cương trường học. - Thông qua các bộ môn văn hóa để giáo dục đạo đức. - Chú trọng đổi mới dạy học bộ môn Giáo dục công dân gắn chặt lí thuyết với thực hành. - Đẩy mạnh giáo dục đạo đức lồng vào hoạt động ngoại khóa, hoạt động Đoàn Đội. - Giáo dục đạo đức bằng gương người tốt việc tốt xung quanh các em, đặc biệt là tấm gương sáng của tất cả các thầy cô giáo trong trường. 10