Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực tự chủ và tự học trong dạy và học môn Lịch sử Lớp 9 thông qua việc khai thác tích cực kênh hình

Trong thời gian qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đề cập và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục, giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhìn chung đều khẳng định, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm chuẩn bị tốt nhất cho chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. 

          Với quan điểm đó, trong những năm qua đã dấy lên một cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học trong hệ thống giáo dục nói chung và các trường phổ thông  nói riêng. Đồng thời nhiều đợt tập huấn, hội thảo đổi mới phương pháp dạy học đã được tổ chức ở những cấp độ khác nhau, nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên. Từ đó đã có nhiều phương pháp mới đã được giáo viên ứng dụng trong việc dạy học và đã dấy lên một phong trào thi đua dạy học, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn trong đội ngũ giáo viên ở các trường học. Những hoạt động trên đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian qua.

          Với tình hình chung, đổi mới phương pháp giảng dạy của bộ môn Lịch sử cũng đã được sự quan tâm đúng mức. Nhiều phương pháp mới theo hướng phát huy những phẩm chất, năng lực, tính tích cực của học sinh đã được sử dụng, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 

doc 25 trang thuhoaiz7 20/12/2022 9420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực tự chủ và tự học trong dạy và học môn Lịch sử Lớp 9 thông qua việc khai thác tích cực kênh hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_nang_luc_tu_chu_va_tu_hoc_tro.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực tự chủ và tự học trong dạy và học môn Lịch sử Lớp 9 thông qua việc khai thác tích cực kênh hình

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS LỆ CHI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TỰ HỌC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 THÔNG QUA VIỆC KHAI THÁC TÍCH CỰC KÊNH HÌNH Lĩnh vực: Môn Lịch sử Cấp học: Trung học Cơ sở Tác giả: Lê Thị Thu Đơn vị công tác: Trường THCS Lệ chi Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2019-2020
  2. Phát huy năng lực tự chủ và tự học trong dạy và học môn Lịch sử lớp 9 thông qua việc khai thác tích cực kênh hình DANH MỤC VIẾT TẮT 1. Học sinh: Hs 2. Giáo viên: GV 3. Mục tiêu: MT 4. Công nghệ thông tin: CNTT 2/24
  3. Phát huy năng lực tự chủ và tự học trong dạy và học môn Lịch sử lớp 9 thông qua việc khai thác tích cực kênh hình Phát huy năng lực tự chủ và tự học trong dạy và học môn Lịch sử lớp 9 thông qua việc khai thác tích cực kênh hình. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài này. II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu, nhiệm vụ mà đề tài này hướng đến chính là năng lực tự chủ và tự học, khơi dậy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh, thông qua các kênh hình về các bản đồ, sơ đồ, về các nhân vật lịch sử cũng như về các sự kiện lịch sử của Việt Nam và thế giới trong sách giáo khoa Lịch sử 9, học sinh được khắc sâu và ghi nhớ những nội dung của bài học. Từ đó các em có những hiểu biết nhất định về lịch sử của nhân loại, lịch sử của thế giới, thêm yêu quý và tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc, tôn thờ và ngưỡng mộ những danh nhân thế giới nói chung và danh nhân Việt Nam nói riêng. Và trên hết là nhằm nâng cao chất lượng môn học. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tất cả học sinh lớp 9 trong những năm học vừa qua. Bên cạnh có thể áp dụng phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học cho một số môn học khác như Văn học, Địa lý, Sinh học, GDCD IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với việc: Nâng cao năng lực tự chủ và tự học qua việc khai thác, phân tích nội dung và ý nghĩa của kênh hình trong sách giáo khoa và cả những kênh hình sưu tầm bên ngoài có liên quan vào bài học Lịch sử một cách phù hợp để tăng tính hấp dẫn trong giờ học Lịch sử, góp phần phát huy năng lực tự học và tự chủ, tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử 9 và bậc trung học cơ sở. Kết hợp việc sử dụng bản đồ, lược đồ và các hình ảnh minh họa để phân tích về một nhân vật lịch sử, một trận đánh hay một sự kiện lịch sử mà giáo viên đang trình bày, gây được hứng thú, suy ngẫm cho học sinh, hướng các em đến với nội dung của bài học. Học sinh yêu thích bộ môn, hứng thú và tích cực học tập hơn, như vậy sẽ cho kết quả cao hơn. Biện pháp tuy có thể nói không mới lắm, nhưng với sự chủ động hướng dẫn của giáo viên và sự tích cực của học sinh đã đem đến một kết quả khả quan hơn trong quá trình học phát huy được năng lực tự chủ và tự học. Dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng yêu cầu người giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp trong tiết dạy thì mới giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức một cách chủ động. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng yêu cầu học sinh phải phân tích kỹ tất cả các kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử. Nếu học sinh chưa hiểu bài, chưa trình bày được lược đồ, chưa phân tích được sự kiện sẽ làm mất thời gian. Do đó yêu cầu người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm khi dạy học lịch sử. Biết đọc bản đồ, biết tường thuật trận 4/24
  4. Phát huy năng lực tự chủ và tự học trong dạy và học môn Lịch sử lớp 9 thông qua việc khai thác tích cực kênh hình B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận Bộ môn Lịch sử với những đặc trưng riêng của nó có vai trò và tác động to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. Tuy nhiên ngày nay việc học sinh không thích học cũng như tìm hiểu về lịch sử dân tộc ngày càng nhiều. Nhiều em cho rằng đây là một môn học thuộc lòng mất nhiều thời gian lại khô khan, nhàm chán. Thiếu hiểu biết lịch sử là điều vô cùng nguy hiểm khi văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam hội nhập với văn hóa và con người của nhiều dân tộc trên thế giới. Vậy tại sao học sinh lại thiếu hiểu biết và không thích học Lịch sử? Cũng có nhiều nguyên nhân. Song không thể phủ nhận nguyên nhân xuất phát từ việc dạy và học Lịch sử của chúng ta từ trước đến nay còn nặng về cung cấp kiến thức gây ra tình trạng quá tải cho học sinh. Do đặc điểm của việc nhận thức Lịch sử là không trực tiếp quan sát sự kiện, nhân vật quá khứ nên việc tạo biểu tượng là một yêu cầu quan trọng trong dạy học bộ môn. Biểu tượng lịch sử là hình ảnh chân thực của quá khứ về hiện thực quá khứ được phản ánh trong tư duy học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất. Việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, tuy nhiên nó chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Chúng ta mới chỉ quan tâm đến kênh chữ nhiều hơn mà không nhận thấy kênh hình không những là nguồn kiến thức quan trọng mà nó còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Trong các buổi bồi dưỡng thay sách giáo viên mới chỉ được giải thích về kênh chữ, nội dung, phương pháp mà chưa được bồi dưỡng cụ thể về kênh hình. Có nhiều kênh hình mới mà giáo viên chưa thật nắm rõ về xuất xứ cũng như nội dung của nó. Nhiều giáo viên còn ngại sử dụng kênh hình do sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng thì chỉ mạng tính chất minh họa cho bài giảng nên chưa phát huy được hết hiệu quả của nó. Vậy với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử, bằng thực tiễn giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng như tự nghiên cứu tài liệu, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan về việc phát huy năng lực tự chủ và tự học thông qua sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử lớp 9 ở bậc THCS. II. Thực trạng 1. Thuận lợi: Từ năm học 2019-2020, phòng Giáo dục huyện Gia Lâm đã tổ chức nhiều chuyên đề để tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội trao đổi phương pháp giảng dạy, học tập, rút kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác chuyên môn giữa các giáo viên cùng bộ môn trong toàn huyện. 6/24
  5. Phát huy năng lực tự chủ và tự học trong dạy và học môn Lịch sử lớp 9 thông qua việc khai thác tích cực kênh hình việc học Lịch sử, tìm hiểu Lịch sử, nhận thức Lịch sử đang có chiều hướng giảm sút, xuống cấp. Các kênh hình về bản đồ lịch sử, về nhân vật lịch sử với ưu thế của nó: rõ ràng, sinh động, dễ nhớ, dễ ấn tượng, dễ đi vào lòng người sẽ là một thế mạnh trong việc hỗ trợ đắc lực cho việc truyền thụ kiến thức lịch sử thông qua đó góp phần giáo dục đạo đức, lòng biết ơn đối với truyền thống tổ tiên, với các lãnh tụ, các danh nhân cũng như những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh, đã đóng góp xương máu của mình để làm rạng rỡ thêm lịch sử nước nhà cũng như lịch sử văn minh nhân loại. 2. Nội dung và cách thức thực hiện: Để đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao năng lực tự học và tự chủ trong dạy và học môn sử 9 khi khai thác kênh hình trong sách giáo khoa trong các tiết học Lịch sử nhằm phục vụ cho hoạt động dạy và học, giáo viên nên yêu cầu học sinh quan sát và tìm hểu thông tin liên quan đến kênh hình của bài học mới ở nhà. Đồng thời phải có kế hoạch cụ thể công việc của thầy và trò trong quá trình làm việc trên lớp. Trước hết để khai thác tốt kênh hình trong SGK phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn lịch sử, bằng những kinh nghiệm thực tế, tôi xin trình bày một số kĩ năng cơ bản sau: Trước tiên, tôi thống nhất các bước cụ thể và hướng dẫn học sinh khi khai thác nội dung kênh hình trong sách giáo khoa (bản đồ - lược đồ, tranh ảnh ): Giúp học sinh có thể chủ động chuẩn bị tìm hiểu nội dung trước ở nhà: ( *) Khai thác nội dung lược đồ (bản đồ): - Bước 1: Học sinh quan sát lược đồ (chú ý quan sát cả nội dung, ranh giới và các kí hiệu của lược đồ) - Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề và gợi ý học sinh tìm hiểu nội dung lược đồ . - Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung lược đồ . - Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh nội dung lược đồ (gắn liền với nội dung bài học ). ( Thông thường trước khi tìm hiểu bài học mới có bản đồ minh hoạ giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu hoặc vẽ chuẩn bị trước.) (*) Khai thác nội dung tranh ảnh : - Bước 1: Học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác. - Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi, nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh . - Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh. - Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh, cung cấp kiến thức cho học sinh . Các bước khai thác nội dung kênh hình trong SGK trên đây nếu được thực hiện đều đặn trong các tiết dạy sẽ phát huy rất hiệu quả năng lực tự chủ và tự 8/24
  6. Phát huy năng lực tự chủ và tự học trong dạy và học môn Lịch sử lớp 9 thông qua việc khai thác tích cực kênh hình không chỉ có giá trị cung cấp kiến thức, mà kênh hình còn có giá trị rất lớn trong việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm cho các em học sinh. (*) Ví dụ: (Bài 5: III. Từ “ASEAN 6” Phát triển thành “ASEAN 10”) Hình 11. Hội nghị cấp cao ASEAN VI họp tại Hà Nội Ở phần 3.1 (khai thác kênh hình vào thời điểm nào?), chúng ta đưa ra phương án: Khai thác hình 11 ngay từ đầu mục III . Giáo viên cho học sinh quan sát hình 11 và hướng dẫn các em khai thác: Hỏi: Các em nhận biết gì từ hình 11? Các em trả lời được ngay: Đây là hội nghị cấp cao ASEAN VI họp tại Hà Nội. Như thế chưa đủ, ta hướng học sinh khai thác vào trung tâm của bức ảnh: 9 nguyên thủ của 9 Quốc gia Đông Nam Á, với gương mặt rạng rỡ nụ cười, đang nắm chặt tay trong tay 9 nguyên thủ - 9 quốc gia đang kết thành một khối vững vàng tiến tới đây chính là hội nghị cấp cao ASEAN VI họp tại Hà Nội, ngày 15,16/12/1998 -> một mốc lịch sử đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của tổ chức ASEAN. => Từ việc khai thác một kênh hình cụ thể sẽ rèn cho học sinh năng lực tự học rất cao. Kích thích sự tìm tòi, lòng say mê đối với môn học, học sinh sẽ dễ dàng ghi nhớ được những kiến thức trọng tâm của bài mới. => Từ việc khai thác kênh hình tích cực giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh kết hợp vơi nội dung của kênh chữ, để tiết dạy vừa hiệu quả, nhẹ nhàng phát huy được những năng lực và phẩm chất của học sinh. 10/24